Art-lennials – thế hệ tái cấu trúc thị trường nghệ thuật toàn cầu

Ngày đăng: 28/04/19

Nhiều quốc gia trên thế giới nhận thấy ranh giới giữa xa xỉ và nghệ thuật dường như đang bị xóa nhòa, và sự thật này được thể hiện mạnh mẽ tại thị trường tiêu dùng Trung Quốc. Đặc biệt, sự xuất hiện của thế hệ art-lennials tiếp tục thay đổi những điểm nhấn quan trọng trên bức tranh toàn cảnh.

Tác phẩm :La Magie Noire” của ReneMagritte.

Được ví như một sản phẩm xa xỉ phẩm tối thượng, nghệ thuật thường tiếp cận khách hàng ở tầng lớp cao hơn, có thể thông qua hình thức tài trợ, hợp tác hay đấu giá. Bởi thế, quá trình trao đổi xa xỉ phẩm này không quen thuộc với phương pháp bán lẻ như nhiều hàng hóa bình thường khác. Tuy nhiên giờ đây, ranh giới giữa xa xỉ và nghệ thuật dường như đang bị xóa nhòa, và sự thật này được thể hiện mạnh mẽ tại thị trường tiêu dùng Trung Quốc nhờ sự xuất hiện của thế hệ Art-lennials.

Ranh giới giữa xa xỉ và nghệ thuật dường như đang bị xóa nhòa, và sự thật này được thể hiện mạnh mẽ tại thị trường tiêu dùng Trung Quốc.

Art-lennials – họ là ai?

Tác phẩm “Universe if Water Particles on a Rock where People Gather” bởi TeamLab.

Những ai đã gắn bó đời mình quá nhiều năm trong lĩnh vực kinh doanh hàng xa xỉ, ắt hẳn đều nhận ra sự dịch chuyển ngoạn mục và dễ nhận thấy thời gian gần đây trong lòng thị trường nghệ thuật và hàng hóa cao cấp. Đó là, tác phẩm nghệ thuật ngày hôm nay đang được trao đổi và mua bán theo hình thức trực tuyến (online), thay vì thường được bán tại sàn đấu giá hay cửa hàng truyền thông.

Điều này đã sản sinh một thế hệ mới nổi, những “art-lennials” – người tiêu dùng xa xỉ trưởng thành trong thế giới công nghệ. Những người bấy lâu nay đặt hàng qua các nền tảng kỹ thuật số, giờ đây, họ có xu hướng mua nhiều tác phẩm nghệ thuật trên các kênh online uy tín.

Giờ đây, phân khúc tiêu dùng “art-lennials” đang trở thành mục tiêu khách hàng chủ chốt của những nhà cung cấp nghệ thuật, cầu nối nhanh nhạy và trung thực giữa người bán và kẻ mua. Nhờ nền tảng kỹ thuật số, các thương hiệu có thể thu thập dữ liệu khách hàng thông qua tính năng hướng tới đối tượng mục tiêu. Theo đó, họ dễ dàng nắm bắt được người tiêu dùng xa xỉ muốn tìm kiếm điều gì khi đưa ra quyết định mua hàng.

Vào năm 2016, nghiên cứu cho thấy thị trường nghệ thuật online tăng trưởng 15% lên 3,75 tỷ USD. Trong đó, thị trường nghệ thuật toàn cầu đang được thống lĩnh bởi năm nền tảng trực tuyến hàng đầu: Christie’s, Sotheby’s, Artsy, 1stdibs và Artnet.

Người dẫn đầu Sotheby’s

Một cuộc đấu giá của Sotheby’s tại Hồng Kông.

Sotheby’s, hãng bán đấu giá nổi tiếng, cũng tận dụng sự trỗi dậy của internet và công nghệ hiện đại trong cuộc cách mạng 4.0 nhằm thu hút tầng lớp sưu tầm mới, nỗ lực hợp tác với những người có ảnh hưởng, triệu phú, tỷ phú hàng đầu để kéo về nhiều người tiêu dùng trẻ tuổi hơn thông qua phương tiện truyền thông xã hội.

Vào tháng 10 năm 2016, Sotheby’s bắt tay hợp tác với ngôi sao K-Pop T.O.P của nhóm nhạc BigBang trong quá trình giám tuyển một sự kiện nghệ thuật đương đại nổi bật diễn ra ở Hồng Kông. Thời điểm đó, chàng nghệ sĩ tài năng T.O.P sở hữu hơn 8 triệu lượt theo dõi ở Instagram, hầu hết thuộc danh sách art-lennials tiềm năng.

Top tại một phiên đấu giá của Sothby’s

Vào tháng 9 năm 2017, tại sự kiện đấu giá nghệ thuật đương đại diễn ra ở New York, Sotheby’s tiếp tục hợp tác với Nina Garcia, giám đốc sáng tạo của Marie Claire, đồng thời là giám khảo chương trình Project Runway với mục đích lựa chọn nhóm tác phẩm nghệ thuật đa dạng, châm ngòi nổ cho cuộc đối thoại giữa thời trang và nghệ thuật, nhằm thu hút khán giả mới cũng như nâng cao nhận thức cho nhà đấu giá uy tín và nổi tiếng.

