Các mô hình kinh doanh thời trang phổ biến cần biết trước khi bắt đầu khởi nghiệp

Ngày đăng: 03/11/20

Kinh doanh thời trang – một mảnh đất màu mỡ, hấp dẫn nhưng cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro. Nếu bạn đam mê thời trang và mong muốn kiếm tiền từ mảnh đất kinh doanh nhiều cơ hội này, việc trang bị các kiến thức không chỉ về thời trang mà còn là về kinh doanh sẽ là kim chỉ nan để ý tưởng kinh doanh thời trang của bạn được định hướng rõ ràng và đúng đắn hơn. Câu hỏi đầu tiên trước khi bắt đầu khởi nghiệp thời trang sẽ luôn là: What? (Cái gì) Và sau đây, Style-Republik sẽ giúp bạn trả lời câu hỏi “What” đó.

Kinh doanh thời trang có thể chia làm 2 mảng chính: kinh doanh các sản phẩm thời trang và kinh doanh các sản phẩm/dịch vụ liên quan bổ trợ cho thời trang.

Đối với kinh doanh các sản phẩm thời trang, chúng ta sẽ có các mô hình kinh doanh sau:

  • Thời trang thiết kế
  • Bán lẻ & Phân phối độc quyền
  • Thời trang nhanh
  • Thương mại điện tử
  • Thời trang cao cấp (Haute Couture)
  • May đo Bespoke/Custom/Made-to-measure
  • Sản xuất gia công 
  • Nhập khẩu & Bán sỉ
  • Mặt hàng thời trang cũ/đã qua sử dụng
  • Thời trang cho thuê

Đối với kinh doanh các sản phẩm/dịch vụ liên quan bổ trợ cho thời trang, chúng ta có các mô hình sau:

  • Báo chí, truyền thông
  • Quảng cáo
  • Sự kiện
  • Giáo dục
  • Dự báo, nghiên cứu xu hướng
  • Tư vấn

Kinh doanh các mặt hàng thời trang

Thời trang thiết kế

Mô hình kinh doanh thời trang
Nguồn: Gia Studios

Là mô hình kinh doanh và quảng bá các mặt hàng thời trang do chính thương hiệu thiết kế. Nhiều thương hiệu thiết kế thậm chí còn có quy trình khép kín từ khâu sản xuất, gia công đến phân phối. Kinh doanh thời trang thiết kế hiện tại đang là một xu hướng phổ biến trong thị trường thời trang Việt Nam bởi người mua hàng thời trang đang dần cảm thấy chán với những sản phẩm thời trang đại trà giá rẻ mà đang tìm kiếm những món đồ độc đáo, có thể tùy chỉnh để phù hợp với số đo cá nhân và thể hiện cá tính của riêng mình. 

Một số thương hiệu thời trang thiết kế ở Việt Nam mà bạn có thể tham khảo mô hình kinh doanh:

  • Gia Studios
  • Accent Concept
  • L’espoir
  • SAND
  • Blanke
  • MêMan

Bán lẻ & Phân phối độc quyền

Mô hình kinh doanh thời trang

Là mô hình kinh doanh thời trang mà các nhà bán lẻ thời trang đóng vai trò là người mua thời trang (fashion buyer) với số lượng lớn từ các thương hiệu, các nhà thiết kế về cửa hàng rồi bán lại cho khách mua lẻ. Nhiều tập đoàn lớn như DAFC, ACFC… còn trở thành nhà phân phối độc quyền của một số thương hiệu cao cấp quốc tế. Một số doanh nghiệp bán lẻ sau khi tích góp được một số vốn và kinh nghiệm thậm chí có thể phát triển dòng sản phẩm của riêng mình với mức giá vô cùng cạnh tranh.

Một số nhà bán lẻ thời trang ở Việt Nam cần biết:

  • Maison: Công ty phân phối và bán lẻ của các thương hiệu thời trang như Coach, MaxMara, Ted Baker, The Kooples, Charles and Keith,…
  • DAFC: công ty phân phối và bán lẻ độc quyền các thương hiệu thời trang cao cấp như Dolce & Gabbana, Elie Saab, Burberry, Balmain…
  • ACFC: công ty phân phối và bán lẻ độc quyền các thương hiệu thời trang trung cấp và bình dân như Gap, Old Navy, Levi’s, Mango…
  • labels: Ở đây bạn có thể tìm thấy các thiết kế được tuyển chọn từ các nhà thiết kế và tài năng trẻ trên thế giới. 
  • There vnd Then: Nhà bán lẻ thời trang đường phố với số lượng giới hạn được tuyển chọn từ các thương hiệu thời trang như ALYX Studios, YEEZY, Mastermind World, Gentle Monster, Heron Preston, DRKSHDW by Rick Owens, Y-3, Palm Angels, Adidas, Stussy,…

