#10_Year_Challenge: Khác biệt giữa 10 năm trước và sau của những nhà mốt xa xỉ
Ngày đăng: 27/11/23
Mười năm là một khoảng thời gian đáng kể đối với nhiều thương hiệu trong ngành. Trong một thập kỷ ấy, các giám đốc sáng tạo đã ‘đến và đi như một cơn gió’.
Tính chất của thời trang khi gắn liền với dòng chảy thời gian như tấm gương phản chiếu của thời đại. Trải qua những thay đổi về phong cách và ảnh hưởng của động lực thị trường, xu hướng văn hóa, thời trang dần trở thành một ‘định nghĩa’ muôn hình vạn trạng hơn.
Hashtag #10_Year_Challenge (thử thách 10 năm) đang ‘làm mưa làm gió’ trên TikTok với mong muốn nhớ lại thập kỷ vừa qua, bài viết dưới đây sẽ gợi ra sự khác biệt giữa 10 năm trước và 10 năm sau của 5 thương hiệu có di sản lâu đời đến từ các thành phố khác nhau.
Nhìn chung, thời trang ngày nay mang đến một cảm giác ‘thân thuộc’ với cuộc sống hàng ngày hơn, trong khi một thập kỷ trước, sàn diễn lại gắn liền với trang phục biểu diễn và chỉ dành riêng cho từng dịp hoặc mùa cụ thể. Mười năm trước, bản sắc riêng biệt của nhiều thương hiệu khác nhau được thể hiện thông qua các chi tiết tinh tế và phức tạp hơn thì trong những năm gần đây, sự đặc thù ấy lại dễ bắt gặp và nhìn thấy hơn.
Bài viết này sẽ lấy các buổi trình diễn thời trang gần đây nhất của mỗi thương hiệu vào năm 2023 làm mốc để ‘đặt lên bàn cân’ với các buổi trình diễn theo mùa tương ứng của họ đúng mười năm trước.
Burberry
Mười năm trước, các sàn diễn BST nam của Burberry vẫn được tổ chức tại Milan thay vì ‘xưng danh’ ở xứ sở sương mù. Tuy nhiên, đối với tuần lễ thời trang Xuân/Hạ 2014, Christopher Bailey đã đem sàn catwalk trở lại London, cụ thể là ở Hyde Park. Nhưng tiếc thay, ‘đỉnh cao’ của Bailey đã lụi tàn cũng chính vào thời điểm ấy, nhưng các bộ sưu tập của mùa đó vẫn đủ gây tiếng vang vì đều toát lên sự trẻ trung hoà cùng gam màu pastel.
Vào một thập kỷ sau, thiết kế của anh đã dần mất đi sự phức tạp và trở nên phù hợp với đời thường. Họ đã ‘chơi thân’ với những tông màu có thể ứng dụng cao: những chàng trai trẻ bảnh bao trong áo khoác và cà vạt đã biến mất, thay vào đó là những khuôn mặt nghiêm túc, thân hình lực lưỡng và những bộ trang phục cứng cáp hơn.
Balenciaga
Mười năm là khoảng thời gian có sự giao thoa giữa phong cách Demna và phong cách Alexander Wang. Chúng ta có thể thấy rằng sự tối giản của thập kỷ trước đã trở nên cường điệu hoá hơn. Balenciaga không còn mang trong mình phong cách Paris cổ điển với những đường nét và cấu trúc phức tạp, tinh tế hơn mà trở nên gần gũi, thân thiện với hầu hết tất cả các dịp.
Có một điểm đáng lưu ý ở đây là trang phục ban ngày dường như không còn góp mặt trong các BST của hai nhà thiết kế này nữa. Trong khi bộ sưu tập của nhà thiết kế Wang sẽ được ưu ái trong những dịp trang trọng hoặc thanh lịch thì bộ sưu tập của nhà thiết kế Demna lại có thể mặc hàng ngày và trong hầu hết mọi tình huống.
