Từ Kenzo đến Gucci, các nhãn hàng xa xỉ đã dần bị thu hút bởi vũ trụ metaverse
Ngày đăng: 22/02/22
Dạo gần đây, hiếm có tuần nào trôi qua mà không có ít nhất một, thậm chí là nhiều nhãn hàng xa xỉ công bố đầu tư vào “thế giới ảo”.
Các nhãn hàng liên tục cố gắng để “vượt mặt” nhau trong cuộc chiến sở hữu thị phần của những project gốc: Philipp Plein gần đây đã chi gần 1,2 triệu euro để mua một miếng đất lớn trên bất động sản ảo Decentraland trong metaverse, trong khi Gucci đã mua không gian số trên trang video-gaming của Hong Kong – The Sandbox, nơi mà đang lên kế hoạch để mang đến “trải nghiệm bước vào thế giới ảo”.
Louis Vuitton, Balenciaga và Gucci đã mở đường cho cuộc chơi thú vị này bằng cách số hoá những thiết kế cho trang phục của các nhân vật trong video game, và một lượng lớn nhà mốt xa xỉ đã tiếp nối bước đi này. Gần đây nhất là Prada: mới tuần trước, dòng đồ thể thao của hãng là Linea Rossa đã ra mặt một series những outfit và trang bị ảo (từ đồ trượt tuyết đến xe đạp fatbikes) trên trò chơi điện tử chủ đề thể thao hạng nặng Riders Republic, nơi đồng thời tổ chức sự kiện đa người chơi “Prada Beyond the Line”.
Trong 1 năm vừa qua, các nhãn hàng đã dần nắm bắt được độ “hot” điên đảo của NFTs – Non-fungible token (tài sản không thể thay thế), được chính nhận là độc nhất, không thể trao đổi ở các khía cạnh ảo bằng công nghệ blockchain. NFT như một phiên bản anh em của các chứng nhận tính xác thực, nó không thể làm giả và sẽ giúp các thương hiệu có thể tạo ra những người mẫu ảo độc nhất vô nhị, một số còn tương xứng với các phiên bản gốc. Mặc dù vậy, sự tồn tại của NFT cũng không thể khiến các cá nhân hay doanh nghiệp dừng lại việc sao chép lại các thiết kế của những thương hiệu nổi tiếng trên thị trường ảo, như túi xách Hermes và giày Nike, và bán chúng trên mạng.
Mặc dù vậy, các nhãn hàng xa xỉ vẫn gia nhập thị trường số với sự thích thú nhất định. Cuối năm 2021, Dolce & Gabbana, AZ Factory và Givenchy kết hợp với graphic designer Chito đã xây dựng các NFT riêng, theo sau là Balmain kết hợp với Barbie. Trong tháng 1 năm 2022, Prada đã ra mắt một collective project để tạo ra NFT nghệ thuật cùng Adidas. Gần đây hơn là Kenzo. Tương tự như capsule collection đầu tiên được thiết kế bởi Giám đốc sáng tạo mới của hãng – Nigo, Kenzo đã làm ra 100 NFT được truyền cảm hứng bởi bông hoa “boke” Nhật Bản. Những NFT này sẽ được tặng cho khách hàng đã sở hữu những item thực tế của bộ sưu tập và đăng kí thông tin trên trang chủ của Kenzo, thông qua một hệ thống xổ số. Những người may mắn chiến thắng cũng sẽ được truy cập vào những nội dung độc quyền trong “thế giới của Kenzo”.
Ambush, thương hiệu Nhật Bản của nhà thiết kế người Hàn-Mỹ Yoon Ahn, sắp sửa có màn trình diễn ở Milan, cũng đang chuẩn bị ra mắt phần trình diễn trên thế giới ảo. Từ 14 tháng 2, Ambush sẽ mở bán online collection “Reboot” bao gồm 2200 NFT được sản xuất thành series nhẫn định dạng 3D, lấy cảm hứng từ thiết kế “Pow!” đặc trưng của hãng. Thiết kế này giống với motif làm nên sự thành công của Yoon Ahn những năm 2000s, khi cô bắt đầu sự nghiệp thời trang bằng việc thiết kế trang sức.
Giống như Kenzo, những chủ sở hữu của Ambush NFTs sẽ được hưởng những lợi ích như “lượt truy cập đặc quyền trong các event trực tuyến, quà và các deal đặc biệt.” Ambush cũng tham gia ứng dụng Discord và dựng một server riêng. Trong buổi ra mắt báo chí, thương hiệu nhấn mạnh rằng mình muốn “tạo ra một cộng đồng metaverse mới và đồng thời một không gian ảo để giao lưu, gặp gỡ giữa các fan của thương hiệu.” Ambush NFTs không chỉ là những token ảo mà còn là “thẻ thành viên” cho cộng đồng số này.
Vào đầu tháng 2, Gucci đã đồng kết hợp với thương hiệu đồ chơi nghệ thuật Superplastic của Mỹ và ra mắt thành công SuperGucci, một series NFT được bán trên Vault – một trang được sở hữu riêng bởi thương hiệu Kering. SuperGucci sẽ được đồng nhất với các đồ chơi figure làm bằng chất liệu sứ. Nhân dịp này, Gucci sẽ chuyển đổi Vault thành một cửa hàng e-concept, từ tập trung bán các sản phẩm vintage second-hand thành một khu trải nghiệm số.
Giám đốc sáng tạo của nhãn hàng – Alessandro Michele đã định nghĩa Vault, mới đây đã mở một tài khoản Instagram riêng, là “một không gian nơi mà quá khứ, hiện tại và tương lai cùng tồn tại qua sức mạnh của trí tưởng tượng.” Gần đây, lần nữa thông qua Vault, Gucci đã tham gia Discord và thiết lập server Gucci Vault Discord, đồng thời thông báo trên mạng xã hội rằng thương hiệu đã mua lại một vùng đất ảo trên The Sandbox, một lần nữa dưới quyền của Vault. Gucci rõ ràng đang thử nghiệm rất nhiều để nỗ lực mở rộng “địa bàn”, trở thành người khám phá đầu tiên ở tất cả những khả năng mà vũ trụ metaverse đem lại cho thời trang.
Những nhà mốt xa xỉ các cũng rất tích cực hoạt động. OTB, công ty sở hữu Jil Sander, Maison Margiela và Marni, đã tạo ra BVX (Brave Virtual Xperience), một công ty với mục tiêu chủ chốt là tập trung xây dựng một metaverse mới. Balenciaga đã công bố mục tiêu hướng tới tạo lập một khu vực ảo riêng của hãng.
Những thông tin trên đã chứng tỏ rằng, cuộc chơi metaverse đã dần trở nên kịch tính, ít nhất là đối với các thương hiệu thời trang.
Thực hiện: Lexi Hoang
Theo Fashion Network