Những năm tháng vàng son của Dior bắt đầu từ đâu?
Ngày đăng: 13/05/22
Christian Dior là một thương hiệu gắn liền với thời trang cổ điển và vẻ đẹp nữ tính. Nhà mốt Pháp này đã có mặt từ những năm 1940s và vẫn tiếp tục mang đến cho phụ nữ những mẫu trang phục tuyệt vời nhất. Không quan trọng là ready-to-wear hay haute couture; những chiếc váy Dior luôn luôn thu hút sự chú ý của tất cả mọi người giữa đám đông.
Christian Dior đã vượt qua được bài kiểm tra của thời gian với những item sáng tạo bất tử trong thời trang. Nhà mốt cũng “đón đầu” rất nhiều những tài năng có tầm ảnh hưởng trong ngành công nghiệp này. Trong bài viết, bạn sẽ hiểu thêm về lịch sử của Dior và cách thương hiệu trở thành trong một những nhà mốt hàng đầu thế giới cho đến ngày nay.
Nơi Christian Dior bắt đầu
Mặc dù Christian thành lập thương hiệu vào năm 1946, nhưng thương hiệu Dior coi năm 1947 mới thực sự là khởi đầu chính thức bởi vì đó là khi bộ sưu tập đầu tiên của nhà mốt được trình làng. Dior bắt đầu ở Paris, tại địa chỉ 30 Avenue Montaigne. Chưa đầy 3 tháng sau khi chính thức ra mắt thương hiệu, Christian Dior đã “thả xích” bộ sưu tập đầu tiên. Ông đã luôn có một tình yêu sâu đậm với hội hoạ, và từng làm chủ một phòng tranh ở Pháp trước khi bước chân vào giới thời trang. Christian đóng cửa nó vì cuộc Đại Khủng hoảng và làm việc dưới trướng nhà thiết kế thời trang Robert Piguet một thời gian. Sau đó, ông làm việc với couturier Lucien Long trước khi quyết định rằng bản thân đã sẵn sàng để tạo ra và trình diễn thương hiệu của riêng mình. Điều này đã dẫn tới sự thành lập của nhà mốt vào năm 1946. Bằng cách này, thương hiệu Christian Dior đã được sinh ra, đánh dấu sự khởi đầu cho lịch sử của Dior.
“Diện mạo mới” của Christian Dior
Tại buổi trình diễn đầu tiên của Christian Dior, ông đã đúc kết nó với slogan “New Look – Diện mạo mới”. Dụng ý đằng sau bộ sưu tập đầu tiên của Dior là cho thấy sự kết thúc của chiến tranh. Các thiết kế xuất hiện với eo thắt, silhouettes có cấu trúc chặt chẽ và phồng nhẹ ở phần hông. Quần áo của thương hiệu phản chiếu sự sang trọng và được xem như một cuộc cách mạng của thời trang tại thời điểm đó. Bởi vậy, điều này đã giúp Christian Dior nhanh chóng trở thành một trong những thương hiệu được săn đón và yêu thích nhất thời bấy giờ.
Rất nhiều các ngôi sao tiếp cận Christian Dior, bao gồm Margot Fonteyn và Rita Hayworth, những người muốn sở hữu trang phục từ bộ sưu tập New Look trước tiên. Với những người phụ nữ nổi tiếng nhất mặc đồ Dior, thương hiệu đã tăng trưởng chóng vánh. Chỉ với ít thời gian, Christian Dior đã gắn liền với định vị thương hiệu độc đáo nhất trong lịch sử.
Khi thương hiệu toàn cầu hoá
Cũng không quá lâu trước khi Christian Dior trở nên nổi tiếng toàn cầu. Dior mở một cửa hàng ở New York vào 1948, bước chân chính thức của thương hiệu tại thị trường Mỹ. Cùng với đó là những cửa hàng được mở thêm và sự “bành trướng” của các bộ sưu tập ở khắp nơi trên thế giới. Dior cũng bắt đầu lấn sang thị trường mùi hương với sự ra mắt của dòng nước hoa Miss Dior, dành tặng cho người em gái của ông. Ở thời điểm này, Christian nhận ra sự cần thiết của một trải nghiệm trọn vẹn trong thời trang. Bởi vậy, ông đã đăng ký bản quyền cái tên Dior cho dòng sản phẩm phụ kiện của thương hiệu. Điều này cho phép những người phụ nữ Dior sở hữu giày, áo khoác, và các sản phẩm khác của Dior để có được một “New Look” nguyên bản.
