Doanh số Hermès tăng nhờ vào khách hàng trung thành và sự phục hồi của thị trường châu Á
Ngày đăng: 22/02/21
Hiệu suất mạnh mẽ của ngôi nhà thời trang Pháp trong quý 4 là bằng chứng về khả năng phục hồi của thương hiệu mang tính di sản trong giai đoạn khó khăn, chủ tịch điều hành Axel Dumas cho biết.
Ngôi nhà thời trang xa xỉ của Pháp Hermès vừa công bố doanh số lợi nhuận tăng 16% vào cuối năm qua nhờ vào khu vực châu Á, khách hàng trung thành và bán hàng trực tuyến.
Doanh thu tăng 47% ở Châu Á – Thái Bình Dương trong quý 4, trong khi Châu Mỹ vẫn ổn định và Châu Âu giảm 10%. Doanh số hàng năm giảm 6%, con số khiêm tốn so với thiệt hại chung của ngành xa xỉ do đại dịch.
Nhà phân tích Thomas Chauvet, Citi cho biết: “Với mức tăng trưởng doanh số bán lẻ hơn 20% trong quý 4, Hermès dường như đang ở một đường đua khác. Trên cơ sở cả năm 2020, cho đến nay đây vẫn là thương hiệu có khả năng phục hồi nhanh nhất trong lĩnh vực xa xỉ. Điều này hình hành trên tính chất mô hình kinh doanh gia đình độc đáo được xây dựng dựa trên phong cách vượt thời gian, sản phẩm có chất lượng và độ bền cũng như mối quan hệ sâu sắc với khách hàng từng khu vực.”
Chủ tịch điều hành của Hermès, Axel Dumas, trích dẫn hoạt động kinh tế của châu Á, được chuẩn bị kỹ lưỡng về tăng trưởng kỹ thuật số và tầm quan trọng của khách hàng từng khu vực đối với hoạt động kinh doanh mạnh mẽ, bất chấp việc giảm lượng khách du lịch do ảnh hưởng của đại dịch. Giám đốc điều hành cho biết, thương mại điện tử đã tăng trưởng ba con số vào năm 2020.
Nhà phân tích Luca Solca của Bernstein cho biết, trong một năm đáng sợ của ngành, Hermès đã công bố một “kết quả xuất sắc”.
Nhà phân tích Luca Solca của Bernstein cho biết, trong một năm đáng sợ của ngành, Hermès đã công bố một “kết quả xuất sắc”: “Hermès được hưởng lợi từ khao khát từ khách hàng toàn cầu và danh sách chờ đợi với các sản phẩm mang tính biểu tượng của thương hiệu.”
Cổ phiếu của thương hiệu cũng tăng 6% tới mức €983.60 vào thứ Sáu.
Axel Dumas cho biết thêm: “Cuộc khủng hoảng toàn cầu này cho thấy mức độ phù hợp của mô hình của chúng tôi, nơi con người và sự sáng tạo là trung tâm”.
Mario Ortelli, đối tác quản lý của công ty cố vấn hàng xa xỉ Ortelli & Co., cho biết: “Các thương hiệu di sản đã chứng tỏ khả năng phục hồi mạnh mẽ nhất vào năm 2020 (doanh thu hàng năm của LVMH giảm 16% và doanh thu của Kering giảm 16% trong năm tài chính 2020, so với mức sụt giảm chỉ 6% doanh thu của Hermès) “Hermès đã có thể đánh vào mong muốn của người tiêu dùng là mua các sản phẩm đầu tư, mua ít hơn nhưng tốt hơn.”
Bên cạnh đó, chi phí cho truyền thông thương hiệu chiếm 4% doanh số bán hàng, so với 5% vào năm 2019 do các sự kiện bị hủy bỏ như cuộc thi nhảy Saut Hermès (cũng bị hủy bỏ vào năm 2021) và sự hoãn lại của việc mắt nước hoa nam mới H24 (hiện dự kiến vào năm 2021). Thay vào đó, ngân sách dành nhiều hơn cho kỹ thuật số và phương tiện truyền thông. Vào năm 2021, thương hiệu đang lên lịch cho nhiều sự kiện dự kiến diễn ra vào nửa cuối năm và tăng cường quảng bá cho mảng làm đẹp.
Theo danh mục, đồ da của Hermès đóng vai trò mang lại một nửa trong tổng doanh số năm 2020, tăng 18%, đồng hồ tăng 28% và “các ngành khác” bao gồm đồ trang sức và đồ gia dụng tăng 56%.
Thực hiện: Koi
Theo Vogue Business