Gen Z: Thế hệ tiêu dùng không bị ám ảnh bởi những khuôn mẫu hay tiêu chuẩn sắc đẹp

Ngày đăng: 07/01/19

Nếu như thế hệ Millennials (hay còn gọi là thế hệ Y – khái niệm dùng để chỉ những người sinh ra trong khoảng thời gian từ 1980 đến những năm đầu thập niên 2000, hiện đang ở độ tuổi từ 18-35) là đối tượng nghiên cứu của các nhà tiếp thị trong nhiều năm qua thì giờ đây các thương hiệu thời trang đang dành ra thời gian và tiền bạc để tìm hiểu mô hình mua sắm của Thế hệ Gen Z.

Theo báo cáo của Barclays, vào năm 2020 Thế hệ Z sẽ là nhóm người tiêu dùng lớn nhất toàn cầu. Họ sẽ chiếm 40% người tiêu dùng ở Hoa Kỳ, Châu Âu và các nước BRIC (Brazil, Nga, Ấn Độ và Trung Quốc) và 10% phần còn lại của thế giới. Thế hệ này có sức mạnh chi tiêu rất lớn.

Theo báo cáo của Barclays, vào năm 2020 Thế hệ Z sẽ là nhóm người tiêu dùng lớn nhất toàn cầu

Thế hệ mới giờ đây đang chiếm vị trí trung tâm của các cuộc nghiên cứu, Thế hệ Z (còn được gọi là thế hệ hậu Millennials và thế hệ kỹ thuật số). Gen Z được định nghĩa là những người sinh từ năm 1995 đến 2009. Theo số liệu của cục Điều tra dân số Hoa Kỳ, số lượng dân số thuộc thế hệ Gen Z sẽ tăng từ 21 triệu hiện nay lên đến 80 triệu trong tương lai, sức chi tiêu của họ ước tính khoảng 200 tỷ đô la mỗi năm và 1 nghìn tỷ đô la trên toàn cầu. Thế hệ Gen Z là thế hệ có tầm ảnh hưởng mạnh, điều này khiến cho các thương hiệu thời trang và các nhà bán lẻ phải làm việc liên tục, cố gắng thấu hiểu để phục vụ cho nhóm đối tượng này, khi mà họ sẽ thúc đẩy sự hoạt động của ngành công nghiệp thời trang.

Thế hệ Gen Z là thế hệ có tầm ảnh hưởng mạnh, điều này khiến cho các thương hiệu thời trang và các nhà bán lẻ phải làm việc liên tục, cố gắng thấu hiểu để phục vụ cho nhóm đối tượng này…

Gen Z – thế hệ đang sống trong một thế giới đặc biệt, một thế giới rất khác so với các thế hệ trước đây.  

Thế hệ kỹ thuật số

Millennials là thế hệ lớn lên trong sự phát triển của các phương tiện truyền thông xã hội, máy tính bảng, thiết bị thông minh và các kết nối thuộc về cuộc cách mạng kỹ thuật số. Gen Zers, mặt khác, được sinh ra trong thời đại kỹ thuật số. Kỹ thuật số gắn liền với và là một phần của DNA của họ, vì thế họ cực kỳ am hiểu công nghệ và là những người có tính tự học. Họ chưa bao giờ biết đến một thế giới mà không có sự “connect” ngay lập tức. Họ thực sự đang lớn lên với chế độ “online” và vào mạng với hơn 90% thời gian rảnh.

Thế hệ Z chưa bao giờ biết đến một thế giới mà không có sự “connect” ngay lập tức

Bảo thủ về mặt kinh tế

Một sự thật khác về Gen Z, là họ chỉ biết đến sự hỗn loạn và bất ổn, từ hậu quả của ngày 11/9 và trải qua chiến tranh cũng như suy thoái của nền kinh tế. Họ nhìn thấy anh chị lớn đã phải vật lộn để tìm việc làm trong thời kỳ suy thoái, và điều này đã khiến họ tập trung vào sự tự nhận thức, sự phụ thuộc cá nhân, sự bảo thủ về mặt tài chính và vì thế họ làm việc chăm chỉ.

