Buổi trình diễn thời trang huyền thoại Martin Margiela Xuân/Hè năm 1989-1990 đã ghi dấu ấn vào lịch sử như thế nào?
Ngày đăng: 11/03/23
Buổi trình diễn thời trang Martin Margiela năm 1989 đánh dấu một mốc quan trọng trong lịch sử thời trang. Có lẽ nhiều người vẫn thắc mắc và tò mò về việc tại sao show diễn này bùng nổ đến vậy. Bởi vì đây là buổi biểu diễn đầu tiên chào đón những vị khách bình thường, không có kiến thức thâm sâu về thời trang quá nhiều. Quần áo bị cắt xén, người mẫu có những hành động không mấy bình thường và hàng ghế đầu chật kín những đứa trẻ em.
Hãy cùng Style-Republik tìm hiểu về buổi biểu diễn phi thường này và cách nó đã định hình ngành công nghiệp thời trang ngày nay và Maison Margiela như một thương hiệu thời trang tiến bộ như thế nào.
Ở một nơi hoang vắng trong một khu phố người Bắc Phi ở Pháp năm 1989. Không phải là một nơi lý tưởng để tổ chức buổi trình diễn thời trang. Tuy nhiên, thương hiệu Martin Margiela được sáng lập bởi nhà thiết kế người Bỉ Martin Margiela và Jenny Meirens đã quyết định tổ chức một buổi trình diễn thời trang tại sân chơi này ở ngoại ô Paris. Dù không biết điều này đã tác động như thế nào lên ngành thời trang, nhưng họ đã cảm thấy bản thân đã có được một thành tựu vô hình trong lòng.
Trước khi lướt xuống phía dưới để đọc thêm, hãy xem toàn bộ buổi trình diễn thời trang Martin Margiela 1989 bên dưới. Không giống như các buổi trình diễn thời trang cực kỳ ngắn ngày nay, cảnh tượng này kéo dài gần một giờ.
Tạo nên những điều khác biệt so với các thương hiệu khác
Nhà thiết kế thời trang Martin Margiela luôn là người tiên phong làm những điều khác biệt. Trong buổi thử đồ trước buổi trình diễn, ông ấy đã hỏi người mẫu một vài ý kiến của họ về ngoại hình, bởi vì ông ấy muốn bộ sưu tập của mình trông như thể họ có thể tự hòa quyện phong cách lại với nhau.
Buổi trình diễn cũng đánh dấu bước đột phá lớn của đôi Tabi Boot mang tính biểu tượng. Chúng đã tạo nên một làn sóng được ưa chuộng trong giới thời trang. Trong khi các nhà phê bình thời trang nghi ngờ về sự thành công của toàn bộ buổi trình diễn và bộ sưu tập của Margiela, thì giới thời trang lại yêu thích nó. Tabi Boot trông giống như giày của nam giới, được làm bằng da dày và gót to, trong khi mọi người vẫn đi giày cao gót.
Khi những người mẫu đầu tiên xuất hiện, mọi người đã òa lên vì bất ngờ và họ đều biết buổi trình diễn này sẽ trở thành điểm nhấn trong lịch sử. Người mẫu tập tễnh trên ‘sàn catwalk’ vì đường băng đã không bằng phẳng. Họ mặc những bộ đồ cực kì sáng tạo và điều mới mẻ lần này chính là toàn bộ trải nghiệm được kết hợp với bộ sưu tập. Không giống như các thương hiệu khác vào thời điểm đó, Margiela không in logo trên thiết kế, nhưng bù lại màu sắc nổi bật và kiểu dáng bóng bẩy lại là điểm nhấn.
Thiếu logo lớn
Như đã đề cập phía trên, Martin Margiela thích làm những điều độc lạ. Không giống như các thương hiệu thiết kế khác, bạn sẽ không bao giờ dễ dàng tìm thấy logo của họ trên bất kỳ sản phẩm may mặc nào của thương hiệu. Jenny và Martin thích sự bí ẩn xung quanh nó. Họ cảm thấy rằng khách hàng của họ phải tò mò về mẫu quần áo đó và điều đó không thể xảy ra khi một logo được gắn trên đó. Theo đó, cả Martin Margiela và Jenny Meirens đều không thích trở thành tâm điểm của sự chú ý. Những bộ óc sáng tạo này thích làm mọi thứ theo cách không ai có và bằng cách đó, họ đã tạo ra tiếng vang mà không cần tự mình “gõ cửa” các phương tiện truyền thông. Ngày nay, bạn vẫn có thể nhận ra các tác phẩm của Margiela qua cách gắn logo vào bên trong tác phẩm. Ở bên ngoài, bạn thấy bốn mũi khâu. Tất nhiên, bạn có thể nhận ra các món đồ của Margiela dựa trên chất liệu vải và kiểu dáng độc đáo của chúng.
View this post on Instagram
Những ảnh hưởng của thương hiệu Martin Margiela đến bối cảnh thời trang ngày nay
Sinh viên thời trang Raf Simons đã có mặt tại buổi trình diễn và khoảnh khắc ấy đã thay đổi cuộc đời ông. Nhà thiết kế thành công từng nghĩ thời trang là rất nhàm chán, nhưng buổi trình diễn này đã thay đổi hoàn toàn quan điểm của ông. Bây giờ ông ấy biết chắc chắn rằng ông ấy muốn đột phá trong cuộc đua thời trang càng sớm càng tốt.
Hơn nữa, buổi trình diễn thời trang Martin Margiela năm 1989 đã đánh dấu sự kết thúc của một kỷ nguyên mà các nhà thiết kế “phóng đại” mọi thứ xung quanh thời trang. Mặc dù các mặt hàng của Margiela là độc nhất, chân thực và sáng tạo, nhưng chúng vẫn khiến bạn cảm thấy yên tâm. Điều ấy đã góp phần tạo nên sự khởi đầu của thời trang đơn giản.
View this post on Instagram
Margiela là một trong những người đầu tiên tái sử dụng và biến những món đồ cũ thành những món đồ mới. Ví dụ, ông ấy đã biến một chiếc áo len của Trường Kinh doanh Harvard thành một chiếc túi tote. Đây là điều mà chúng ta thấy rất nhiều hiện nay, chẳng hạn như ở Vetements x Levi’s. Và đây chỉ là một ví dụ trong số rất nhiều ví dụ khác.
Trong một buổi trình diễn của mình, Margiela đã giới thiệu trang phục oversize, một thứ có trong tủ quần áo của hầu hết mọi người. Một số thương hiệu đã “ăn theo” như Acne Studios và Balenciaga hiện đang rất nổi tiếng.
Chuyển ngữ: Mỹ Tâm
Theo Tribute to Magazine