Fashion Business: Tác động hai chiều khi bổ nhiệm New-Chief-Creative
Ngày đăng: 24/03/18
Mới đây, giới truyền thông thời trang đã công bố chính thức rằng Giám đốc sáng tạo của dòng sản phẩm dành đến nam giới của Dior Homme, Kris Van Assche – người giữ vị trí suốt 11 năm qua đã và đang làm thủ tục bàn giao lại các kế hoạch hẳn còn dang dở của hãng cho nhà thiết kế Kim Jones – cựu Giám đốc sáng tạo đồ nam bên Louis Vuitton. Trong thế giới thời trang ngày nay, chuyện nhà thiết kế hoán chuyển lẫn nhau từ thương hiệu này sang thương hiệu khác là chuyện không còn quá xa lạ với giới mộ điệu.
Thật vậy, ngoài sự bền bỉ của Karl Lagerfeld bên Chanel hay cách hợp tác cùng Fendi qua hàng thập kỷ thì… sự rời khỏi của Raf Simons, đến ngay sau khi John Galliano ra đi, Dior phải bổ nhiệm giám đốc sáng tạo mới thứ hai trong vòng 4 năm; mặc dù quyết định của Simons rời khỏi Dior dường như là của riêng mình, nhiều thương hiệu khác thường có thể không cho các giám đốc sáng tạo từng thuê đủ thời gian để giải quyết các vai trò của họ. Các nhà thời trang không được hưởng lợi từ các loại hợp đồng tự do đó, nhưng sự hợp tác thực sự lâu dài giữa một nhà thiết kế và một ngôi nhà – ví dụ như Phoebe Philo tại Céline (10 năm), Tomas Maier tại Bottega Veneta (15 năm), Alber Elbaz tại Lavin (14 năm), Riccardo Tisci tại Givenchy (11 năm), Christopher Bailey ở Burberry (17 năm) – thường mang lại nhiều cơ hội hơn tác động sáng tạo và thương mại.
Trong thế giới thời trang ngày nay, chuyện nhà thiết kế hoán chuyển lẫn nhau từ thương hiệu này sang thương hiệu khác là chuyện không còn quá xa lạ với giới mộ điệu.
Thế nhưng, mục đích của việc cải tổ này là gì? Vào năm 2014, ba năm sau khi Hedi Slimane đảm nhận vai trò lãnh đạo của Yves Saint Laurent, doanh thu của công ty mẹ Kering đã đạt 707 triệu euro, tăng 27% so với năm 2013. Trong lúc đó, Céline – một thời đóng cửa không hoạt động, và tưởng chừng không còn nằm trên danh sách thương trường thời trang; thế nhưng dưới quyền giám sát của Phoebe Philo theo các nguồn tin thị trường, hãng đã đẩy doanh thu của tập đoàn thu mua những mặt hàng xa xỉ LVMH lên tới 750 triệu Euro.
Song, để thuê một giám đốc sáng tạo mới về cho hãng không phải là giá rẻ. Các giám đốc sáng tạo được ký kết hợp đồng trả hàng triệu đô la, nhưng hiếm khi đến một mình và các công ty phải đối mặt với những thách thức về hậu cần và tài chính trong việc hỗ trợ không chỉ chỗ ở mới, mà còn cho cả đội ngũ thiết kế của họ. Ví dụ: khi Dior thuê Raf Simons vào năm 2012, công ty cũng đã thuê Pieter Mulier – nhân vật được xem là cánh tay phải của Simons, và tổ chức lại toàn bộ mô hình hoạt động của studio để phù hợp với cách tiếp cận của Simons. Trong khi đó, khi Hedi Slimane tham gia Saint Laurent vào năm 2012, thương hiệu cũng thiết lập một studio thiết kế với đội ngũ bao gồm mười lăm người chuyển hẳn sang thành phố Los Angeles, cách kinh đô Paris hàng nghìn dặm. Bởi nơi đó sẽ có không gian riêng, thích hợp tập trung cho việc thiết kế.
Theo trang BoF từng viết phân tích vào đầu năm 2016, việc giới thiệu một góc thẩm mỹ mới thường đòi hỏi cần phải cải tiến rộng rãi các chuỗi cửa hàng bán lẻ. Mario Ortelli, nhà phân tích nghiên cứu cấp cao về hàng xa xỉ tại Sanford C. Bernstein phát biểu: “Thời điểm triển khai hệ thống phát triển cửa hàng vô cùng quan trọng. Các thương hiệu phải tìm ra sự cân bằng giữa chi tiêu và mức gây tổn hại đến lợi nhuận rất nhiều khi điều chỉnh lại tất cả các cửa hàng của họ, cũng như trì hoãn việc làm mới sản phẩm trong thời gian dài sau khi được chỉ định thiết kế mới. Tất nhiên, vào thời điểm đó, các cửa hàng hiện tại sẽ tồn tại trong một trạng thái không đồng điệu nhất quán. Một thương hiệu có thể trang trải hàng triệu đô la để cải tạo cửa hàng mà không cần sinh lợi trong vài năm”.
Một thương hiệu có thể trang trải hàng triệu đô la để cải tạo cửa hàng mà không cần sinh lợi trong vài năm.
Ở trường hợp thương hiệu nổi danh Italia – Gucci hiện đang trải qua một đợt cải tiến tương đối hoàn chỉnh về mạng lưới cửa hàng của mình để có thể thâm nhập tốt hơn với tầm nhìn sáng tạo của Alessandro Michele đối với hãng; thay cho việc trì trệ của cựu sáng tạo Frida Giannini. Ortelli cho biết: “Việc xây dựng hoàn thiện 512 cửa hàng của Gucci sẽ mất ba đến bốn năm để hoàn thành và sẽ có giá từ 650 triệu đến 850 triệu Euro. Riêng trong năm 2016, đầu tư của Gucci trong việc cải tạo cửa hàng sẽ chiếm từ 10 đến 20% tổng số doanh thu của năm”. Và sau khi Gucci báo cáo tài chính doanh thu tăng giữa 48% và 39% trong quý đầu tiên và quý hai của năm 2017, thì công ty mẹ Kering của họ cũng đưa ra thông báo rằng mức doanh thu đạt ngưỡng 49%, lợi nhuận đem về 1,55 tỷ Euro, tức khoảng 1,82 tỷ Mỹ kim trong quý thứ ba của năm tài chính 2017.
Thế nên, một nhà thiết kế tài năng để trụ vững cho một thương hiệu khi được thuê về ngày nay không chỉ sở hữu tính cảm quan tốt và còn phải có đầu óc thức thời với kinh doanh cũng như quan hệ cởi mở trong mạng lưới truyền thông đại chúng để dễ tiếp cận với lượng khách hàng của mình.
Thực hiện: Phong