Kinh doanh thời trang: Làm sao để chọn mua vải phù hợp cho local brand?

Ngày đăng: 09/02/23

Khi bắt đầu khởi nghiệp kinh doanh thời trang, nhiều người gặp khó khăn khi tìm nguồn cung ứng vải cho thương hiệu quần áo của mình. Cùng Style-Repulik tìm hiểu những bước sau đây để đơn giản hóa “hành trình” khó khăn này, bởi vì việc xây dựng một dòng trang phục mới cần rất nhiều nỗ lực, thời gian, tiền bạc, sức lao động và quan trọng nhất là sự đổi mới trong ý tưởng!

Understanding Landed Cost: How To Avoid a Fabric Sourcing Nightmare - Fashion Angel Warrior

Bạn có một niềm đam mê cháy bỏng và có ước mơ được làm việc trong một căn phòng dành riêng cho nhà thiết kế thời trang, nhưng đôi khi việc điều hành một local brand có thể sẽ khiến bạn choáng ngợp và bối rối. Hàng loạt câu hỏi xuất hiện và khiến bạn dường như mất phương hướng. “Tôi cần bao nhiêu loại vải là đủ?”, “Tôi nên tìm nhà cung cấp nào?”, “Ai sẽ đảm bảo cho tôi về chất liệu vải và hình in?”. 

Cho dù bạn là nhà thiết kế thời trang, chủ một thương hiệu hay điều hành một doanh nghiệp, bước đầu tiên trong quá trình thiết kế là được được chọn loại vải phù hợp. Sau đó tìm được đúng nơi cung ứng loại vải đó, đồng thời đảm bảo chính xác thông số kỹ thuật và giá cả hợp lý. 

Nguồn cung ứng vải (fabric sourcing) là gì? 

Trước khi Style-Republik chia sẻ cách bạn có thể tìm nguồn cung ứng, chúng tôi sẽ đưa ra cách hiểu đơn giản về nguồn cung ứng là gì.

Nguồn cung ứng vải có thể là một nhà cung cấp hoặc nhiều nhà cung cấp, nơi mà có vải phù hợp cho sản phẩm thiết kế của bạn. Điều đó nói lên rằng, tìm đúng nguồn cung ứng vải là một cách để có được loại vải mà cần cho doanh nghiệp của mình. 

Điều kiện cần thiết

Fabric Types - Material for Sewing | Learning About Fabrics | Most Popular Fabric and Uses - YouTube

Với sự phát triển của công nghệ hiện đại, rất nhiều loại vải đã được ra đời. Tuy nhiên bài viết sẽ chỉ liệt kê ra những loại vải tiêu biểu.

Chất liệu của vải 

  • Vải RFD: được biết đến là vật liệu đã được xử lý qua nhiều bước khác nhau và cuối cùng là bước nhuộm màu vải.
  • Vải in: ở Việt Nam thì chúng có tên là vải in chuyển nhiệt. Đây là loại vải có khả năng chịu nước, chịu nhiệt, và độ bền cao. Vải in rất đa dạng về họa tiết, màu sắc và hình ảnh. 

Types of Custom Fabrics. Design Cotton, Silk, Linen & More

  • Vải sợi: những loại vải này thường thoáng khí, thoải mái và đàn hồi trong tự nhiên. Chúng được tạo ra bằng cách lồng các sợi vào nhau bằng kim. Chúng có khả năng chống nhăn nên đây có thể được xem là lựa chọn lý tưởng cho trang phục năng động.
  • Vải dệt kim: những loại vải này được sẽ được đưa vào khung dệt bằng cách áp dụng hai hoặc nhiều sợi chỉ, được dệt ở một góc vuông với nhau. Hình thức của vải dệt phụ thuộc vào loại sợi được sử dụng trong quy trình sản xuất.

What is Woven Fabric? What are the Different Types of Woven Fabric?