Đồng thời, họ có ý thức hơn về cách tiêu tiền. Họ nhận thức được sự biến động trong thị trường, và mặc dù nền kinh tế hiện đang ổn định, họ rất cẩn thận chọn nơi đầu tư và chi tiêu dè dặt nếu nhận thấy nền kinh tế phát triển chậm lại. Điều này cũng dẫn họ phân tích thương hiệu một cách cẩn trọng hơn. Trái ngược với Millennials, Gen Z ít lý tưởng hóa và có tầm nhìn thực tế, vì thế yếu tố ‘vừa vặn’ trong thời trang ít được quan tâm hơn, thay vào đó là những lựa chọn phản ánh được bản sắc của họ. Họ không chi tiêu ít hơn, họ chỉ đưa ra những lựa chọn thông minh hơn để phản ánh được con người thực sự của mình.

Họ không chi tiêu ít hơn, họ chỉ đưa ra những lựa chọn thông minh hơn để phản ánh được con người thực sự của mình.

Gen Z ít lý tưởng hóa và có tầm nhìn thực tế, vì thế yếu tố ‘vừa vặn’ trong thời trang ít được quan tâm hơn, thay vào đó là những lựa chọn phản ánh được bản sắc của họ

Hoạt động xã hội

Gen Z là thế hệ đầu tiên lớn lên trong một thế giới đa dạng rộng mở hơn so với trước đây. Họ có ý thức hơn nhiều về tương lai của mình. Toàn cầu hóa đã cho phép sự pha trộn và di cư của các nền văn hóa. Hầu hết thế hệ này lớn lên, và họ đã thấy một tổng thống người Mỹ gốc Phi ở Hoa Kỳ – Barack Obama – và một nữ Thủ tướng ở Đức – Angela Merkle, những điều chưa từng có ở thế hệ trước. Sự chú ý ngày càng tăng đối với LGBT và các phong trào về bảo vệ môi trường đã tạo ra những thay đổi đầy ấn tượng mang tầm vóc lịch sử. Do đó, không có gì ngạc nhiên khi nhóm nhân khẩu học này tìm kiếm các thương hiệu có ý thức về môi trường, bao gồm tính đa dạng và có các sản phẩm không phân biệt về giới tính.

Thế hệ Z tìm kiếm các thương hiệu có ý thức về môi trường, bao gồm tính đa dạng và có các sản phẩm không phân biệt về giới tính

Một thế hệ quyền lực

Trái ngược với Millennials, Gen Zers không lớn lên dưới sự bao bọc của gia đình. Mặt khác, cha mẹ của thế hệ này đã dạy con cái họ cách tự vệ trong một thế giới, nơi có thể dễ dàng tiếp cận mọi thứ. Họ đã giáo dục con cái và chuẩn bị cho chúng đối phó với những khó khăn trong cuộc sống, như những kẻ bắt nạt trên mạng, những kẻ săn mồi, bạo lực học đường, thất bại về kinh tế và những thách thức nghề nghiệp.

Cha mẹ của Thế hệ Z có xu hướng cởi mở và tư vấn nhiều hơn cho con cái của họ. Họ đang đẩy mạnh hơn để chuẩn bị cho cuộc sống và điều này đã tạo ra những cá nhân có kỳ vọng cao hơn. Môi trường xã hội độc đáo này đã biến họ thành một thế hệ được đổi mới bằng trực giác, hướng đến các mục tiêu và thực tế. Tất cả các đặc điểm xã hội này có thể nhìn thấy thông qua sở thích của Thế hệ Z đối với thời trang, giải trí và quảng cáo. Gu thẩm mỹ của họ vừa độc đáo vừa thú vị!

Gu thẩm mỹ của Gen Z vừa độc đáo vừa thú vị!

Vậy Thế hệ Z tìm kiếm điều gì?

Thế hệ Z dành sự chú ý chóng vánh cho những gì diễn ra, nhưng họ không hời hợt và đặc biệt khao khát gu thẩm mỹ riêng biệt. Họ muốn các thương hiệu đáp ứng nhu cầu thực sự của họ, và họ luôn tìm kiếm lựa chọn tốt hơn, nhanh hơn và thú vị hơn trong một thương hiệu.

Thế hệ Z dành sự chú ý chóng vánh cho những gì diễn ra, nhưng họ không hời hợt và đặc biệt khao khát gu thẩm mỹ riêng biệt.

Gen Z tìm kiếm các thương hiệu với cách kể chuyện thực tế, một cái gì đó kết nối với cá tính và cộng đồng của họ.

