‘FAKE fashion’ – Cuộc chiến khốc liệt trong ngành thời trang

Ngày đăng: 20/06/19

Hàng giả, hàng nhái hiện đang là một trong những thách thức lớn nhất đối với ngành thời trang toàn cầu, không những khiến doanh số bán hàng giảm sút mà còn làm mờ nhạt đi danh tiếng của những thương hiệu nổi tiếng.

Police Intellectual Property Crime Unit (PIPCU), được thành lập chỉ mới 3 năm gần đây, là đơn vị độc nhất về bảo vệ sở hữu trí tuệ và chống hàng giả hàng nhái trên thế giới. PIPCU đang nhắm vào các nguồn cung của mặt hàng này ra thị trường, đặc biệt đối với những tội phạm có tổ chức đang tăng, trục lợi từ việc mua bán. Tuy nhiên, mức phạt nặng nhất 10 năm không đủ khiến giới tội phạm chùn bước, xu hướng kinh doanh thời trang online ngày càng nhiều, càng dễ dàng gia tăng số người làm giả sản phẩm hơn. Cùng với “Operation Ashiko” – một chiến dịch hợp tác giữa các hãng thời trang, tổ chức nhằm dập tắt các trang web kinh doanh hàng giả, PIPCU đã và đang cho dừng hoạt động của nhiều trang web lừa đảo.

Hàng giả nhiều nhất là giày dép, trong đó giày thể thao và cao gót của các thương hiệu xa xỉ, thứ nhìn là mặt hàng phụ kiện như túi xách, trang sức và đồng hồ.

Rất nhiều các trang web bán đồ giả, nhái từ các thương hiệu như Burberry, Longchamp, Prada, Gucci, Tiffany &Co… cùng với các thương hiệu sportwears như Adidas, Nike, Reebok đang hoạt động nhan nhản đã bị tiêu diệt bởi PIPCU. Hàng giả nhiều nhất là giày dép, trong đó giày thể thao và cao gót của các thương hiệu xa xỉ, thứ nhì là hàng phụ kiện như túi xách, trang sức và đồng hồ. Khách hàng của những trang web này là những đối tượng ham hàng hiệu giá rẻ, một chiếc áo khoác giá chính hãng cỡ 15 triệu đồng, có thể chỉ được bán với giá chỉ 2-3 triệu. Nhiều người mua hàng không thật sự biết rằng họ đang mua hàng giả, họ nghĩ là mình đang mua hàng thật với giá rẻ. Các trang web giả thường đầy những hình ảnh, logo lấy từ thương hiệu thật, bên cạnh đó còn giảm giá mạnh cho các mặt hàng với ghi chú sản phẩm lấy từ “outlet” hay “last-season stock”.

Nhiều người mua hàng không thật sự biết rằng họ đang mua hàng giả, và họ nghĩ là mình đang mua hàng thật với giá rẻ. Các trang web giả thường đầy những hình ảnh, logo lấy từ thương hiệu, bên cạnh đó còn giảm giá mạnh cho các mặt hàng…

PIPCU thường bắt đầu một cuộc điều tra khi một thương hiệu hay một nhóm kinh doanh tới báo cáo với cảnh sát về một sai phạm. Sau đó cảnh sát sẽ vào cuộc, tìm kiếm trang web, chứng cứ, tiếp cận với công ty đăng kí tên miền Nominet tại UK để yêu cầu đóng cửa trang web đó. Thường thì những thông tin liên quan tới một trang web lừa đảo sẽ dẫn tới nhiều trang web khác. Tính cho tới thời điểm này, PIPCU đã cho đóng cửa lên tới 19,000 trang web giả. Sự thành công của họ đã tạo sự lạc quan tích cực cho những người đang làm luật trên khắp châu Á và châu Âu, khắp mọi nơi họ đang cân nhắc về việc thành lập những đơn vị cảnh sát giống như PIPCU.

Tính cho tới thời điểm này, PIPCU đã cho đóng cửa lên tới 19,000 trang web giả.

Vấn nạn hàng giả, hàng nhái trong ngành thời trang là một vấn đề cực kỳ nghiêm trọng. Riêng tại EU, ngành trang phục, giày dép và phụ kiện hiện đã bị để mất khoảng 26,3 tỉ Euro doanh thu, theo số liệu chính thức của EU. Điều đó tương đương với khoảng 10% trên tổng doanh thu bán hàng.

Riêng tại EU, ngành trang phục, giày dép và phụ kiện hiện đã bị để mất khoảng 26,3 tỉ Euro doanh thu.