Thương hiệu Dior đã không ngừng phát triển. Lịch sử của nhà mốt cho thấy rằng chính Christian Dior đã ăn mặc như một ngôi sao nổi tiếng nhất. Các thiết kế của ông đã xuất hiện trong tủ quần áo của rất nhiều những ngôi sao đầu thập niên 50s.
Sự ra mắt của Yves Saint Laurent
Yves Saint Laurent bắt đầu làm việc với Dior vào năm 1955, khi ông 19 tuổi. Ông bắt đầu với công việc trợ lý cho Dior, nhưng trước khi quá lâu, Dior đã thấy được tiềm năng của ông, và sớm gặp mẹ của Laurent vào năm 1957 để thông báo với bà rằng ông lựa chọn Saint Laurent để kế nghiệp khi đến lúc. Mặc dù Saint Laurent chỉ mới 21 tuổi tại thời điểm đó, nhưng ông đã có một con mắt tinh tường đối với thời trang, và tài năng của ông được thể hiện rõ ràng khi tạo ra những item thần kỳ, tuyệt vời nhất.
Dior mất vào năm 1957 bởi một cơn đau tim; ông thọ 52 tuổi, và thế giới thời trang đã cảm nhận được một sự mất mát nặng nề. Rõ ràng rằng một huyền thoại của thời trang đã ra đi quá sớm. Một vài bộ sưu tập của ông là những cú “trúng” hay “hụt”, khi rất nhiều người vẫn có gắng để chấp nhận người điều hành mới của thương hiệu Dior. Để ngăn chặn sự tụt dốc của thương hiệu, Saint Laurent đã trở thành giám đốc sáng tạo của Dior khi mới 21 tuổi. Chàng trai trẻ đã mang trên vai cả di sản của Dior, đảm bảo rằng tầm nhìn sáng tạo của ông vẫn sẽ tồn tại. Mặc dù vậy, mục tiêu của Saint Laurent là tạo ra silhouette mềm mại hơn bằng việc nới lỏng thắt eo và bỏ đi một vài cấu trúc phức tạp. Khi Saint Laurent nhận được triệu tập nhập ngũ tại quân đội Pháp vào năm 1960, thương hiệu đã nhanh chóng tạm biệt ông.
Bước chân của Maria Chiuri vào Dior
Lịch sử của Dior sẽ không thể hoàn thiện nếu không nhắc tới Maria Chiuri. Bà đại diện cho một bước ngoặt của lịch sử khi trở thành nữ giám đốc sáng tạo đầu tiên của một nhà mốt vào năm 2016. Là người phụ nữ đầu tiên trên ngai vàng của thương hiệu dành cho phụ nữ, Chiuri không thích khi nó là một sự tranh cãi, và bà đã dành tất cả tài năng để chứng minh rằng mình xứng đáng với vị trí này. Chiuri mang những cái chạm nhẹ đầy nữ tính tới Dior và tạo ra một dòng sản phẩm tập trung vào sự nữ tính này. Hướng đi của Maria Chiuri đã đồng nhất với những gì Christian Dior bắt đầu từ hàng chục năm trước, không kể tới âm hưởng nữ tính. Mặc dù nam giám đốc sáng tạo ở trước bà có được tài năng vượt bậc và đã tạo ra những kỳ tích, nhưng chỉ khi Chiuri nắm quyền thì thương hiệu mới thực sự ôm trọn sự nữ tính. Cuối cùng, kể từ khi lịch sử của Dior bắt đầu, thương hiệu mới thực sự đứng ngang hàng với những người phụ nữ hiện đại.
