Sức khỏe tinh thần nên được đặt ở đâu trong hành trình theo đuổi đam mê thời trang?
Ngày đăng: 07/12/22
Sức khỏe tinh thần nên được ưu tiên hàng đầu trong lĩnh vực thời trang. Để tránh tình trạng kiệt sức và theo đuổi đam mê một cách bền vững, người trẻ cần học cách để làm việc hiệu quả hơn trong môi trường làm việc đổi mới không ngừng.
Ngành thời trang tập trung vào vẻ đẹp và kiến tạo những giấc mơ diệu kỳ. Nhưng điều gì đang diễn ra sau khi ánh đèn sân khấu dần tắt? Những nhà thiết kế (NTK), những người mẫu, những influencers được cho là gặp phải những vấn đề về sức khỏe tinh thân từ trầm cảm, lo âu cho tới các chứng rối loạn ăn uống.
Những người làm thời trang kiệt sức
Vào năm 2010, cả giới thời trang rúng động trước sự ra đi của NTK trẻ tài năng Lee Alexander McQueen. Đó là một vụ tự sát mà công chúng đã nhìn thấy trước hậu quả do tình trạng kiệt sức kéo dài, trầm cảm cấp tính của McQueen một thời gian trước đó.
Những căng thẳng, kiệt sức và những vấn đề về sức khỏe tinh thần khác trong giới thời trang không còn quá xa lạ. Nó từng xảy đến với các NTK khác. Yves Saint Laurent từng trải cơn khủng hoảng tinh thần thậm chí phải nhập viện vào năm 1990 sau những cơn kiệt sức, mệt mỏi tinh thần.
John Galliano, NTK người Tây Ban Nha cũng từng chia sẻ về tình trạng sức khỏe tinh thần của mình trong một bài phỏng vấn trên Vanity Fair “Tôi có những tiếng nói trong đầu, hỏi tôi rất nhiều câu hỏi. Tôi đã sợ sẽ phải từ chối, tôi nghĩ từ chối là biểu hiện của yếu đuối … và tôi có thể kết thúc trong nhà thương điên, hoặc chết”.
Sự rời khỏi Dior của Raf Simons tại Dior vào năm 2015 cũng được cho là kết quả của những ngày làm việc với cường độ căng thẳng. Kiệt sức kéo dài, trầm cảm và các căn bệnh về tinh thần của những người làm thời trang vốn là một góc khuất mà không phải ai cũng muốn thẳng thắn thừa nhận.
Ngành công nghiệp không nghỉ và văn hoá bận rộn
Cố thiết kế thời trang Karl Lagerfeld từng đưa ra nhận định “Thời trang là bộ môn thể thao, bạn phải chạy” ám chỉ về guồng quay siêu nhanh của ngành thời trang. Văn hoá bận rộn là một đặc trưng của ngành thời trang.
Renzo Rosso, chủ tịch của tập đoàn thời trang ý OTB từng nói trên WWD “Ngành thời trang bây giờ chỉ đầy rẫy những người làm mạng xã hội, làm những thứ điên khùng để người ta nói về nó.” Dường như ngành thời trang khác với ngành khác lại thích đánh bóng yếu tố “bận rộn” lên trên tất cả và biến nó thành một điều gì đó rất “ngầu”.
Những influencer đưa tin hàng ngày về những chuyến du lịch kèm theo sản phẩm của nhãn hàng gần như hàng ngày, những câu viết về sắc đẹp và thời trang thì đăng tin những chiếc video mở quà của các thương hiệu, những bữa tiệc tối được mời riêng bởi các nhãn hàng.
Các nhà thiết kế thì “bận rộn” với khả năng tung hứng giữa thương hiệu cá nhân của mình với các thương hiệu xa xỉ. Virgil Abloh là ví dụ điển hình của một nhà thiết kế bận rộn khi cùng là giám đốc sáng tạo cho Louis Vuitton menswear, NTK của Off-white và đồng thời cũng có rất nhiều bạn hợp tác khủng khác.
Khách hàng cũng bận rộn hơn. Họ ngày càng có nhu cầu sở hữu sản phẩm nhanh hơn, sớm hơn, thậm chí ngay lập tức. Đáp ứng sự hài lòng khách hàng ngay lập tức. Giờ đây khách hàng thích “See-now, Buy-now, Wear-now”. NTK Michael Kors chia sẻ trên WWD “Nếu bạn mua một món đồ vào chiều thứ Sáu, bạn muốn mặc nó ngay buổi tối thứ Sáu. Tôi cảm thấy rằng mọi người bây giờ muốn hài lòng ngay lập tức và chúng ta có lẽ đang có xu hướng vận chuyển đồ nhanh hơn, quảng cáo chúng quá sớm.”
