Crazy Rich Asians: Phong cách khác biệt của giới nhà giàu lâu đời và những kẻ giàu mới nổi

Ngày đăng: 07/12/18

Crazy Rich Asians đã đem đến cái nhìn tổng quát về hình ảnh của giới siêu giàu của đất nước Singapore. Nhưng nếu có một điều gì đó đúng với thực tế, thì đó chắc chắn là phong cách khác biệt của giới nhà giàu lâu đời và những kẻ giàu mới nổi. Giới nhà giàu mới nổi đôi khi có thể ăn mặc hơi thái quá và hợm hĩnh, trong khi những người giàu lâu năm hiếm khi chọn lựa khác hơn những mẫu thiết kế cổ điển trang nhã.

Trong bộ phim, thế hệ cũ được đại diện bởi Eleanor Young, người mẹ chồng cùng người con trai của bà. Được mô tả là “giàu hơn cả Chúa”, trang phục của ba nhân vật được lựa chọn cẩn thận, vừa vặn với vóc dáng, màu sắc phối hợp nhẹ nhàng và chất liệu nhẹ phù hợp với khí hậu của vùng nhiệt đới.

Dương Tử Quỳnh đóng vai Eleanor Young (trái) trong Crazy Rich Asians
Từ trái qua: Janice Koh vai Felicity, Amy J Cheng vai Jacqueline và Michelle Yeoh (Dương Tử Quỳnh) vai Eleanor trong Crazy Rich Asians

Ngược lại, những nhân vật nhà giàu mới nổi trong phim như Peik Lin và bố mẹ của cô sống trong ngôi nhà thiết kế kiểu Ý đầy phô trương, mỗi mét vuông trong nhà được trang trí ngập tràn các họa tiết. Trang phục của họ cũng nổi bật thái quá, mặc dù mục đích của các nhà làm phim có hàm ý khiến nhân vật trở nên vui nhộn hơn.

Peik Lin trong phim (phải) Crazy Rich Asians

Hai Stylists hàng đầu làm việc việc với đoàn làm phim Crazy Rich Asians chia sẻ: những hình ảnh đó được thể hiện đúng với thực tế. Bậc thầy thời trang Daniel Boey nói: “Bạn sẽ bất ngờ khi biết hầu hết giới siêu giàu Singapore không đi dự các bữa tiệc, hay họ chỉ mua sắm mà không để ai dòm ngó. Trang phục của họ cần giữ một sự tinh tế và chuẩn mực nhất định. Mọi chi tiết trên trang phục cần vừa vặn và được làm từ loại vải tốt nhất. Khi họ đi mua sắm họ sẽ tìm tới các cửa hiệu và yêu cầu đóng cửa để tránh những ánh mắt soi mói”.

Bạn sẽ bất ngờ khi biết hầu hết giới siêu giàu Singapore không đi dự các bữa tiệc, hay họ chỉ mua sắm mà không để ai dòm ngó. Trang phục của họ cần giữ một sự tinh tế và chuẩn mực nhất định. Mọi chi tiết trên trang phục cần vừa vặn và được làm từ loại vải tốt nhất. Khi họ đi mua sắm họ sẽ tìm tới các cửa hiệu và yêu cầu đóng cửa để tránh những ánh mắt soi mói.

Crazy Rich Asians có phần nào vui nhộn nhưng các chi tiết trong phim như trang phục, không gian được thể hiện cho đúng với thực tế

Trong buổi công chiếu bộ phim Crazy Rich Asians tại Hollywood, Boey lên phong cách cho nữ diễn viên đồng thời là người bạn lâu năm Tan Kheng Hua, trong bộ váy dạ hội kiểu kimono của nhà thiết kế Thomas Wee, mặc cùng với các phụ kiện sắc xảo của nhà thiết kế Underground Kang. Tan đóng vai người mẹ của nữ diễn viên Constance Wu.

Họ không cần mua những mẫu thiết kế mới nhất chỉ để khoe khoang sự giàu có của mình.

Một Stylist hàng đầu nữa là Martin Wong người từng làm việc với nghệ sĩ – diễn viên Vanness Wu cho cuốn sách ảnh, anh chia sẻ: “Những khách hàng giàu có mà tôi từng làm việc biết thương hiệu của họ rất rõ. Họ chọn những đồ mà có thể mặc thường xuyên và không mua sắm cụ thể cho một cho một dịp đặc biệt nào. Họ không cần mua những mẫu thiết kế mới nhất chỉ để khoe khoang sự giàu có của mình. Họ vui khi mặc quần áo từ nhiều mùa khác nếu chúng vẫn phù hợp”.

Peik Lin trong Crazy Rich Asians

Trong một cảnh của bộ phim, Astrid tặng người chồng món quà là một chiếc đồng hồ siêu hiếm là Paul Newman Rolex Daytona. Đó là chiếc đồng hồ không hề được đính kim cương, trông chúng rất đơn giản. Nhưng đó là kiểu xa xỉ của giới siêu giàu. Wong chia sẻ: “Bạn sẽ không thể mua chiếc đồng hồ đó ở các cửa hiệu. Chúng chỉ được bán tại các buổi đấu giá, chiếc gốc được đeo bởi Newman, được bán với giá 17.8 triệu đô Mỹ năm 2017”.

Crazy Rich Asians rất chú trọng trang phục

Các nhà sản xuất phim đã phải mượn từ nhà buôn đồng hồ – Eric Ku để phục vụ cho việc quay phim. Ku gần đây cũng đã mua một phiên bản khác với giá 700.000 đô la. Ngoài việc đánh giá cao, yếu tố quan trọng khi lựa chọn của họ là sự vừa vặn – nhiều cá nhân siêu giàu thích những dịch vụ kiểu made-to-measure (may đo cá nhân) hay được làm cho riêng họ được cung cấp bởi các thương hiệu xa xỉ.

Chiếc đồng hồ Paul Newman Rolex Daytona trị giá 17.8 triệu đô la

Một vài Stylist từng kể rằng, sự giàu có không cần phải thể hiện quá rõ ràng trong lựa chọn thời trang của họ. Stylist Joshua Cheung nói: “Các khách hàng mà tôi từng làm việc thường có đặc điểm, ở giữa Eleanor và Astrid, và có một chút của Pek Lin. Một vài người sẽ lựa chọn bình thường, trong khi có những người có xu hướng kì quặc hoặc mạo hiểm hơn một chút”.

Tất cả cho thấy thể hiện tính cá nhân và sự điều chỉnh theo ý khách hàng, như chọn một loại vải khác so với những mẫu sản phẩm có sẵn, cũng là điều tạo nên sự khác biệt giữa phong cách của người giàu và người siêu giàu.

Chuyển ngữ: Blue/ Theo The Peak