Thời trang của Dior và những người nổi tiếng
Một ngôi sao nổi tiếng với việc mặc đồ Dior là Marlene Dietrich. Bà không phải là người duy nhất khi vô số số những minh tinh Hollywood như Ava Gardner và nhiều người khác thường xuyên mặc đồ Dior. Không chỉ duy nhất Hollywood; một số thành viên hoàng gia nổi tiếng cũng được nhìn thấy mặc trang phục Dior trong nhiều thập kỷ. Một trong những thành viên gia đình hoàng gia là Công nương Diana, người có tầm ảnh hưởng tới sự phổ biến của túi xách da sành điệu của Dior. Thương hiệu này đã gắn liền với sự thanh lịch và trang nhã trong nhiều thập kỷ, và danh tiếng của nó đã vượt qua những năm 1950.
Đến nay, Dior gắn liền với những người nổi tiếng nhất mọi thời đại. Nhiều người nổi tiếng đã mặc Dior, và bằng cách mặc chúng, họ đã giúp công ty duy trì danh tiếng của mình trong những năm qua. Những ngôi sao như Carla Bruni, Diane Kruger, Monica Bellucci và Marion Cotillard đều gắn bó lâu dài với thương hiệu. Ngoài ra, Jennifer Lopez, một ca sĩ và nhạc sĩ, được biết đến với việc thường xuyên mặc trang phục của Dior. Những người nổi tiếng hiện nay khi tìm kiếm những bộ trang phục độc đáo và hớp hồn để xuất hiện trên thảm đỏ thường tìm đến Dior. Trong khi mặc đồ Dior, họ đã góp phần lớn vào việc quảng bá thương hiệu.
Chiến lược Marketing của Dior
Dior được định giá 42,7 tỷ đô la và tiếp tục gia tăng giá trị. Thương hiệu là một trong những nhà mốt có ảnh hưởng nhất trên toàn cầu, và nhiều người tự hỏi nó là như thế nào. Bạn không đơn độc nếu bạn đang tự hỏi làm thế nào Dior vươn lên dẫn đầu. Dưới đây là các chiến lược marketing của công ty đã giúp hãng vươn lên hàng đầu trong suốt lịch sử của Dior.
Quảng bá các thiết kế thông qua các triển lãm
Dior khá nổi tiếng với việc tổ chức các buổi triển lãm đầy tham vọng. Thương hiệu giới thiệu di sản và lịch sử của trang phục và trình diễn ở nhiều phần khác nhau của triển lãm. Một trong những triển lãm nổi tiếng là Esprit Dior. Triển lãm này giới thiệu lịch sử của Dior và có mười chủ đề khác nhau khi nó diễn ra. Một cuộc triển lãm khác đã thành công rực rỡ là New Look Revolution. Triển lãm này khám phá sự phát triển của Bar Suit, bộ đồ xuất hiện trong bộ sưu tập đầu tiên của thương hiệu. Triển lãm đã thể hiện rõ item này đã thay đổi như thế nào. Nó cũng tiến xa hơn khi cho thấy sự chăm chỉ và tỉ mỉ trong việc tạo ra thiết kế Bar Suit.
Sức mạnh của Nhận thức
Trong suốt lịch sử Dior, thương hiệu đã sử dụng các khái niệm tâm lý như sự thu hút và sự hiểu biết về hành vi của khách hàng để tác động đến việc mua hàng lặp lại. Thương hiệu Dior nhận ra nhu cầu của việc cung cấp các sản phẩm chất lượng hàng đầu để đáp ứng yêu cầu của người tiêu dùng. Từ đó, điều này sẽ ảnh hưởng đến hành vi của người tiêu dùng đối với việc mua sản phẩm. Chiến lược marketing này cũng thu hút khách hàng mỗi khi họ đi ngang qua cửa hàng. Vì Dior liên tục duy trì di sản của mình bằng cách cải tiến vật liệu và thủ công, khách hàng luôn quay lại cửa hàng, xây dựng lòng trung thành của khách hàng.
