Có phải vóc dáng “mình hạc xương mai” đang trở lại?
Ngày đăng: 05/01/23
Từ những người nổi tiếng đang cố gắng ăn kiêng đến sự trở lại của thời trang Y2K, có vẻ như làng thời trang đang dần đón nhận định kiến cũ ‘gầy là tốt’, đánh dấu sự kết thúc của kỷ nguyên tôn vinh những thân hình quá khổ.
Sẽ là không công bằng nếu đổ lỗi về sự thay đổi trong cách đánh giá vóc dáng của xã hội cho chế độ ăn kiêng của một số người nổi tiếng và quá trình giảm cân của Kardashian chỉ là một trong các yếu tố. Gần đây hơn là sự trở lại của thời trang Y2K, một phong cách đồng nghĩa với quần jean cạp trễ và độ mỏng. Càng có nhiều người khao khát chuyển từ cặp đùi săn chắc, đường cong đồng hồ cát và thời đại BBL – thời kỳ mà phẫu thuật thẩm mỹ được sử dụng để tạo ra đường cong cơ thể như ý muốn – thành vóc dáng mảnh mai. Chuyện này đã xảy ra rất lâu trước khi Kardashian bước trên thảm đỏ với chiếc váy ôm lấy thân hình mơ ước của cô ấy.
“Từ Hollywood đến sàn diễn của Tuần lễ thời trang New York, chúng ta đang dần được chứng kiến xu hướng hiện nay là vóc dáng mảnh mai.”
Fashion Spot đã tiến hành làm một báo cáo theo mùa về sự đa dạng vóc dáng tại các buổi trình diễn và nhận thấy rằng kể từ mùa xuân năm 2016, số lượng người mẫu ngoại cỡ đã tăng đều đặn, đạt đỉnh điểm vào mùa xuân năm 2020 với 68 người mẫu ngoại cỡ xuất hiện trong các buổi trình diễn (chiếm khoảng 5% tổng số người được chọn). Phân tích mùa xuân năm 2023 vẫn chưa được công bố. Tuy nhiên, chắc chắn người ta đã cảm nhận được những người mẫu ngoại cỡ vẫn chưa được trọng dụng và số lượng chỉ tăng lên nếu chỉ khi đến các tuần lễ thời trang ở châu Âu.
Trong thập kỷ qua, rất nhiều nhà mốt đã mở rộng số đo cho các thiết kế của mình (ví dụ như thương hiệu Abercrombie là một sự khác biệt rõ rệt khi họ tiếp nhận những khách hàng ngoại cỡ vào năm 2006) cho đến việc áp dụng “Health at Every Size” một cách rộng rãi hơn (phong trào nhằm loại bỏ cân nặng của bệnh nhân trong bối cảnh y tế). Đặc biệt là các danh hiệu thần tượng thời trang được trao cho những người nổi tiếng ngoại cỡ (Lizzo, Aidy Bryant và Jennifer Coolidge).
“Thật không hài lòng khi nói rằng chúng tôi (những người có thân hình ngoại cỡ) phải tự mình nỗ lực nhiều hơn, đó là điều chúng tôi sẽ phải làm vì đơn giản là các nhà thiết kế vẫn có nhiều sự quan tâm đến vóc dáng ngoại cỡ.”
Đối với Gianluca Russo, tác giả của The Power of Plus, sự thoái trào về sự đa dạng vóc dáng này là không thể tránh khỏi. Thập niên 90 đã giới thiệu với thế giới một trong những siêu mẫu ngoại cỡ đầu tiên, Emme, đồng thời chứng kiến sự ra mắt của các thương hiệu như Ashley Stewart và Torrid – hai thương hiệu thời trang ngoại cỡ cho phụ nữ. Bên cạnh đó còn có Rosie O’Donnell đã thành công tổ chức buổi biểu diễn ban ngày và Queen Latifah đang chuyển hướng từ âm nhạc sang điện ảnh.
“Điều đó thực sự đáng sợ đối với thế hệ trẻ, những người sẽ tiếp thu những thông điệp này, bởi vì hình ảnh cơ thể sẽ được định hình bởi mọi thứ họ tiếp nhận giống như đối với chúng ta.”
