Chia tay Off-White – lời tạm biệt streetwear của LVMH?

Ngày đăng: 11/10/24

Dường như streetwear – vốn từng là biểu tượng của thời trang hiện đại và xu hướng của thế hệ trẻ – đang mất dần sức ảnh hưởng và ‘đứa con cưng’ này bị từ bỏ bởi các nhà thiết kế thời trang cao cấp?

Trong thiên văn học, thuật ngữ ‘revolution’ (cách mạng) ám chỉ một vật gì đó vừa mới hoàn thành quỹ đạo của nó và trở về vị trí ban đầu sau một hành trình dài – điều này thật trớ trêu vì thông thường, khi chúng ta nói về cách mạng, chúng ta ám chỉ sự thay đổi. Nhưng ngay cả trong lĩnh vực lịch sử, khi một cuộc cách mạng – dù xảy ra những biến động lớn đến đâu – thì cuối cùng vẫn đưa xã hội trở về trạng thái gần như giống với tình trạng ban đầu.

Tựa như khoảng thời gian sau cuộc Cách mạng Pháp năm 1789, Napoleon trở thành người lãnh đạo nước Pháp. Mặc dù ban đầu ông hứa hẹn mang lại những cải cách, Napoleon thực chất trở thành một nhà cai trị độc đoán, không khác gì các vị vua chuyên chế của chế độ cũ (Ancien Régime) trước đó. Thay vì dẫn đến một xã hội mới dựa trên các giá trị của tự do, bình đẳng và bác ái, nước Pháp và châu Âu lại quay về trạng thái tương tự như trước cách mạng. 

DESIGN": The Spectacular Rise of Virgil Abloh in 25 Objects | GQ
Dấu ấn thiết kế của Virgil Abloh trong 25 sản phẩm khác nhau

Một điều tương tự cũng đã xảy ra trong thời trang ngày nay, khi các tập đoàn xa xỉ lớn dường như đã quên cuộc cách mạng đã diễn ra cách đây nhiều năm và họ lựa chọn từ bỏ Virgil Abloh – ‘vị Napoleon’ trong ngành, một “nhà lãnh đạo” đã xuất hiện và tạo nên dấu ấn đáng kể. Trên thực tế, vào ngày 30 tháng 9, đúng ngày sinh nhật của Abloh, LVMH đã bán Off-White. Dường như streetwear – vốn từng là biểu tượng của thời trang hiện đại và xu hướng của thế hệ trẻ – đang mất dần sức ảnh hưởng và ‘đứa con cưng’ này bị từ bỏ bởi các nhà thiết kế thời trang cao cấp. Điều này đánh dấu một sự chuyển hướng trong tính thẩm mỹ và chiến lược sáng tạo của ngành, nhưng điều này lại vô tình không còn phản ánh đầy đủ đời sống và phong cách của giới trẻ và văn hóa đường phố hiện đại. 

Việc bán Off-White không chỉ là một giao dịch kinh doanh đơn thuần mà còn phản ánh một xu hướng lớn hơn trong ngành thời trang: họ muốn lãng quên đi giai đoạn mà thời trang cao cấp đã ‘đồng ý’ hòa nhập với streetwear. Nhờ đó, họ đã thành công thu hút sự quan tâm của một thế hệ mới tìm thấy chính mình trong thời trang, khôi phục lại sự liên quan của ngành sau khi mất đã đánh đi trong thập kỷ đầu tiên của những năm 2000. 

Cả một thế hệ nhà thiết kế và người đam mê thời trang ngày nay vẫn còn nhớ đến Virgil Abloh. Có thể nói, đây là một thời điểm quan trọng trong lịch sử, nhiều yếu tố đang hội tụ lại để tạo nên những thay đổi lớn. Khung cảnh này khiến ta nhớ đến những bộ phim như Megalopolis (một bộ phim giả tưởng về sự sụp đổ của một xã hội) và nhiều nhà văn cũng đã từng so sánh phương Tây hiện đại với Đế chế La Mã trong thời kỳ suy thoái – ý chỉ phương Tây hiện tại có thể đang đi vào giai đoạn tương tự như La Mã xưa, khi xã hội trở nên xa hoa, hưởng thụ, và sau đó dẫn đến thời kì suy tàn. Và thời trang ngày nay đang quay về với quá khứ – họ chỉ phục vụ một tầng lớp tinh hoa cực kỳ nhỏ bé và biệt lập. Tầng lớp này lại không đại diện cho đa số xã hội, và vì vậy thời trang mất đi sự liên hệ với các tầng lớp phổ thông hơn. Không những thế, thời trang xa xỉ có thể sẽ không còn có khả năng phản ánh xu hướng và tiếng nói của thế hệ trẻ hoặc đại đa số xã hội. Do đó, quyết định “từ bỏ” Off-White của LVMH, cũng đồng nghĩa với việc từ bỏ thế hệ trẻ. Tuy nhiên, lý do không phải vì mối quan hệ của thời trang với thế hệ trẻ phụ thuộc hoàn toàn vào Off-White, mà bởi vì Off-White đã từng là biểu tượng mang theo các giá trị mới trong một giai đoạn quan trọng.