Với các quảng cáo của mình, Dior liên tục đưa khách hàng của họ vào một cuộc hành trình đầy cảm giác. Những quảng cáo này mang lại cảm giác ấm áp cho khách hàng của họ, khiến họ cố gắng cảm thấy trẻ trung và muốn tận hưởng cuộc sống. Phụ nữ liên tục mua son môi và nước hoa từ thương hiệu để đạt được cảm giác trẻ trung đó một lần nữa. Ngoài ra, trong suốt lịch sử Dior, thương hiệu này quảng cáo bằng việc sử dụng các tạp chí hàng đầu trong ngành thời trang như Harper’s Bazaar và Vogue. Những quảng cáo này nhắc nhở khách hàng về Dior và thu hút họ mua hàng một cách bốc đồng.
Công dụng của Dior Eyes
Dior đã đưa các buổi trình diễn thời trang lên một tầm cao mới với Dior Eyes. Thương hiệu không muốn chỉ mang tới một buổi trình diễn thời trang truyền thống. Vì vậy, họ đã cố gắng nâng cấp cách khách hàng nhìn nhận về thời trang. Thương hiệu hiểu rằng công nghệ là chìa khóa để đổi mới trải nghiệm cho khách hàng. Vì vậy, Dior đã tạo ra Dior Eyes. Đây là một VR headset được sử dụng cho các buổi trình diễn của Dior. Để đạt được nó, công ty đã hợp tác với DigitasLBi Labs France, công ty đã tạo ra thiết bị hiện đại này. Christian Dior đã giới thiệu sản phẩm này vào một số cửa hàng Dior vào tháng 6 năm 2016.
Dior Eyes là một sự đổi mới vì nó cho phép người dùng theo dõi các sự kiện hậu trường của mỗi buổi trình diễn. Người dùng có thể dễ dàng xem sơ đồ của các mô hình và sân khấu. Với Dior Eyes, Dior đã giúp cho những khách hàng thân thiết của thương hiệu cảm thấy như được trải nghiệm ở hậu trường của các Fashion Show.
Nhắm tới đối tượng Millennial với một bộ phim về nhảy múa
Thương hiệu đã tạo ra một bộ phim tập trung vào khiêu vũ để quảng bá một loại nước hoa mới cho khán giả thuộc thế hệ Millennial. Quảng cáo này có Camille Rowe, người gặp gỡ nhóm bạn nữ của mình và có cuộc thi nhảy với một nhóm con trai. Sau quảng cáo, Dior đã phát hành một loạt video hướng dẫn mà khán giả có thể sử dụng để học các bước nhảy. Một số video này là Rise the Heat, Feel the Space, Poison Kiss, và nhiều video khác.
Dior đã tạo ra quảng cáo này với mục đích dành cho thế hệ millennials. Thương hiệu nhận ra rằng dòng nước hoa Poison Girl sắc sảo và khiêu khích hơn so với các mùi nước hoa khác của hãng. Do đó, họ đã quyết định tung ra loại nước hoa theo một cách độc đáo để nhắm đến với thế hệ millennials. Động thái này cho một chiến dịch quảng bá với chủ đề nhảy múa đã khá thành công. Video chiến dịch đã có hơn 30 triệu lượt xem chỉ trên YouTube.
Kết luận
Kể từ khi Dior được tạo ra vào năm 1946, thương hiệu vẫn giữ nguyên vị trí biểu tượng của sang trọng, thanh lịch và ưu tú. Với gần 7 thập kỷ vừa qua, nhà mốt đã truyền cảm hứng cho nền công nghiệp thời trang với những thiết kế hợp thời và tinh tế vượt xa thời đại. Hầu hết các thiết kế của Dior đã trở nên dẫn đầu xu hướng. Bằng cách hiểu rõ lịch sử Dior, bạn có thể đánh giá cao hơn nữa gã khổng lồ thời trang này và hiểu được tầm ảnh hưởng to lớn của thương hiệu trong ngành thời trang ngày nay.
Thực hiện: Lexi Hoang
Theo 440 Industries