Sự chuyển dịch này đã tái cấu trúc thị trường xa xỉ và tạo nên những điểm nhấn mới cho bức tranh toàn cảnh.

Tưởng nhớ nghệ sĩ Mahmoud.

Với sự trỗi dậy nhanh chóng của thị trường văn hóa và nghệ thuật Trung Hoa, thế hệ art-lennials ngày càng xuất hiện nhiều đối tượng khách hàng chịu chi trên nền tảng kỹ thuật số và biến xu hướng này trở thành thói quen phổ biến. Sự chuyển dịch này đã tái cấu trúc thị trường xa xỉ và tạo nên những điểm nhấn mới cho bức tranh toàn cảnh. Với sự ra đời của hai trang điện tử nổi tiếng là Toplife và Luxury Pavilion, xa xỉ phẩm đang được chú ý một cách nghiêm túc trong thị trường. Dần dà, những tác phẩm nghệ thuật đắt giá sẽ được trưng bày và mở bán tại Toplife và Luxury Pavilion.

Vào năm 2016, nghiên cứu cho thấy thị trường nghệ thuật online tăng trưởng 15% lên 3,75 tỷ USD. Trong đó, thị trường nghệ thuật toàn cầu đang được thống lĩnh bởi năm nền tảng trực tuyến hàng đầu: Christie’s, Sotheby’s, Artsy, 1stdibs và Artnet.

Cuộc hợp tác với thời trang cao cấp của Christie’s.

Hai hãng bán đấu giá lừng dành là Christie’s và Sotheby’s bắt đầu thống lĩnh thị trường nghệ thuật online nhưng cũng gặp phải những thử thách và bất cập lớn trong việc dịch chuyển kinh doanh brick-and-mortar thành kinh doanh đa phương tiện. Chẳng hạn, cuộc đấu giá online của hãng Christie’s đã chứng kiến một cú nhảy tăng trưởng doanh số vô cùng ngoạn mục, cán mốc 84%.

Trong khi đó, nhà Sotheby’s quyết tâm đầu tư vào nội dung video, như một kết quả thỏa đáng,  lượng fan trên Instagram của thương hiệu tăng trưởng 102% từ giữa tháng 3/2016 đến tháng 3/2017. Hiện tại, Sotheby’s đã thu hút hơn 900.000 người theo dõi trên nền tảng xã hội này.

Tác phẩm “Famille de saltimbanques avec un singe” (1905) bởi Pablo Picasso.

Instagram là công cụ truyền thông vô cùng hiệu quả, đặc biệt đối với một nhà đấu giá uy tín và luôn biết cách trau dồi hình ảnh như Christie’s hay Sotheby’s. Vì yếu tố này có thể ảnh hưởng mạnh mẽ đến tâm lý khách hàng, đặt ra cho họ hai lựa chọn nhanh gọn: mua hay không mua.

Tham vọng của Artnet tại thị trường nghệ thuật Trung Quốc

Artnet tham vọng bá chủ thị trường nghệ thuật Trung Quốc.

Với phiên bản dùng thử (beta version) của WeChat Mini Program vào cuối năm 2017, Artnet (hãng chuyên mua bán tác phẩm nghệ thuật đương đại) trở thành thương hiệu đầu tiên sở hữu thị trường nghệ thuật online trên Mini Program của WeChat. Chính yếu tố tiên phong này đã biến Artnet thành sự hiện diễn mạnh mẽ và đáng tin cậy trong tâm trí người tiêu dùng xa xỉ.

Bước dịch chuyển đến WeChat của Artnet cũng chứng tỏ tham vọng của hãng khi muốn dẫn đầu thị trường tiêu thụ xa xỉ phẩm tại Trung Quốc. Không đơn thuần trưng bày các tác phẩm nghệ thuật, Artnet còn dẫn bạn đến thiên đường nghệ thuật thông qua bản đồ GPS với những hướng dẫn tỉ mỉ để khán giả có thể tiếp cận tối đa vẻ đẹp trung thực của tác phẩm.

CEO Jacob Pabst của Artnet chia sẻ: “Nội dung trên website hiển thị toàn bộ thông tin trên app cũng như chế độ web trên điện thoại thông minh. WeChat là một phát minh hấp dẫn, tạo ra những cơ hội và thách thức riêng cho những thương hiệu như chúng tôi”.

Một tác phẩm của họa sĩ Moke.

Sự kết nối giữa hàng hóa xa xỉ và nghệ thuật đang hình thành nên một xu hướng tiêu dùng cao cấp mới ở thị trường Trung Hoa. Ngày nay, tầng lớp nhà giàu của đất nước tỷ dân này coi nghệ thuật như biểu tượng của xa hoa và tinh tế. Trong đó, art-lennials hôm nay cũng trở thành thế hệ tiên phong trong tiêu dùng xa xỉ phẩm online.

Thực hiện: Trang PS