Ngược lại, kỷ nguyên Y2K trở lại, đánh dấu nỗi ám ảnh về ngoại hình mũm mĩm và điều này dẫn đến định nghĩa sai lệch về vóc dáng ngoại cỡ nghĩa là gì. Tác giả cuốn sách The Power of Plus – Russo cho biết: “Từ năm 2000 đến năm 2009, có sự gia tăng đáng kể về chứng rối loạn ăn uống. Từ Hollywood đến sàn diễn của Tuần lễ thời trang New York, chúng ta đang thấy xu hướng được ưu chuộng hiện nay là gầy đi.”
Những điều này được thể hiện qua cách các người nổi tiếng đang cố gắng giảm cân và những người mẫu thì đang cố gắng xuống kí cho các sàn diễn. Đương nhiên điều đó thực sự sẽ ảnh hưởng rất lớn đối với thế hệ sau. Tác động này đã được Kimberly Nicole Foster – một nhà phê bình văn hóa và YouTuber – nhắc lại, người đã lên tiếng về tác hại ngày càng tăng đối với những người có bản sắc giao thoa.
“Có một áp lực mới mà tôi đang nhìn thấy, cảm thấy, nghe thấy – một áp lực quen thuộc là cắt giảm lượng calo, để gầy đi. Họ lo lắng liệu mông tôi có to quá không? Có phải đùi của tôi quá lớn? Tôi có ăn quá nhiều không? Và tôi nghĩ đối với những phụ nữ da đen có kiểu cơ thể đặc biệt đó, thật đau lòng khi bị gạt sang một bên sau những năm hoàng kim thuộc về vóc dáng đầy đặn.” Foster nói.
Cô ấy tiếp tục nhấn mạnh rằng trong khi những người thuộc gia tộc Kardashian có thể chi trả tiền cho phẫu thuật, kế hoạch ăn uống và luyện tập để thay đổi cơ thể của họ, thì nhiều người, bao gồm cả phụ nữ da đen lại không thể.
Dưới đây là những thay đổi của các thương hiệu có liên quan đến trang phục ngoại cỡ, ta có thể thấy rằng:
Việc các thương hiệu lớn chuyển hướng đầu tư nguồn lực vào việc mở rộng quần áo ngoại cỡ là điều mà Nicolette Mason, một nhà tư vấn và chiến lược gia về quần áo ngoại cỡ, xác nhận rằng cô ấy cũng đang nhận thấy.
Mason nói: “Mở rộng kích thước là một nỗ lực rất tốn kém. Các thương hiệu có đủ khả năng không? Có thể, nhưng điều đó gần như không quan trọng khi họ tập trung vào lợi nhuận của mình và việc thu hút khách hàng là một nỗ lực đắt giá. Tôi không nghĩ đây là cách tiếp cận phù hợp, bởi vì nhiều thương hiệu tập trung tất cả các nguồn lực của họ vào cơ sở khách hàng hiện tại của họ, nơi họ biết rằng họ có thể kiếm tiền thay vì tiếp tục đầu tư vào phân khúc khách hàng mới.”
Mason nhắc lại quan điểm này, nhắc nhở chúng ta rằng việc mua sắm các nhãn hiệu phù hợp với kích cỡ là quan trọng nhưng việc chia sẻ nhãn hiệu đó với bạn bè, tương tác trên mạng xã hội hoặc thậm chí chỉ đơn giản là đăng ký nhận bản tin của họ cũng quan trọng không kém. Đối với các doanh nghiệp nhỏ hơn, những hành động đó có tác động đến khả năng phát triển, mở rộng quy mô và gây quỹ của họ.
Nhưng đâu đó vẫn có những chỗ đứng trong giới thời trang cho những người có vóc dáng ngoại cỡ: James Corbin tại Tuần lễ thời trang Luân Đôn; Chương trình Tuần lễ thời trang New York của Berriez giới thiệu những người mẫu có kích thước; trải nghiệm thử quần áo ngoại cỡ trực tiếp tại các cửa hàng như Ganni, Mara Hoffman và Wray.
Thực hiện: Mỹ Tâm
Theo Vogue