Các mặt hàng này nhiều tới mức các thương hiệu xa xỉ bắt đầu nhắc tới vấn nạn này cả trên sàn catwalk. Như trong bộ sưu tập Xuân Hè 2017 của Alessandro Michele, dòng chữ tên thương hiệu GUCCI được xuất hiện to hơn mức bình thường trên chiếc áo cotton jersey. Hay như Dolce & Gabbana in dòng chữ “D&G” và “I was there” lên những chiếc áo phông trắng để ám chỉ những chiếc áo đạo nhái được bán ở các cửa hàng lưu niệm rẻ tiền dành cho khách du lịch ở Ý, hay như chiếc áo tank top cố tình in chữ sai thành “Dolce & Gabbaba” trên ngực.

Xuân Hè 2017 của Alessandro Michele, dòng chữ tên thương hiệu GUCCI được xuất hiện to hơn mức bình thường trên chiếc áo cotton jersey.

Đối với ngành thời trang, các trang web lừa đảo chỉ là một phần của vấn đề. Ngày nay, các mặt hàng giả đầy rẫy trên các trang online như eBay, Taobao, Amazon… Alibaba, công ty sở hữu Taobao, bị chính phủ Mỹ đặt trong danh sách đen của những thị trường lừa đảo vì bán hàng giả vào tháng 12 vừa qua. Công ty đã cố gắng dập tắt vụ việc bằng gửi yêu cầu tháo dỡ các mặt hàng giả và công khai thông báo rằng họ đang kiện 2 nhà bán hàng giả đồng hồ Swarovski trên trang web ở Trung Quốc.

Đối với ngành thời trang, các trang web lừa đảo chỉ là một phần của vấn đề. Ngày nay, các mặt hàng giả đầy rẫy trên các trang online như eBay, Taobao, Amazon

Thomas Sabo, thương hiệu trang sức và đồng hồ thường bị làm giả sử dụng rất nhiều phương pháp bao gồm cả việc thuê công ty bảo vệ thương hiệu như Global Eyez để tìm kiếm danh sách đồ giả trên Taobao và các nơi mua bán khác. Thomas Sabo cho biết: “Hầu hết các khách hàng của chúng tôi đều không muốn mua hàng nhái nhưng họ đang bị lừa bởi các trang web lừa đảo và họ thậm chí không biết rằng họ đang mua hàng giả, hàng nhái trực tiếp từ Trung Quốc”.  Ngoài ra, họ còn làm việc với Google để đảm bảo rằng các trang giả không xuất hiện trên trang kết quả đầu tiên khi tìm kiếm thương hiệu.

Thomas Sabo, thương hiệu trang sức và đồng hồ thường bị làm giả sử dụng nhiều phương pháp để bảo vệ…

Các doanh nghiệp bảo vệ thương hiệu như Incopro (làm việc với các khách hàng như Richemont) và Markmonitor đều sử dụng công nghệ để ngăn chặn những kẻ làm hàng giả với quy mô rộng lớn, tìm kiếm những người thường xuyên vi phạm và quảng cáo trên Facebook hay bán hàng trên Ebay. Số lượng lớn những vi phạm ở mức độ thấp hơn có thể ngăn chặn bằng việc tháo dỡ các thông tin trên các trang bán hay lấy đi tên miền. Các thương hiệu có thể nhắm đến các đối tượng bán hàng giả bằng tố tụng dân sự và thậm chí hình sự. Lệnh khoá các trang web cũng là một cách hiệu quả, đặc biệt nếu trang web nằm ở một đất nước nơi tiến hàng tố tụng trở nên khó khăn. Trong quá khứ, thủ thuật này đã buộc các nhà cung cấp internet phải khoá những trang bán đồ giả. Vào tháng 7 năm ngoái, toà án cấp phúc thẩm Anh đã phán quyết ủng hộ quyết định nhằm buộc các nhà cung cấp dịch vụ Internet như Sky và TalkTalk chặn các trang web bán vòng tay giả mạo của thương hiệu Richemont (tập đoàn xa xỉ sử hữu Catier và Chloe).

Số lượng lớn những vi phạm ở mức độ thấp hơn có thể ngăn chặn bằng việc tháo dỡ các thông tin trên các trang bán hay lấy đi tên miền.

“Đó thật sự là một cuộc chiến, và đó là cuộc chiến khốc liệt mà chúng ta đã thấy trong quá khứ thế giới, nhưng trên mạng, không ai biết người khơi mào cuộc chiến là ai. Thậm chí những kẻ đó thiết lập nhiều trang web cùng một lúc để  giấu đi danh tính của mình”- Julia Dickerson, Senior Associate tại công ty luật Baker & McKenzie phát biểu. “Vấn đề này sẽ không xoá bỏ được trong tương lai gần, nhưng điều đó không có nghĩa là chúng ta chấp nhận thất bại. Cho tới giờ, chúng tôi đã khá là thành công bởi vì chúng tôi rất thực tế, nhưng cũng rất tham vọng và chúng tôi đã hình thành một chiến lược bền chặt để cùng nhau phối hợp”.

Thực hiện: Blue