Và một điểm khác biệt cơ bản nữa là cách các thiết kế của Demna tiếp cận với khán giả, chúng ‘viral’ với sự mỉa mai và những lời bình tiêu cực trên mạng xã hội thì các bộ sưu tập của Wang lại mang đến cảm giác nghiêm túc và đơn giản hơn. Chúng được đánh giá cao hơn nhưng lại khó gây được tiếng vang hơn.
Gucci
Đối với thương hiệu đến từ nước Ý, sự khác biệt có lẽ không thể hiện rõ ràng. Và mặc dù người ta tranh luận rằng De Sarno đã đem đến nhiều thiết kế gợi cảm hơn, và lại không hề gây phản ứng tiêu cực như những bộ trang phục của Frida Giannini.
Điểm khác biệt chính giữa hai bộ sưu tập này là trang phục ban ngày: De Sarno đưa ra những lựa chọn gần gũi cho phụ nữ như quần jean, giày thể thao, váy và áo khoác thì đối với Giannini, những sản phẩm của cựu giám đốc sáng tạo chỉ phù hợp với màn đêm.
Chúng khiến ta liên tưởng đến những câu lạc bộ, những bữa tối xa hoa của cô. Và mặc dù vẫn tồn tại một số điểm tương đồng, nhưng không thể phủ nhận rằng thương hiệu này đã có bước chuyển mình mạnh mẽ trong mười năm: từ máy bay phản lực đến cuộc sống hàng ngày, từ sự dư thừa của gam màu đỏ và tím với những thiết kế hở hang đến sự trầm lặng và gần như đa cảm của một Gucci mới.
Bottega Veneta
Trong trường hợp của Bottega Veneta, người ta có thể nhận thấy thương hiệu vẫn theo đuổi xu hướng chung hơn là đi theo sở thích của người tiêu dùng. Tomas Maier và Matthieu Blazy là hai phái cực đại diện cho người Apollonian và Dionysian. Một người thanh lịch siêu cổ điển, sang trọng về vật liệu nhưng lại truyền thống trong cách xây dựng thì mặt khác, Blazy toát lên sự hoa mỹ thuần túy, đa dạng hoá họa tiết và chi tiết cấu trúc.
Nhưng có lẽ, sự khác biệt rõ ràng nhất được thể hiện trong trang phục nam giới: dưới thời đại của Maier, giới mộ điệu đã rất ngán ngẩm với những thiết kế buồn tẻ, tất cả người mẫu nam đều mặc một bộ vest bó sát màu xám với những chi tiết độc đáo nhỏ được thể hiện bằng điều gì đó. Blazy vẫn đang cố gắng thử thách với những thiết kế đa dạng hơn, nhiều màu sắc hơn.
Marni
Trong khoảng thời gian 10 năm, chúng ta có thể thấy rất rõ phong cách đã trở nên khác đi của Marni, từ lập dị đến hỗn loạn với sự thay đổi của giám đốc sáng tạo. Đối với Consuelo Castiglioni, bà là hiện thân của một người giàu có, có văn hóa và lập dị, các chi tiết có vẻ cầu kỳ nhưng cực kỳ chu đáo, hơi già dặn nhưng vẫn mang đến cảm giác siêu hiện đại.
Về phía Francesco Risso, nét sang trọng đã vơi đi phần nào nhưng vẫn đầy thanh lịch và bà là tuýp người phản đối nét truyền thống một cách quyết liệt. Nếu trong bộ sưu tập mười năm trước, sự khác biệt ở đây là tinh tế trong kiểu dáng: từ váy và sarong kiểu kimono, kết hợp với dép xỏ ngón, họa tiết hoa mang hương vị cổ điển, da đục lỗ thì ở bộ sưu tập hiện tại, tất cả quần áo đều giản dị với tỷ lệ và màu sắc đầy ấn tượng hơn, đường viền sống động, chất liệu đa dạng hơn được lấy cảm hứng từ thập niên 1970 pha trộn với cách cắt may cầu kỳ hơn nhiều.
Thực hiện: Mỹ Tâm