Doanh thu LVMH giảm 38%, trong khi Kering giảm 43.7% trong Quý 2 do Covid-19
Ngày đăng: 30/07/20
Tập đoàn xa xỉ hàng đầu LVMH có lẽ ngập tràn kỳ vọng vào tương lai, nhưng mà báo cáo tài chính mới đây lại chỉ rõ những khó khăn do đại dịch Covid-19. Tuy nhiên, Louis Vuitton và Dior vẫn là thương hiệu chủ lực mang về doanh thu cho tập đoàn.
Theo Robb Report đưa tin, trong khi báo cáo từ LVMH cho thấy doanh thu giảm 27% trong 6 tháng đầu năm. 2 quý đầu của năm 2020 cho thấy lợi nhuận ròng của LVMH giảm mạnh 84%, chỉ đạt 1,67 tỷ euro (1,96 tỷ USD), thấp hơn kỳ vọng của các nhà phân tích dự đoán là 2,32 tỷ euro, do buộc phải đóng cửa trong thời kỳ giãn cách xã hội. Trong 3 tháng đến tháng Sáu, doanh thu đã giảm 38%.
“Tôi không nghĩ rằng chúng ta chứng kiến những dấu hiệu từ hành tinh đang chống lại mình” tuyên bố bởi Chủ tịch tài chính LVMH Jean-Jacques Guiony. “Tháng Sáu có dấu hiệu tốt hơn, và tháng Bảy chắc chắn sẽ có nhiều cải thiện so với tháng Sáu”. Những điều này do thị trường Trung Quốc mở cửa trở lại cũng như một số cửa hàng ở châu Âu được hoạt động, mặc dù thiếu sức mua từ khách du lịch cũng là trở ngại đáng kể của tập đoàn.
Mức độ tổn thất nghiêm trọng của LVMH có thể do cơ cấu của tổ chức – Robb Report đưa ra phân tích. Tập đoàn này sở hữu luôn chuỗi cung ứng, nhà máy sản xuất và các cửa hàng trực thuộc. Đây là mô hình tâm đắc của CEO Bernard Arnault để kiểm soát nghiêm ngặt mọi khía cạnh của doanh nghiệp. Nhưng cũng từ đó trong thời gian cách ly do đại dịch LVMH không thể cắt giảm chi phí cho bên thứ ba như nhiều nhà kinh doanh khác đã làm. “Chúng tôi có nhà xưởng bên trong, vì vậy phải chịu đựng những chi phí cố định” Chủ tịch tài chính LVMH Jean-Jacques Guiony chia sẻ với Wall Street Journal.
“Chúng tôi có nhà xưởng bên trong, vì vậy phải chịu đựng những chi phí cố định” Chủ tịch tài chính LVMH Jean-Jacques Guiony chia sẻ với Wall Street Journal.
Mặc dù một số hàng hóa của Vuitton bị ảnh hưởng nghiêm trọng, di sản của ngôi nhà và danh tiếng của đồ da vẫn mang lại cho LVMH màn trình diễn ngoạn mục, kết hợp với thương hiệu Dior thuộc tập đoàn cùng Moët Hennessy.
Tuy doanh số không mấy dễ chịu, tuy nhiên Chủ tịch tài chính của tập đoàn vẫn có cơ sở để kì vọng vào tương lai. Khi mà trong 6 tháng vừa qua thương hiệu đã đầu tư đáng kể cho hệ thống thương mại điện tử như một kênh phân phối chính thức, để từ nền tảng này thu về doanh số trên toàn cầu.
Thông tin thêm, báo cáo từ đối thủ của LVMH là Kering cũng cho thấy, doanh số bán hàng của tập đoàn này giảm 43.7% trong Quý 2. Tập đoàn cũng không thể đưa ra dự đoán cho nửa năm tiếp theo dù thị trường châu Á có dấu hiệu phục hồi. Tuy nhiên doanh số của thương hiệu Gucci tốt hơn so với kỳ vọng.
“Khó mà nhìn thấy thị trường xa xỉ cá nhân toàn cầu sẽ thế nào trong vài tháng tới khiến cho việc dự đoán doanh số nửa năm sau trở nên thiếu chắc chắn” – Kering đưa tuyên bố. “Tuy nhiên, khoản lỗ của nửa năm đầu không nên gộp chung vào với nửa năm sau”.
Thực hiện: Koi
Tổng hợp từ Robb Report và BOF