Đừng để phạm sai lầm khi lên chiến lược kinh doanh Black Friday
Ngày đăng: 22/11/24
Black Friday dường như đã trở thành cuộc đua giảm giá với các thương hiệu thời trang. Tuy nhiên, nếu không muốn nhìn lợi nhuận “cuốn theo chiều gió” thì sau đây là những điều mà những nhà kinh doanh thời trang cần cân nhắc trong thời gian tới đây.
Mặc dù Black Friday chính thức diễn ra vào ngày Thứ Sáu, 29/11/2024, khách hàng đã có thể thấy các chương trình ưu đãi xuất hiện vào thời điểm đầu tháng Mười Một. Chương trình giảm giá Black Friday thường được thu hút khách hàng bằng các giảm giá đậm và sâu. Tuy nhiên, không phải thương hiệu thời trang nào cũng “mặn mà” áp dụng. Một phần vì việc giảm giá sâu sẽ ảnh hưởng đến hình ảnh của thương hiệu, phần còn lại không hẳn giúp gia tăng doanh số như kỳ vọng.
Theo nghiên cứu, phần lớn người tiêu dùng (85%) sẽ chờ đợi để mua sắm trong dịp Black Friday và mong đợi được giảm giá ít nhất từ 30 – 50%. Các danh mục mua sắm phổ biến nhất là đồ điện tử, công nghệ và thời trang.
Đọc thêm: Các thương hiệu thời trang cần lưu ý những gì khi lên chương trình Black Friday?
Các chiến lược định giá trở nên quan trọng vào thời điểm này
“Đối với nhiều nhà bán lẻ, Black Friday là một hành động cân bằng giữa lợi nhuận và kỳ vọng của khách hàng”, Moritz Tybus, đối tác tại công ty tư vấn Kearney giải thích.
Một nghiên cứu mới của Kearney và nhà cung cấp giá AI 7Learnings dự đoán doanh thu sẽ tiếp tục tăng trong năm nay, nhưng cảnh báo rằng nhiều nhà bán lẻ có thể mất nhiều hơn được do các chiến lược định giá không chính xác.
Doanh thu tăng mạnh khi thực hiện ưu đãi giảm giá không hẳn là đúng với tất cả thương hiệu. Chiến lược sai có thể khiến cho thương hiệu bị ảnh hưởng bởi doanh thu. Theo nghiên cứu, nếu lên chương trình Black Friday quá sớm, khách hàng có thể hoãn nhu cầu mua sắm để chờ sale.
Hiện nay, phần lớn (95%) các nhà bán lẻ đang sử dụng các chiến lược cho cả trực tuyến và cửa hàng với các hình thức như giảm giá phần trăm, voucher… hay mua hàng hoá được quà tặng.
Đọc thêm: 8 chiến lược định giá trên sàn thương mại điện tử giúp thương hiệu thời trang mới bứt tốc doanh thu
Không nhất thiết phải chạy đua Black Friday
Đôi khi các thương hiệu bị cuốn vào cuộc chiến giảm giá, bởi trên các sàn thương mại điện tử dù chỉ chênh nhau vài chục ngàn khách hàng cũng quyết định chọn shop khác. “Thông thường, giá cả và chiết khấu ít dựa trên nhu cầu và mong muốn thực tế của khách hàng, nhưng chủ yếu được xác định dựa trên sự cạnh tranh. Điều này khiến các nhà bán lẻ cảm thấy áp lực phải tham gia vào cuộc chiến giá cả để duy trì khả năng cạnh tranh”, Tybus giải thích.
Người tiêu dùng mong đợi mức giảm giá cao, nhưng thường chỉ nhận được mức giảm giá nhỏ cũng có thể dẫn đến thất vọng. Đó là lý do một chiến lược ưu đãi giảm giá “up sale to…” có thể thu hút khách hàng hỏi thăm nhưng không ra được đơn hàng vì giảm giá quá ít. Ngoài ra, các chương trình ưu đãi thường diễn ra quanh năm vào các dịp đặc biệt mỗi tháng trên các sàn thương mại điện tử có thể khiến khách hàng bớt háo hức với Black Friday. Vì thế, thương hiệu thời trang không nhất thiết phải tạo chương trình ưu đãi giảm giá Black Friday nếu như không có chiến lược cạnh tranh hay mục tiêu kinh doanh cụ thể.
Thực hiện: K.