Số lượng cần thiết

Đã từng có rất nhiều nhà thiết kế phải đắn đo khi quyết định số lượng loại vải và kích thước của chúng, bởi vì kinh phí không đủ sẽ cản trở “con đường” nhập hàng. Nhưng có một vài điều bạn cần phải hỏi chính mình. Nếu bạn đang lên phác thảo cho một bộ sưu tập, hãy từ đó quyết định số lượng trang phục mà bạn sẽ bán.

Những bộ trang phục này sẽ được làm từ cùng một loại vải nhiều phối hợp nhiều loại?

Một số người có thể thích hoàn thiện họa tiết của vải trước rồi mới quyết định những bản thiết kế. Dù sao thì khi bạn đã chọn được kiểu dáng, việc tiếp theo là quyết định lượng hàng lưu kho của từng kiểu.

Fabric retailer Joann has a new store prototype. Here's how it looks

Trên cương vị là một nhãn hiệu riêng mới thành lập, bạn có thể muốn ra mắt bộ sưu tập đã được chọn lọn (capsule collection), trong đó mỗi thiết kế chỉ có sẵn một vài mẫu. Nhiều thương hiệu ngày nay đang thử nghiệm các sản phẩm may mặc theo đơn đặt hàng, tức là việc sản xuất hàng may mặc bắt đầu sau khi khách hàng đặt hàng. Trong trường hợp này, các thương hiệu dự trữ các loại vải tiện dụng chứ không phải sản phẩm cuối cùng.

Với từng hoàn cảnh và trường hợp khác nhau, bạn có thể sử dụng phép toán đơn giản để phân tích lượng vải cần thiết cho bộ sưu tập của mình.

Chỉ số MOQ (Minimum Order Quantity) 

MOQ là số lượng tối thiểu hàng cần phải đặt và bạn phải đáp ứng số lượng cần có cho mỗi đơn hàng từ nhà cung cấp. Hãy nhớ rằng, số lượng MOQ cho vải khác nhau tùy thuộc vào nhà cung cấp.

Số lượng đặt hàng tối thiểu là thuật ngữ mà mọi nhà thiết kế thời trang mới bắt đầu đều quan tâm. Tìm nguồn cung ứng vải truyền thống hoạt động theo nguyên tắc cố định này với số lượng cố định mà bạn phải mua trên mỗi đơn hàng từ nhà cung cấp. MOQ của vải số lượng lớn khác nhau tùy theo loại vải và từ nhà cung cấp. Vải cotton số lượng lớn sẽ không có MOQ giống như bất kỳ loại vải bền vững nào như vải gai dầu.

Các thương hiệu quần áo thường làm việc trên một loại vải cụ thể và do đó dễ dàng lựa chọn MOQ cao hơn như 1000 mét trên mỗi loại vải. Dựa trên yêu cầu và ngân sách của bạn, bạn có thể chọn loại vải mình cần và mình muốn.

Chọn đúng nhà cung cấp sẽ rút ngắn những rủi ro 

Sau khi bạn xác định được loại vải, bước tiếp theo là tìm người có thể cung cấp cho bạn loại vải đó. Tìm một nhà cung cấp hoàn hảo cho doanh nghiệp của bạn là một trong những bước quan trọng nhất trong việc tìm nguồn cung ứng vải. Có một số loại nhà cung cấp trên thị trường có những đặc điểm riêng và được xác định trên cơ sở hoạt động của họ và loại vải mà họ xử lý.

Nhà bán lẻ 

Họ điều hành một cửa hàng vải tiêu chuẩn cung cấp số lượng ít. Họ thường giữ một lượng cố định và đối với số lượng nhỏ như dưới 10 mét, các nhà bán lẻ có thể là một lựa chọn tốt nhưng điểm hạn chế của loại hình này là họ chỉ cung cấp các loại vải và kiểu dáng hạn chế.

