Sinh viên thời trang: Muốn tiếp cận “bền vững”, nên bắt đầu từ đâu?
Ngày đăng: 24/08/21
Phát triển theo hướng bền vững không chỉ là nhu cầu thiết yếu của các doanh nghiệp thời trang, mà nó còn là vấn đề mà các sinh viên thời trang – các nhà thiết kế/ người làm thời trang tương lai – cần phải quan tâm và nhận thức.
Có nhiều ngộ nhận về tính bền vững, ngộ nhận lớn nhất có lẽ là “muốn thực hành bền vững trong một doanh nghiệp thời trang cần phải có rất nhiều tiền”. Thật vậy chăng? Trong bài viết sau đây, được mang đến bởi FACE – The Fashion Design Academy, chia sẻ cho các bạn những “bí quyết” nhỏ giúp thực hành bền vững dành cho sinh viên thời trang Việt Nam ngay từ bây giờ. Đây là những cách vừa giúp các bạn tiết kiệm chi phí học tập, vừa giúp hạn chế lãng phí tài nguyên môi trường tự nhiên đồng thời có được cho mình những sản phẩm phát huy tính sáng tạo.
1. Tận dụng vải vụn, vải tồn kho
Với sự phát triển của công nghệ, chúng ta hiện nay có những loại chất liệu bền vững như vải dứa, vải sợi chuối, vải sen… Tuy nhiên, với sinh viên thời trang, tương đối khó khăn trong việc tiếp cận các chất liệu thời trang có giá thành cao. Thay vào đó, các bạn có thể tận dụng chất liệu tồn kho, vải vụn như rất nhiều nhà thiết kế và cả những ngôi nhà thời trang lớn đang làm hiện nay.
Với sinh viên thời trang, cần nhiều vải để thực hành cho đồ án. Nếu không đủ chi phí để mua vải cao cấp, bạn có thể tìm đến vải ký, vải tồn ở các chợ đầu mối để tiết kiệm hơn trong quá trình thực hành.
Chúng ta có thể học Dòng Dòng, một thương hiệu thời trang bền vững mới toanh tại Việt Nam với việc sử dụng nguyên liệu là bạc cũ đã qua sử dụng, để sản xuất thành balo, túi xách. Việc sử dụng bạc cũ đã giúp giảm giảm thiểu rác thải ra môi trường.
2. Áp dụng kỹ thuật zero-waste, patchwork, recycled…
Ở FACE – The Fashion Design Academy Sài Gòn hay Hà Nội, chúng mình đều có một thùng để đựng vải thừa của các bạn học viên. Nguồn vải thừa đó được tận dụng để thực hành các đường may sau giờ học, hay dùng để may các loại vật dụng be bé hơn quai xách bình nước, đồ lót ly, khăn lau…
Các bạn học viên cũng được truyền thụ kiến thức về kỹ thuật zero-waste, là loại kỹ thuật tạo rập sao cho tận dụng hết một miếng vải mà không để thừa, nhằm hạn chế lãng phí tài nguyên, được hướng dẫn bởi Thạc sĩ Elena Ewst. Cô Elena là người đã có hơn 30 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực này.
Kỹ thuật này hiện cũng đã được các thương hiệu như Môi Điên, TimTay… áp dụng vào sản phẩm của thương hiệu mình. Bạn cũng có thể nghiên cứu các kỹ thuật xử lý chất liệu như patchwork để tận dụng các chất liệu thừa hoặc tái chế những món quần áo cũ không sử dụng nữa thành một món đồ mới toanh có công năng khác.
3. Nghe chia sẻ kinh nghiệm, học hỏi từ các anh/chị đi trước
Ngày nay, tại Việt Nam, nhiều chuyên gia khởi nghiệp thời trang bền vững không ngần ngại chia sẻ những kinh nghiệm của mình đến thế hệ sau. Những kinh nghiệm quý báu của họ sẽ giúp các bạn giảm bớt khó khăn trên hành trình tiệm cận bền vững.
Chị Vũ Thảo, nhà sáng lập thương hiệu Kilomet 109: “Nếu bạn thấy ngợp với sức ép của bền vững quá thì có thể bắt đầu với những thay đổi nho nhỏ như là sử dụng đóng gói, phụ kiện may mặc tái chế, thân thiện với môi sinh. Dùng năng lượng tái tạo để vận hành máy móc. Thiết kế và gia công sản phẩm có tính ứng dụng hơn, có tuổi thọ lâu dài hơn… Mọi thay đổi dù nhỏ đều có những giá trị nhất định. Bạn nghĩ mà xem nếu tất cả mỗi chúng ta đều thay đổi một chút thôi là đã có hàng triệu thay đổi khác nhau!”
Hoàng Anh – Co-founder TimTay cũng đưa ra nhận định về tiềm năng của thời trang bền vững tại Việt Nam sắp tới: “Khái niệm “thời trang bền vững” đang là xu hướng trên toàn thế giới và mình nghĩ chắc chắn đây sẽ là hướng đi của rất nhiều bạn xây dựng thương hiệu thời trang sắp tới. Đối với mình, thời trang bền vững là cam kết trách nhiệm của doanh nghiệp dành cho cộng đồng, cho xã hội sau những hệ luỵ mà ngành thời trang đã gây ra chứ không chỉ là một trào lưu hay xu hướng. Các bạn trẻ cần tìm hiểu cặn kẽ và đúng đắn về khái niệm này trước khi bắt tay xây dựng một thương hiệu thời trang bền vững.”
4. Tôn trọng giá trị lao động và sáng tạo
Một trong những vấn đề lớn của ngành thời trang, đó là việc bóc lột công sức lao động của công nhân. 2020, COVID-19 và suy thoái kinh tế để lại những tổn hại nặng nề đối với những nhân công ở các quốc gia nghèo. Nhân công lao động, họ luôn là đối tượng được trả lương thấp và không được hưởng những phúc lợi xã hội nhất định. Ví dụ một chiếc áo có thể được bán với giá vài triệu đồng, nhưng người lao động chỉ có thể hưởng năm đến bảy triệu đồng tiền lương mỗi tháng để trang trải các chi phí tối thiểu.
Ngay cả trong thời trang cao cấp với những sản phẩm có giá hàng ngàn USD, thì những nghệ nhân thực hiện chưa hẳn có mức thu nhập xứng đáng. Vì thế, việc tôn trọng tay nghề thủ công, giá trị lao động của công nhân cũng là điều mà các sinh viên thời trang cần quan tâm và nỗ lực thay đổi trong tương lai để cho ngành thời trang có thể bền vững hơn.
FACE – The Fashion Design Academy – không gian giảng dạy kỹ thuật và kiến thức thời trang, thành lập từ năm 2011, thường xuyên khai giảng các khóa học Thiết kế thời trang dài hạn và ngắn hạn.
FACE hiện đang tuyển sinh khoá học Thiết kế thời trang dài hạn Fashion Design Full Course 1 năm và các khoá online ngắn hạn.
FACE – The Fashion Design Academy
TP.HCM: 213A, Nam Kì Khởi Nghĩa, Q.3
Hà Nội: Nhà 3, Ngõ 20, đường Tây Hồ, Quảng An
www.facefashiondesignacademy.com
Hotline: Hà Nội: 0929 653 592 – Ms Hoàng Yến
Saigon: 0908 390 305 – Ms Chúc Bùi