Thương mại điện tử

Mô hình kinh doanh thời trang

Mô hình kinh doanh thời trang

Mô hình kinh doanh thời trang

Là mô hình kinh doanh quy tụ nhiều thương hiệu khác nhau cùng thực hiện mọi hoạt động kinh doanh, marketing, phân phối sản phẩm và dịch vụ thời trang đều qua các nền tảng công nghệ – điện tử. Ở trên các nền tảng thương mại điện tử ngày nay còn có nhiều phương thức bán hàng mới lạ, độc đáo như See now Buy now (Xem và mua ngay), Livestream (bán hàng trực tiếp qua video), thử đồ thực tế ảo (Virtual Try-on)…

Một số sàn thương mại điện tử nổi bật:

  • Amazon: trang thương mại điện tử này kinh doanh thời trang từ rất nhiều nhãn hàng thời trang bình dân trên thế giới như Calvin Klein, PUMA… và đã ra mắt thương hiệu thời trang của riêng mình là Amazon Essentials.
  • Net-A-Porter: trang thương mại điện tử của nhiều thương hiệu thời trang cao cấp trên thế giới. 
  • Maison Online
  • Shopee
  • Ferosh
  • Sociolla
  • Sephora

Kinh doanh thời trang đã qua sử dụng

Mô hình kinh doanh thời trang

Gần đây có một sự nở rộ trong việc mua bán các mặt hàng thời trang đã qua sử dụng không chỉ các mặt hàng bình dân mà các thương hiệu thời trang cao cấp cũng dần bước chân vào lãnh địa này bởi nhu cầu quá lớn lẫn sự chuyển dịch trong hành vi mua sắm cũng như mối quan tâm của người tiêu dùng dành cho môi trường và sự lãng phí dần tăng cao. Kinh doanh thời trang đã qua sử dụng không chỉ nằm ở những cửa hàng nhỏ lẻ nữa mà đã nâng tầm trở thành các hệ thống với sự tuyển chọn kỹ lưỡng và độ uy tín cao. 

Một số mô hình kinh doanh thời trang đã qua sử dụng nổi bật:

  • TheRealReal
  • Re.loved
  • Coco Dressing Room
  • GiveAway Vietnam

Thời trang cao cấp (Haute Couture)

Mô hình kinh doanh thời trang

Các thương hiệu và nhà thiết kế cung cấp dịch vụ thời trang cao cấp được làm bằng tay hoàn toàn trong toàn bộ quy trình thực hiện sản phẩm. Cụm từ “Haute Couture” được pháp luật bảo vệ, đặc biệt là ở Pháp và tất cả các thương hiệu/nhà thiết kế cần phải được chính phủ Pháp công nhận mới được phép sử dụng “haute couture” trong các hoạt động marketing của mình. 

Hiện tại ở Việt Nam chưa có thương hiệu và nhà thiết kế nào được công nhận “haute couture”. Các thương hiệu, nhà thiết kế haute couture hàng đầu thế giới thuộc Le Chambre Syndicale de la Haute Couture (tạm dịch là Nghiệp đoàn may đo cao cấp) của Pháp phải kể đến: Chanel, Dior, Givenchy, Jean-Paul Gaultier, Maison Margiela, Schiaparelli…

Thời trang may đo Bespoke/Made-to-measure

Mô hình kinh doanh thời trang

Là mô hình kinh doanh các mặt hàng thời trang không có sẵn mà phải dựa vào số đo và yêu cầu của riêng từng khách hàng. Bespoke chỉ hình thức may đo hoàn toàn dựa vào thông số của khách hàng và không dựa vào bất kỳ mẫu có sẵn nào. May đo Bespoke sẽ phải tiến hành đo, ướm thử, lên rập, may… cho người mặc từ lúc đầu cho đến lúc kết thúc. Còn Made-to-measure cũng là may đo nhưng dựa vào bộ rập có sẵn sau đó tùy chỉnh để phù hợp với cơ thể của người mặc. Nói cách khác, Made-to-measure là phiên bản nhanh và tiết kiệm chi phí hơn của Bespoke.