Những bộ sưu tập thì ngày càng được ra mắt với thời gian ngắn hơn và thường xuyên hơn. Kéo theo đó là cường độ làm việc dày đặc, nhiều giờ làm hơn với mức lương chưa tương xứng. Mặt khác các nhà sáng tạo cũng phải thường xuyên sản xuất nội dung sáng tạo liên tục trong một thị trường rất cạnh tranh, những cường độ làm việc trên mạng xã hội không ngắt kết nối cũng đang lan rộng trong lĩnh vực này. Tất cả đã đã tạo nên những áp lực tinh thần không hề nhỏ lên những người lao động trong lĩnh vực này.
Những áp lực đến từ những cá nhân
Ngay cả bản thân chính những người làm sáng tạo cũng tự tạo cho mình những áp lực nặng nề.
Thiết kế thời trang được coi là một tài năng nghệ thuật đặc biệt. Sự khéo léo, tỉ mẩn và những điều kỳ diệu của lĩnh vực này vốn luôn thu hút những con người sáng tạo và sống hết mình vì đam mê.
Những người làm sáng tạo thường là những người có xu hướng hướng nội, đặc tính nhạy cảm và cô đơn. Hiếm khi nào có những nhà sáng tạo không có khoảng thời tự cô lập bản thân để chìm đắm trong thế giới tưởng tượng của riêng mình và tập trung vào sáng tạo, công việc chuyên môn.
Những người làm sáng tạo thường là những người có xu hướng hướng nội, đặc tính nhạy cảm và cô đơn. Hiếm khi nào có những nhà sáng tạo không có khoảng thời tự cô lập bản thân để chìm đắm trong thế giới tưởng tượng của riêng mình và tập trung vào sáng tạo, công việc chuyên môn. Họ có thể cô đơn ngay cả khi đang ở trong một đám đông bận rộn. Marc Jacob đã từng chia sẻ “Tôi đã phải chạy quanh các người mẫu, stylist các nhân vật thời trang với một chai rượu trong tay, lúc đó tôi thấy mình thật đơn độc.”
Sự đam mê tột cùng và áp lực phải sáng tạo đỉnh cao có thể dẫn tới sự mất cân bằng trong cuộc sống. Ngành công nghiệp thời trang vốn khắc nghiệt, có rất nhiều người bị hấp dẫn bởi vẻ đẹp của nó nhưng số người thành công và trụ vững thì rất ít. Thước đo tài năng của các nhà thiết kế được đo bằng những bộ sưu tập và dấu ấn mà nó để lại, hơn nữa lại phải đẩy tần suất xuất hiện lên một tầm cao mới. Bộ sưu tập sau lại áp lực hơn bộ sưu tập trước.
Thước đo tài năng của các nhà thiết kế được đo bằng những bộ sưu tập và dấu ấn mà nó để lại, hơn nữa lại phải đẩy tần suất xuất hiện lên một tầm cao mới. Bộ sưu tập sau lại áp lực hơn bộ sưu tập trước.
Những tác phẩm thời trang thực thụ sẽ luôn gắn liền với giá trị và bản tính của NTK , đó là con người của họ. Bản thân những NTK cũng mong manh, nhạy cảm, phần nhiều trong số đó là người chỉ làm chuyên môn (ít ai vừa là NTK và vừa là một nhà điều hành kinh doanh giỏi). Khi đã đem hết những phần “mong manh” của bản thân đó ra thế giới, họ ít nhiều sẽ bị ảnh hưởng về tinh thần trước công chúng. Nếu không có sự chuẩn bị, kỹ năng để phòng bị ngay từ khi bắt đầu, sức khỏe tinh thần có thể trở thành một vấn đề tương lai.
Đưới đây là vài cách để giảm căng thẳng cho nhân sự ngành thời trang.
1.Thay đổi tư duy về sự bận rộn
Sự bận rộn là một con dao hai lưỡi. Nếu không biết cân bằng sẽ dẫn tới burnt-out (kiệt sức) và đến lúc đó năng suất làm việc sẽ bị ảnh hưởng. Tình trạng các NTK rời khởi thương hiệu là một dự báo cho thấy giới hạn của các NTK khi không thể cáng đáng một lúc quá nhiều công việc nữa.
