Khám phá cách “Emily in Paris” định nghĩa lại chiến lược Brand Integration trong kỷ nguyên phát trực tuyến
Ngày đăng: 18/08/24
“Emily ở Paris” định nghĩa lại chiến lược Brand Integration trong kỷ nguyên phát trực tuyến như thế nào? Cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây!
Phần mới nhất của loạt phim ăn khách ‘Emily in Paris’ của Netflix đang cách mạng hóa chiến lược Brand integration (tích hợp thương hiệu – một chiến lược tiếp thị mà trong đó một thương hiệu hoặc sản phẩm được lồng ghép vào phim, chương trình truyền hình, video trực tuyến hoặc trò chơi điện tử, theo cách tự nhiên và không làm gián đoạn trải nghiệm của khán giả). Chúng có khả năng định hình lại tương lai của tiếp thị hàng xa xỉ. Bốn tập đầu tiên của mùa 4 đã tiếp cận được hơn 58 triệu hộ gia đình trên toàn thế giới, nhà sản xuất không chỉ đơn giản là đưa sản phẩm vào khung hình mà còn tích hợp sản phẩm một cách khéo léo vào cốt truyện, tạo nên sự kết nối tự nhiên giữa nội dung và thương hiệu, làm tăng hiệu quả của việc quảng bá.
Cách tiếp cận tích hợp thương hiệu của mùa này đã gây chú ý trong kỷ nguyên quảng cáo truyền thống đang mất dần hiệu quả. Theo báo cáo năm 2023 của Nielsen với 86% người xem bỏ qua quảng cáo trên truyền hình và 47% sử dụng trình chặn quảng cáo trực tuyến, các thương hiệu xa xỉ đang tìm kiếm những cách sáng tạo mới để tiếp cận đối tượng mục tiêu của họ.
Theo báo cáo năm 2023 của Nielsen với 86% người xem bỏ qua quảng cáo trên truyền hình và 47% sử dụng trình chặn quảng cáo trực tuyến, các thương hiệu xa xỉ đang tìm kiếm những cách sáng tạo mới để tiếp cận đối tượng mục tiêu của họ.
Một ví dụ nổi bật khác là việc tích hợp một cách mượt mà thương hiệu Boucheron, nhà kim hoàn danh tiếng của Pháp được thành lập vào năm 1858, vào một cảnh quan trọng trong một bộ phim. Tài khoản mạng xã hội của thương hiệu này đã xuất hiện trong vài cảnh và chiến lược ấy đã được xem như là một chiến lược thông minh giúp tăng lượng người theo dõi trên Instagram của họ.
Ngoài ra, chương trình có sự góp mặt của Ami Paris, thương hiệu quần áo may sẵn của Pháp cũng đã chứng kiến mức tăng trưởng 30% kể từ năm 2020. Thương hiệu này xuất hiện tại một giải quần vợt Pháp, phản ánh bước đột phá của Ami khi mở rộng mối quan hệ đối tác trong ngành thể thao, bao gồm cả sự hợp tác gần đây với Puma.
Một ý tưởng mới mẻ trong việc quảng cáo sản phẩm
Có lẽ điều hấp dẫn nhất là màn quảng cáo của Baccarat, nhà sản xuất pha lê xa xỉ. Chương trình giới thiệu một loại nước hoa hư cấu có tên “Heartbreak”, trên thực tế, người tiêu dùng có thể mua sản phẩm này trên trang web của Baccarat với giá 410 euro. Đây là một ví dụ về cách các chiến lược tiếp thị hiện đại đang kết hợp yếu tố hư cấu và thực tế để tạo ra trải nghiệm độc đáo cho người tiêu dùng.
Bộ phim cũng đề cập đến thị trường bán lại của mặt hàng xa xỉ đang bùng nổ, ước tính sẽ đạt 51 tỷ USD trên toàn cầu vào năm 2026 theo Boston Consulting Group. Một cảnh quay có sự góp mặt của Vestiaire Collective, nền tảng bán lại hàng xa xỉ của Pháp có giá trị 1,7 tỷ USD vào năm 2022, cũng có liên quan đến xu hướng này. Một chiếc váy haute couture do Mindy bán ra có thể được mua với giá chỉ hơn 3.000 euro, mặc dù trên thực tế, giá có thể chênh lệch nhiều hơn.
Biên kịch của “Emily ở Paris” có thể tự do sáng tạo dựa trên các “case study” của ngành và mặc dù bộ phim có thể sẽ đưa ra các số liệu không bám sát thực tế, nhưng cách nó tích hợp thương hiệu vào nội dung có thể là một xu hướng tương lai trong tiếp thị xa xỉ, đặc biệt khi các phương pháp quảng cáo truyền thống ngày càng kém hiệu quả. Khi các kênh quảng cáo truyền thống tiếp tục mất hiệu quả, mô hình này có thể cung cấp một bản thiết kế cho các thương hiệu đang tìm cách thu hút những người tiêu dùng xa xỉ thế hệ thiên niên kỷ và thế hệ Z khó nắm bắt, những người dự kiến sẽ chiếm 70% thị trường xa xỉ vào năm 2025.
Khi các nền tảng phát trực tuyến và các thương hiệu xa xỉ điều hướng sang cách này trong bối cảnh mới ngày nay, thành công của “Emily ở Paris” trong việc đan xen liền mạch các câu chuyện về thương hiệu vào cốt truyện của nó cũng có thể thiết lập một tiêu chuẩn mới cho việc tạo nội dung và tiếp thị trong thời đại kỹ thuật số.
Thực hiện: Mỹ Tâm
Theo Fashion United