Các thương hiệu may đo nổi bật của Việt Nam:

  • The Mike Style
  • CNES Bespoke
  • Chương Tailor

Thời trang nhanh

Mô hình kinh doanh thời trang

Mô hình kinh doanh thời trang nhanh có nhiệm vụ giải quyết hai bài toán: giá cả và xu hướng. Thời trang nhanh phải đáp ứng được yêu cầu cho ra thị trường các sản phẩm mới nhất, hợp thời nhất với giá cả cạnh tranh nhất. Vì thế, hầu hết các thương hiệu thời trang nhanh đều lựa chọn “copy” ý tưởng từ các thiết kế được đưa trên sàn runway nhưng với chi phí rẻ hơn nhiều. Chính vì thế, thời trang nhanh được đông đảo khách hàng lựa chọn bởi cập nhật xu hướng nhanh mà giá cả lại phải chăng. Với khả năng đó, thời trang nhanh đòi hỏi sự đầu tư vào bộ máy sản xuất, dây chuyền vận hành thật hiệu quả nhưng đồng thời cũng vấp phải nhiều phản ứng từ dư luận do các tác động của nó lên môi trường lẫn sự thiếu minh bạch trong việc chi trả cho nhân công, nguồn gốc xuất xứ của nguyên liệu sản xuất. 

Một số thương hiệu thời trang nhanh nổi bật:

  • Zara
  • H&M
  • Uniqlo
  • Asos

Nhập khẩu và bán sỉ

Mô hình kinh doanh thời trang

Ở mô hình kinh doanh này, các đơn vị chuyên nhập (từ nước ngoài hoặc trong nước) số lượng lớn các mặt hàng thời trang rồi bán lại cho các doanh nghiệp và cửa hàng nhỏ lẻ hơn.

Gia công

Mô hình kinh doanh thời trang

Một số doanh nghiệp chỉ tập trung vào sản xuất các mặt hàng thời trang mà không phát triển thành thương hiệu để không phải lo các chi phí về marketing, quản lý cửa hàng, chăm sóc khách hàng… Họ sẽ tập trung vào nhân công, phát triển máy móc, kỹ thuật để có thể sản xuất ra số lượng hàng lớn đáp ứng nhu cầu mua hàng của những người kinh doanh thời trang sỉ lẻ. 

Cho thuê các mặt hàng thời trang

Mô hình kinh doanh thời trang

Bên cạnh xu hướng mua bán đồ đã qua sử dụng, thị trường cho thuê các mặt hàng thời trang cũng vô cùng sôi nổi trong thời gian trở lại đây. Xuất phát từ xu hướng được thay đổi, thử nghiệm với những phong cách mới cũng như thực trạng nhiều người chỉ mặc một số loại quần áo một lần vào những dịp đặc biệt mà không có nhu cầu sở hữu chúng, mô hình kinh doanh dịch vụ cho thuê đồ cung cấp cho khách hàng vô số lựa chọn với mức giá thuê cực kỳ dễ chịu và họ cũng có thể mua luôn món đồ đó nếu cảm thấy thích.

Một số dịch vụ cho thuê đồ thời trang nổi bật: 

  • Drobebox
  • Rent The Runway
  • Nuuly

Kinh doanh các sản phẩm, dịch vụ bổ trợ cho thời trang

Báo chí, truyền thông

Mô hình kinh doanh thời trang

Báo chí là tiếng nói của thời trang dành cho công chúng, là một chiếc cầu nối quan trọng giữa thời trang và người tiêu dùng. Bên cạnh các ấn phẩm thời trang truyền thống, báo điện tử, trang tin trực tuyến… tiếp tục là nơi mà những người yêu thời trang tìm đến để cập nhật những xu hướng mới nhất, tham khảo những nội dung mà các biên tập viên giới thiệu. Tạp chí thời trang luôn là một đích đến vinh quang để khẳng định đẳng cấp mà các nhãn hàng luôn hướng tới. 

Một số tạp chí giấy và trang tin thời trang điện tử uy tín ở Việt Nam:

  • Elle
  • L’Officiel
  • Đẹp
  • Harper’s Bazaar
  • Style-Republik
  • Luxuo

Quảng cáo

Mô hình kinh doanh thời trang

Để tạo ra được các sản phẩm quảng cáo chất lượng, các thương hiệu thường tìm đến một creative agency (đơn vị sáng tạo) để kiêm từ việc lên ý tưởng, sản xuất ý tưởng và quảng bá ý tưởng đó. Phụ trách sản xuất ý tưởng đó thường là một production house chuyên sản xuất hình ảnh, phim quảng bá,… Việc tiếp theo là các agency sẽ sử dụng những hình ảnh, thước phim đó để chạy các chiến dịch quảng cáo trên nhiều nền tảng khác nhau (billboard, TV, digital,…)