Họ đang tìm kiếm các thương hiệu với cách kể chuyện thực tế, một cái gì đó kết nối với cá tính và cộng đồng của họ. Họ không bị ám ảnh bởi những khuôn mẫu, hay hình ảnh về những tiêu chuẩn sắc đẹp. Thay vào đó, họ thực sự thách thức những tiêu chuẩn cũ, bởi vì họ muốn tìm kiếm các thương hiệu đại diện cho chính họ. Thế hệ này không cảm thấy cần phải thay đổi để phù hợp với thế giới này, họ chỉ đơn giản muốn trở thành con người thật của chính họ và chọn những thương hiệu phản ánh một cách trung thực sự bao quát và đa dạng này.

Thế hệ Z có trình độ học vấn cao, hiểu biết về công nghệ và sáng tạo tự nhiên. Ngay cả khi họ đắm chìm trong các phương tiện truyền thông xã hội, họ vẫn sử dụng nó theo cách tốt nhất để tạo ra một tác động tích cực trên thế giới.

Thế hệ Z có trình độ học vấn cao, hiểu biết về công nghệ và sáng tạo tự nhiên.

Do đó, bạn thấy họ có nhiều khả năng chỉ ra sự bất công, phân biệt chủng tộc và bất bình đẳng. Họ chỉ muốn được liên kết với các thương hiệu có trách nhiệm với xã hội và môi trường, hoặc có mục đích lớn lao hơn là chỉ bán sản phẩm. Họ không dễ bị lừa phỉnh, họ không cần những thứ đẹp đẽ nhưng lại không có thông điệp. Họ có thể còn trẻ, nhưng họ tiến bộ theo thời gian.

Làm sao để thương hiệu kết nối với Thế hệ Z?

Nhờ Facebook, Instagram, Pinterest và Twitter, Gen Zers có thể chia sẻ mọi thứ họ làm, mua và trải nghiệm với bạn bè. Bởi vì điều này, họ mong đợi mua sắm cũng là trải nghiệm. Họ không muốn chỉ mua những thứ vớ vẩn, họ cũng muốn mua “trải nghiệm”, và sản phẩm trở thành một phần thưởng bổ sung.

Đối với các nhà bán lẻ, đơn giản như khuyến khích người tiêu dùng tải lên trang phục mới của họ lên Instagram, cá nhân hóa một chiếc túi với tên viết tắt của họ, hoặc, phức tạp như những gì một số cửa hàng ở Soho của NY đã làm, thêm công nghệ tương tác, một studio về thiền hoặc sân bóng rổ trong cửa hàng…

House of Vans London – một địa điểm bao hàm nghệ thuật, âm nhạc, BMX, văn hóa đường phố và thời trang

Các cửa hàng bán lẻ hiện nhận ra rằng họ cần mang đến nhiều hơn thay vì chỉ hoạt động mua và bán. Farfetch vào năm ngoái đã ra mắt “Store of the Future” với màn hình cho khách hàng đăng nhập và tra cứu danh sách mua sắm hay lịch sử mua hàng của mình. Kèm theo đó là ‘gương thông minh’, vì vậy khách hàng có thể yêu cầu các kích cỡ khác nhau, sản phẩm tương tự hoặc thậm chí trả tiền mà không cần rời khỏi phòng thay đồ. Một ví dụ khác là House of Vans London – một địa điểm bao hàm nghệ thuật, âm nhạc, BMX, văn hóa đường phố và thời trang.

“Store of the Future” với màn hình cho khách hàng đăng nhập và tra cứu danh sách mua sắm hay lịch sử mua hàng của mình

Thế hệ Z quan tâm đến những thứ kết nối họ với người khác. Vì vậy, ngày nay, các thương hiệu thông minh nhận ra rằng họ phải bán một trải nghiệm cùng với sản phẩm của họ. Trải nghiệm này không nhất thiết là phải có công nghệ tại các cửa hàng để gây chú ý với khách hàng. Mà cái các nhà bán hàng cần là mang đến sự tương tác đáng nhớ cho người tiêu dùng. Cá nhân hóa trải nghiệm mua sắm – sự tương tác với khách hàng theo cách bất ngờ và độc đáo, chuyển tải giá trị và gu thẩm mỹ của thương hiệu đến người tiêu dùng.

Chuyển ngữ: Koi

Theo University of Fashion