Trung Quốc vận hành thí điểm cửa hàng không người bán
Ngày đăng: 06/09/17
Bên cạnh các cửa hàng truyền thống, sẽ xuất hiện các cửa hàng không người bán tồn tại trong tương lai, các khách hàng sẽ không cần đến tiền mặt, hóa đơn trên giấy mà chỉ cần sử dụng điện thoại thông minh và ví điện tử để thanh toán. Mô hình này đã xuất hiện tại Trung Quốc.
BingoBox, cửa hàng tiện lợi sử dụng công nghệ cao đã xuất hiện ở hai thành phố lớn ở Trung Quốc là Bắc Kinh và Thượng Hải. Cửa hàng tiện lợi phục vụ bia, mỳ cùng với đồ ăn vặt, bên trong có lò vi sóng, ổ sạc điện thoại, tủ đông và máy làm sữa đậu nành, nhưng không có nhân viên phục vụ. Cửa hàng tiện lợi này được đầu tư bởi WeChat, không cần đến nhân viên bán hàng hay mang theo tiền mặt, khách hàng chỉ việc scan QR codes để vào và chọn lựa sản phẩm, sau đó thanh toán bằng cách sử dụng ví WeChat trong điện thoại. Bộ cảm biến trên kệ sẽ phát hiện các mặt hàng bị lấy đi. Khi một vật dụng không còn, nó sẽ liên kết với ID độc nhất của người mua trong ứng dụng smartphone để ngăn chặn hành vi trộm cắp.
Tại Trung Quốc, chính quyền cũng yêu cầu sử dụng “tên thật” để đăng ký khi sử dụng phương tiện truyền thông xã hội nhằm ngừa gian lận, đồng thời chống thu thập dữ liệu giá trị của người dùng. Sau khi khách mua hoàn tất việc thanh toán, những thông tin thu thập được tại cửa cũng sẽ tự động xóa đi. Bingobox, sản phẩm trí tuệ của tập đoàn Wheelys Thụy Điển, hiện đang hoạt động tại các cửa hàng không nhân viên tại Trung Quốc, cùng với hàng trăm dự án đang được lên kế hoạch.
BingoBox không phải là cửa hàng không có nhân viên đầu tiên tại Trung Quốc. Đầu tháng này, Alibaba tung ra Tao Café ở Hàng Châu thuộc tỉnh Chiết Giang, thu hút rất đông khách hàng trải nghiệm. Để mua hàng, người mua sắm chỉ cần sử dụng điện thoại thông minh với ứng dụng thương mại điện tử Taobao của Alibaba. Cafef sử dụng các hệ thống nhận dạng khuôn mặt và giọng nói để theo dõi việc mua hàng, hệ thống có thể tự động tạo hóa đơn ngay khi khách hàng đi qua cổng có gắn công nghệ sinh trắc học.
Sự gia tăng nhanh chóng của các cửa hàng tiện lợi tại Trung Quốc phát triển nhờ việc sử dụng thanh toán rộng rãi trên di động, năm 2016 con số thanh toán bằng di động ở Trung Quốc cao hơn 50 lần so với ở Mỹ. Một báo cáo gần đây của UN’s Better Than Cash Alliance cho hay, người tiêu dùng Trung Quốc đã xử lý tổng cộng 3 nghìn tỷ USD giao dịch thông qua thanh toán của Alipay và WeChat. Người dân Trung Quốc đã sử dụng điện thoại thông minh của họ để trả tiền cho mọi thứ: tiền thuê nhà, mua hàng tạp hoá, hiến tặng cho tổ chức từ thiện, ngay cả boa cho xe bus.
Tuy nhiên việc xuất hiện của các cửa hàng không nhân viên đồng thời cũng xuất hiện nhiều câu hỏi về việc không có sự tương tác của con người khi mua sắm sẽ thế nào.
Ở Mỹ, cửa hàng Amazon Go tại Seattle, Washington cũng sử dụng ứng dụng thanh toán trực tuyến, ra mắt trong năm 2017 đã phải sự cố khi có quá nhiều người trong cửa hàng cùng một lúc. Zara cũng đã giới thiệu các trạm tự thanh toán tại Madrid, tuy nhiên vẫn đang trong giai đoạn thử nghiệm.
Song song đó, Gucci và Louis Vuitton cũng vừa ra mắt hình thức bán hàng trực tuyến tại Trung Quốc để mở rộng đối tượng khách hàng ngụ tại các thành phố nhỏ, họ có thể mua sắm các mặt hàng xa xỉ của thương hiệu thông qua website và thanh toán bằng Alipay hay WeChat. Sự mở rộng thị trường của hai thương hiệu xa xỉ trên được đánh giá là đúng lúc khi theo Euromonitor International thống kê, doanh số bán hàng trực tuyến hiện chiếm gần một phần năm tổng chi tiêu bán lẻ ở Trung Quốc, và dự kiến nước này sẽ vượt qua Hoa Kỳ về doanh số mua sắm hàng hóa xa xỉ trong 4 năm tới.
Thực hiện: Kiri
Theo BOF