Trong một khoảnh khắc, sau buổi trình diễn đầu tiên của Virgil Abloh tại Louis Vuitton, khán giả thời trang đã ước rằng rào cản ngăn cách thế giới xa xỉ với thế giới văn hóa đại chúng thông qua một tư duy bao trùm có thể bị dỡ bỏ. Mang đến cho thế hệ mới cơ hội tiếp cận thế giới thời trang quyến rũ và thể hiện bản thân thông qua đó. 

Cũng không thể phủ nhận rằng giúp thế hệ trẻ tiếp cận thời trang xa xỉ là rất quan trọng, việc các thương hiệu mở cửa để chào đón những nhà sáng tạo trẻ vào lĩnh vực này, mang lại nhiều sáng tạo và thay đổi. Tuy nhiên, không phải những điều mới lúc nào hoàn toàn tích cực, vì nó cũng đi kèm với những thách thức và hạn chế nhất định. Một trong những hệ quả của việc chào đón nhiều nhà thiết kế trẻ là mở ra cánh cửa cho chủ nghĩa nghiệp dư (dilettantism), nghĩa là có thể thiếu đi sự chuyên nghiệp và chiều sâu trong sáng tạo. Không phải tất cả các nhà sáng tạo trẻ đều có được vốn văn hóa và kiến thức sâu rộng như Virgil Abloh. Sự thiếu vắng của vốn văn hóa và kiến thức chuyên môn có thể dẫn đến việc giảm giá trị của thiết kế thời trang và không thể tạo ra những ý tưởng mới và đột phá. 

@nssmagazine

Exactly two years ago, Virgil Abloh passed away—a designer who left a distinct mark on contemporary fashion and contributed to redefining the concept of creativity. To honor Virgil, we have extracted a clip from a lecture he gave at the Rhode Island School of Design, where his vision and attitude in his craft and life in general shine through clearly. Long Live Virgil. #virgil #virgilabloh #lecture #interview #creativity #lifelessons #inspiration #fashion #art #perfectionism

♬ QKThr – Aphex Twin

Điều này có thể sẽ làm chúng ta nhớ đến quy tắc 3% của Virgil Abloh. Theo anh, chỉ cần thay đổi thiết kế của một sản phẩm ít nhất 3% so với nguyên bản là đủ để tạo ra một thiết kế mới. Đây là một phương pháp tiếp cận sáng tạo, nơi Abloh khuyến khích sáng tạo từ những thứ đã tồn tại bằng cách thay đổi nhỏ nhưng có ý nghĩa. Tuy nhiên, cách tiếp cận này có thể bị lạm dụng dẫn đến việc thiết kế chỉ trở thành việc chỉnh sửa tối thiểu mà thiếu đi sự sáng tạo lớn lao. 

Chủ nghĩa nghiệp dư (dilettantism) trong thời trang hiện đại, đặc biệt là trong những sản phẩm được thiết kế bởi những nhà sáng tạo trẻ thiếu kiến thức và chiều sâu, đã không kết nối tốt với tệp khách hàng cao cấp, những người siêu giàu và khách hàng trung thành lâu đời của các thương hiệu xa xỉ, dẫn đến một số hậu quả trong ngành thời trang. 

Trong thế giới hiện tại, mọi hệ tư tưởng và hệ thống giá trị dường như đang phải đối mặt với những thảm họa lớn như chiến tranh và suy thoái môi trường. Thời trang, vốn được coi là một hình thức biểu đạt văn hóa và phản ánh xã hội, lại không thể hiện được những thực tế khắc nghiệt này, mà thay vào đó, nó bị mắc kẹt trong một lối sống xa hoa và vô lo chỉ thể hiện đặc quyền mà không có giá trị gì khác.

The biggest trends from Paris Fashion Week SS25
Sàn diễn Xuân/Hạ 2025 của Louis Vuitton

Có lẽ thời trang hiện tại đang hướng về tương lai với nỗi lo lắng và muốn quay trở lại vì nó không thể tiến về phía trước khi nó đang bị tước mất tính tự phát và nghệ thuật vốn luôn gắn liền với nó, bị đè bẹp bởi những nhu cầu thương mại và hệ tư tưởng về lợi nhuận ngày càng tăng và dữ dội. Và trong tháng thời trang này, chúng ta thực sự đã chứng kiến ​​những buổi trình diễn chỉ có thể kể lại những nỗi nhớ về thời đã qua, mà không có cái nhìn tò mò hay trực quan về hiện tại hay tương lai. 