Sống với đam mê và bận rộn với giấc mơ thời trang là một điều đáng khích lệ nhưng bạn đừng để bị “lạc đường” trên hành trình đó. Hãy “bận rộn” hơn với những điều quan trọng khác. Đa dạng các công việc cũng là một cách và dành thời gian cho bản thân, nghỉ ngơi một cách hợp lý sẽ là cách bạn giữ năng lượng đường dài và phát triển bền vững hơn. Bill Gates, một tỷ phú luôn bận rộn nhưng vẫn dành thời gian cam kết cho các hoạt động thiện nguyện một cách thường xuyên khiến ông cảm thấy cân bằng hơn. Trong một bài phỏng vấn, ông đã cho rằng công việc bận rộn của ông không khiến ông cảm thấy mệt mỏi vì nó có sự đa dạng và khiến ông năng động hơn.
2. Đặt giới hạn cho công việc và cuộc sống cá nhân
Đặt ra các giới hạn là lời khuyên của các nhà trị liệu tâm lý vẫn thường khuyên những ai đang gặp áp lực, căng thẳng công việc – cuộc sống.
Giới hạn thời gian bạn làm việc. Giới hạn thời gian giao tiếp xã hội và luôn ưu tiên thời gian cho cá nhân sẽ giúp tâm trí bạn cảm thấy dễ thở hơn. Học được cách nói “không” với những điều không quan trọng trong cuộc sống, và dành nhiều thời gian hơn cho việc thật sự ý nghĩa với bản thân bạn.
Trong thời trang, đó có thể nghĩa là thường xuyên rời xa mạng xã hội, học cách chỉ tắt những chiếc điện thoại đi thường xuyên hơn và thật sự nhìn vào mắt những người bạn trong một bữa tiệc ấm cúng chỉ có những người bạn tri kỷ.
3. Học các “xả” cảm xúc một cách lành mạnh
Lời cuối cùng, có rất nhiều nguyên nhân dẫn tới căng thẳng tại nơi làm việc. Biết được những nhân tố kích thích sự căng thẳng, nhận biết khi nó đang xảy ra và biết cách xử lý càng sớm càng tốt.
Mặc dù lời khuyên hãy tránh xa căng thẳng với những người đang căng thẳng cao độ cũng giống như đi khuyên những người hút thuốc rằng thuốc lá rất độc hại vậy. Nhưng việc nhận thức được cơn căng thẳng đang ập đến có thể giúp cho họ giảm thiểu tác hại của căng thẳng một cách từ từ.
Bước tiếp theo cũng rất quan trọng, bạn cần xả được cơn bùng nổ cảm xúc của bản thân. Xả ra “cảm giác đang bị mắc kẹt” ở bên trong bạn và học cách kiểm soát được cảm xúc. Kỹ năng này hoàn toàn có thể thành thạo qua nhiều năm tháng luyện tập. Đã có những người vốn nóng tính, giận dữ và khó kiểm soát căng thẳng nhưng thông qua tu thân, xây dựng những thói quen lành mạnh đã dần dần kiểm soát được sự cân bằng của cảm xúc.
Dưới đây là mẹo xây dựng các thói quen lành mạnh để nuôi dưỡng sức khỏe tinh thần:
- Hợp tác làm việc với đồng nghiệp thay vì giải quyết vấn đề một mình
- Chia sẻ cảm xúc nhiều hơn
- Giao tiếp với đồng nghiệp thường xuyên
- Ngủ đủ giấc và nghỉ ngơi hợp lý khi cảm thấy cơ thể mệt mỏi
- Thường xuyên luyện tập thể dục, ngồi thiền
- Tạo thói quen dành thời gian tĩnh lặng cho bản thân và ngắt kết nối với xã hội
Tuy nhiên những người làm thời trang cần cân đối tình hình thực tế và giải quyết căng thẳng ngay khi xuất hiện các dấu hiệu. Tìm kiếm một người bạn, một nhà trị liệu hay một bác sỹ tin cậy. Bên cạnh cũng có thể cân nhắc lựa chọn một môi trường làm việc tôn trọng giá trị sức khỏe tinh thần của người lao động hơn là cố gắng chịu đựng.
Thực hiện: Thu Hương