Local Fabric Store & Sewing Classes | Fabricland | Green Brook, NJ

Nhà bán sỉ 

Họ còn có thể được gọi là những nhà bán lẻ cung cấp nguyên vật liệu với số lượng lớn. Đây là mô hình kinh doanh các chất liệu vải phổ biến như cotton, rayon… Lợi thế lớn nhất của họ là giá cả nhưng họ không biết thông tin chính xác về chất liệu. Vì vậy, nếu bạn kén chọn về thành phần vải, số lượng sợi dọc, GLM hoặc GSM, nhà bán sỉ có thể không phải là lựa chọn tốt nhất.

Wouters Textiles

Nhà buôn sỉ vải 

Về cơ bản là những người bán chuyên về các loại vải giảm giá. Họ không bổ sung vải và những sản phẩm của họ là được nhập từ những vải thừa còn sót lại từ các nhà máy.

Công ty cung ứng vải

Các đại lý cung ứng vải kết hợp với một số lượng lớn các nhà sản xuất và nhà cung cấp vải. Một trong số họ sẽ nhận hoa hồng và có thể đưa ra mức giá tốt hơn. Khía cạnh có thể cạnh tranh lớn nhất của họ là mạng lưới của họ, họ sẽ biết nên lấy nguồn nguyên liệu nào từ nơi nào tùy thuộc vào ngân sách của bạn hay bạn cần thông tin kỹ thuật về loại vải đó. Tuy nhiên, thách thức ở đây là tìm một đại lý tốt. Giống như bất kỳ ngành nào khác, sự tin tưởng vào đại lý của bạn tạo nên sự khác biệt trong quá trình ra quyết định.

Fashion Fabric Sourcing 101-The Basic Types of Sources. — Michigan Fashion Proto

Nhà máy sản xuất vải

Thường kết hợp với nhiều thương hiệu lớn, nhà máy thường yêu cầu người đặt hàng phải đạt từ 5000 mét trở lên. Hơn nữa, hầu hết các nhà máy không hoạt động theo cơ chế có tổ chức, điều này gây khó khăn cho việc thăm dò nguyên liệu.

Fabric Factory in Vietnam with 4 Basic Steps | Kizuna

Các nhà xưởng thủ công

Ngày nay, để làm phong phú thêm bộ sưu tập của mình, một số nhà thiết kế tìm đến các xưởng dệt tơ tằm, xưởng dệt vải gai dầu để tìm mua vải. Ưu điểm của các loại này là có tính di sản, thường được làm hoàn toàn thủ công và quá trình làm nên khá công phu, tuy nhiên giá thành cao và số lượng cung ứng thấp.

Thực hiện: Mỹ Tâm


Nếu bạn đang quan tâm đến nguồn cung ứng vải khi kinh doanh thời trang, cùng Style-Republik tham gia tọa đàm SR Fashion Business Talk Ep.16 chủ đề “Fabric sourcing in fashion industry” để nắm bắt những cơ hội mới trong quá trình tìm kiếm nguồn cung ứng vải phù hợp với thương hiệu thời trang của mình!

Trong buổi tọa đàm kinh doanh thời trang, người tham dự sẽ cùng tìm ra câu trả lời cho những thắc mắc phổ biến:⁠
– Làm thế nào để tìm kiếm được nguồn vải cung ứng chất lượng khi kinh doanh thời trang?
– Việt Nam có phải là thị trường tiềm năng về nguồn vải?
– Các bước từ A-Z để có để được nguồn cung ứng vải ưng ý cho doanh nghiệp
– Làm sao để các doanh nghiệp thời trang nhỏ lẻ có thể liên kết với các bên cung ứng vải uy tín kèm với sự bảo đảm về giá thành lẫn chất lượng?

Các thính giả tham gia talkshow sẽ được:
– Gặp gỡ và trao đổi trực tiếp với những khách mời là chuyên gia / chủ thương hiệu thời trang và doanh nghiệp cung ứng vải hàng đầu tại Việt Nam.
– Khám phá những khía cạnh, cơ hội kinh doanh tiềm năng và những bất cập phổ biến cần tránh xoay quanh chủ đề “Cung ứng vải”.

*Đăng ký tại đây.