Nhưng đây lại là điều bình thường trong giới thời trang xa xỉ, họ chỉ phục vụ chủ yếu cho tầng lớp giàu có, chứ không phải cho đại đa số. Thay vào đó, cần phải định nghĩa lại ý tưởng về sự xa xỉ, biến nó không phải là biểu tượng của địa vị xã hội mà là phương tiện, nhân danh sự xuất sắc trong nghệ thuật ứng dụng, của những giá trị mới bên trong nó và giải phóng bản thân khỏi ‘xiềng xích’ của lợi nhuận cao bằng mọi giá. 

Và nếu ngày nay một bộ vest Armani mua trên Vinted lại xa xỉ hơn một bộ vest mới ra khỏi sàn diễn Saint Laurent thì sao? Suy cho cùng, chúng ta vẫn nghe nói rằng trong quá khứ, mọi thứ đều có chất lượng cao hơn và ngay cả những dòng sản phẩm cũ cũng thường có vẻ hoàn thiện tốt hơn so với những sản phẩm hiện có trong các cửa hàng. Liệu các show diễn, sự góp mặt của các celeb nổi tiếng, và giá cả được nâng lên vượt xa mức hợp lý có còn là yếu tố quyết định trong việc định hình khái niệm về xa xỉ hiện nay hay không? Hay chúng đã mất đi những giá trị thực sự và trở thành một thứ gì đó chỉ dựa vào bề ngoài, sự nổi tiếng, và giá cả cao ngất ngưởng.

Liệu các show diễn, sự góp mặt của các celeb nổi tiếng, và giá cả được nâng lên vượt xa mức hợp lý có còn là yếu tố quyết định trong việc định hình khái niệm về xa xỉ hiện nay hay không? Hay chúng đã mất đi những giá trị thực sự và trở thành một thứ gì đó chỉ dựa vào bề ngoài, sự nổi tiếng, và giá cả cao ngất ngưởng.

Khái niệm về thời trang và cách tham gia vào ngành này đã thay đổi, nhưng chúng lại phát triển chậm lại vì không nhận ra sự thay đổi tư tưởng quan trọng mà Virgil Abloh mang lại. Các tập đoàn lớn dường như không muốn thừa nhận điều đó. Họ chỉ tập trung vào kỹ thuật chế tác cao cấp và vật liệu xa xỉ mà quên đi rằng nhiều sản phẩm vẫn được sản xuất tại các xưởng may bán hợp pháp nằm rải rác khắp vùng nông thôn tại châu Âu. Điều này vô tình đẩy nhanh thành công của thời trang nhanh, với đại diện các thương hiệu như Zara, H&M hay Uniqlo đã bắt đầu tuyển dụng những người sáng tạo đến từ thế giới xa xỉ. Tuy nhiên, sự chuyển hướng này đang tạo ra những cuộc cách mạng nguy hiểm mới mà khó có thể giải quyết. 

Chiến lược khác biệt của Uniqlo đánh bật Zara, H&M trong ngành “thời trang nhanh" - VIRAC
3 ông lớn trong ngành thời trang nhanh

Để hiểu rõ hơn về ngành xa xỉ, bạn hãy thử so sánh kết quả tài chính giữa năm của Kering và LVMH (không bao gồm danh mục rượu và khách sạn) trong báo cáo kết quả của Inditex và Fast Retailing: có vẻ như trong nửa đầu năm 2024, hai tập đoàn xa xỉ này đã chứng kiến ​​mức giảm chung là -10,2% so với cùng kỳ năm trước, chủ yếu là do Kering thua lỗ. Trong khi mức tăng trưởng của hai tập đoàn thời trang nhanh là +7,8%. 

Tuy nhiên, nhìn chung, LVMH và Kering đã ghi nhận 47,9 tỷ doanh thu, trong khi hai tập đoàn thời trang nhanh chỉ đạt 28,8 tỷ. Mặc dù rõ ràng là tổng số này chỉ mang tính biểu thị cho các lĩnh vực tương ứng của họ, nhưng vấn đề này diễn ra theo hướng kép: hàng xa xỉ kiếm được nhiều tiền hơn nhưng tốc độ tăng trưởng đã chậm lại đáng kể do chi phí đầu tư và doanh số bán hàng chậm lại. Thời trang nhanh vẫn có lãi nhưng đang tăng trưởng nhanh chóng. Và Kering là ‘kẻ tụt hậu’ hơn trong toàn bộ danh mục, vì trong nửa đầu năm, họ kiếm được ít hơn cả Uniqlo. Tóm lại, các thế lực thời trang nhanh đang giành được nhiều đất diễn hơn và sẽ sớm có thể cạnh tranh với hàng xa xỉ, ít nhất là về sức mua. Do đó mà ngành công nghiệp thời trang cần phải thích nghi với những thay đổi và xu hướng mới, không thể cứ bám vào những giá trị và cách thức cũ. 

Thực hiện: Mỹ Tâm

Theo Nss Mag