Sự kiện

Mô hình kinh doanh thời trang

Các sự kiện thời trang như fashion show, triển lãm, khai trương cửa hàng, giải thưởng… không chỉ là nơi các tín đồ thời trang, những người có sức ảnh hưởng trong ngành thời trang tụ hội lại và thảo luận, chiêm ngưỡng thời trang mà bản chất của nó là để kinh doanh. Đó là nơi các thương hiệu, các nhà thiết kế đem các sản phẩm của mình trình làng đến giới chuyên môn, đến khách hàng. Sự kiện thời trang còn là nơi của các fashion buyers đến tìm hiểu, quan sát xu hướng nhằm đưa ra các quyết định về việc có nên kinh doanh các thiết kế đó hay không. 

Một số sự kiện thời trang lớn và uy tín ở Việt Nam:

  • Vietnam International Fashion Week
  • Vietnam Runway Fashion Week
  • Elle Wedding Art Gallery
  • Style-Republik Celebrating Local Pride
  • SR Fashion Awards
  • Elle Beauty Awards

Giáo dục

Để ngành công nghiệp thời trang phát triển và bắt kịp với thế giới, chúng ta luôn cần có nhiều nhà thiết kế, nhiều tài năng trẻ hơn và để có được điều đó, giáo dục đóng một vai trò then chốt. Ngành thiết kế và kinh doanh thời trang hiện nay đang là những ngành rất “hot” và được rất nhiều bạn trẻ quan tâm theo đuổi. Nhiệm vụ của giáo dục là cung cấp cho các bạn nền tảng kiến thức vững chắc lẫn định hướng đúng đắn trên con đường thời trang của mình.

Một số trường học, cơ sở đào tạo về thời trang ở Việt Nam:

Dự đoán, nghiên cứu xu hướng

Mô hình kinh doanh thời trang

Chúng ta luôn tự hỏi xu hướng chủ đạo trên các sàn diễn là ngẫu nhiên mà có hay là một sự tính toán từ trước? Tại sao trước khi xuất hiện trên sàn diễn, không ai có thể đoán trước được các nhà mốt sẽ mang gì lên sàn diễn nhưng sau buổi biểu diễn, chúng ta đều có thể nhận thấy được một số xu hướng nhất định sẽ được nhiều nhà mốt cùng lăng xê? Câu trả lời nằm ở các đơn vị chuyên dự đoán và nghiên cứu xu hướng. Bằng những nghiên cứu, quan sát của mình, họ đưa ra những dự đoán về xu hướng mà các nhà mốt phải chi rất nhiều tiền để có được kết quả đó để giúp họ định hướng bộ sưu tập tiếp theo của mình. 

Tư vấn

Tư vấn chiến lược kinh doanh, tư vấn định hình phong cách, tư vấn tạo dựng hình ảnh thương hiệu… đều có tầm quan trọng vô cùng lớn đối với các thương hiệu, nhà thiết kế cũng như những người yêu thích thời trang. Sự tư vấn đúng đắn sẽ giúp các thương hiệu, nhà thiết kế, cá nhân đưa ra những quyết định đúng đắn trong sự nghiệp kinh doanh thời trang lẫn tạo dựng hình ảnh cá nhân của họ. 


SR Fashion Business School trực thuộc công ty TNHH Truyền thông và Giáo dục Thời trang Style-Republik – trường giảng dạy và chia sẻ kiến thức kinh doanh thời trang chuyên nghiệp. Tham gia chương trình Chương trình Quản trị kinh doanh thời trang tại SR Fashion Business School, học viên sẽ có cơ hội được tham quan thực tế cửa hàng của thương hiệu thời trang lớn, gặp gỡ chủ thương hiệu hoặc quản lý cấp cao của thương hiệu để được chia sẻ thêm về kinh nghiệm thực tế; được tham dự sự kiện đặc biệt để mở rộng kết nối với giảng viên, học viên và cá nhân nổi bật trong ngành thời trang. Với học viên có biểu hiện xuất sắc trong quá trình học, SR Fashion Business School còn hỗ trợ tư vấn cơ hội nghề nghiệp để các bạn có thể ứng tuyển, tìm kiếm công việc phù hợp với định hướng phát triển bản thân.

Nếu đang ấp ủ ý tưởng kinh doanh thời trang hoặc muốn đặt nền móng vững chắc cho sự nghiệp trong lĩnh vực này, độc giả có thể gọi số hotline 0971609650 để được tư vấn cụ thể về chương trình đào tạo phù hợp với nhu cầu và định hướng phát triển.

 

Thực hiện: Mỹ Đỗ