Sự phát triển của thị trường secondhand: Thói quen mua sắm thay đổi, chủ nghĩa tiết kiệm lên ngôi
Ngày đăng: 14/07/21
Thanh lý quần áo, những món đồ đã qua sử dụng, sang thì gọi là đồ secondhand, bình dân thì gọi là đồ si, đang trở thành một xu hướng mà “mắt thường” cũng có thể thấy được, không cần đến những báo cáo thị trường để chứng minh cho điều này.
Thredup, Poshmark và The Real Real – những startup tiên phong trong lĩnh vực thời trang ký gửi đều đã IPO thành công (niêm yết cổ phiếu trên sàn chứng khoán) và cho thấy tiềm năng của thị trường này. Kể từ nay, không cần phải e dè, bạn đã có thể dõng dạc tuyên bố với cả thế giới: “Tôi đang mặc đồ si!”.
Báo cáo hàng năm trong 5 năm gần đây của Thredup (kết hợp với công ty nghiên cứu thị trường GlobalData) đã cho thấy những phản hồi tích cực của người dùng đối với thị trường secondhand. Và bất chấp bối cảnh đại dịch COVID-19, nó cho thấy tình hình vẫn đang ổn và thậm chí còn có dấu hiệu khả quan hơn bất kỳ ngành nghề bán lẻ nào khác: giá trị của thị trường thời trang secondhand sẽ tiếp tục tăng đến 77 tỷ USD vào năm 2025. Báo cáo năm nay còn chỉ ra một vài insights mới vô cùng thú vị mà các thương hiệu có thể áp dụng một khi nền kinh tế và thị trường khởi động lại trạng thái “bình thường mới”.
Những con số biết nói
Nếu đại dịch gây ra vô vàn khó khăn cho các ngành nghề, thì một cách kỳ diệu nào đó, nó lại là “cái nôi sản sinh” những người có nhu cầu mua sắm đồ cũ. Vào năm 2020, số liệu cho thấy có 33 triệu người dùng lần đầu tiên mua quần áo cũ. Và theo khảo sát, 76% những người này dự định sẽ tiếp tục mua đồ cũ trong vòng 5 năm tới.
Ở phía ngược lại, nguồn cung cho thị trường này cũng ghi nhận những con số đáng kể: Với tổng số seller là 52,6 triệu người vào năm 2020, trong đó có 36,2 triệu người (chiếm gần 69%) là lần đầu tiên tham gia thanh lý quần áo của mình. Con số này được dự đoán sẽ tiếp tục tăng đến 118,8 triệu người, và sẽ tiếp tục thu hút 76% (90 triệu người) những seller lần-đầu-tiên tham gia thị trường resale.
Những con số biết nói trên đã phần nào phản ánh tác động của đại dịch lên thói quen mua sắm thời trang của mọi người. Và đáng mừng hơn, những thay đổi này hoàn toàn có lợi cho ngành hàng mua đi – bán lại, bao gồm: tính bền vững, tiết kiệm chi phí, vòng đời-chất lượng sản phẩm và tiêu dùng một cách thông minh.
Về thói quen mua hàng, báo cáo của Thredup cho thấy, sau đại dịch, cứ 3 người thì sẽ có 1 người quan tâm hơn về thời trang bền vững, và giảm thiểu chi tiêu cho quần áo trở thành mối ưu tiên hàng đầu của 50% số người tham gia khảo sát.
Về tư duy tiêu dùng, có đến 43% người dùng chia sẻ rằng họ đang quan tâm nhiều hơn tới chất lượng sản phẩm, hy vọng có thể kéo dài vòng đời của chúng bằng cách bán lại cho người có nhu cầu, hơn là bỏ đi như trước đây. Mối quan tâm này đồng thời dẫn đến một thái độ “bài trừ” thói lãng phí quần áo: 50% phản đối việc thải ra rác thải quần áo và 60% ủng hộ việc thắt chặt chi tiêu cho việc mua sắm.
Không khó để thấy, động lực chính ẩn sau những thay đổi và thói quen mua hàng của người dùng chính là mong muốn tiết kiệm tiền và giảm tác động tiêu cực đến môi trường.
Không khó để thấy, động lực chính ẩn sau những thay đổi và thói quen mua hàng của người dùng chính là mong muốn tiết kiệm tiền và giảm tác động tiêu cực đến môi trường. Nhưng đồ secondhand không phải là lựa chọn duy nhất thỏa mãn hai nhu cầu trên của người dùng.
Khách hàng hoàn toàn có thể chọn những hãng thời trang nhanh, những chuỗi cửa hàng giảm giá (discount chain) để tiết kiệm chi phí, và họ có thể thuê quần áo, hoặc mua từ những thương hiệu lấy tính bền vững làm giá trị cốt lõi để tránh “làm hại” môi trường.
Nhưng dù thế nào, đồ secondhand vẫn đang là “top of mind” trong tâm trí người dùng khi so với các đối thủ trong cùng phân khúc nói riêng và trong toàn bộ ngành hàng thời trang nói chung.
Một khảo sát được thực hiện để tìm ra xu hướng mua sắm mới của người dùng, với các “điểm bán” như cửa hàng đồ cũ, cửa hàng giảm giá, sàn thương mại điện tử, trung tâm thương mại, thời trang nhanh,… và chúng ta sẽ thấy được người dùng sẽ chi tiêu nhiều hơn hay ít hơn cho mỗi điểm bán đó trong vòng 5 tới.
Đồ secondhand và chuỗi cửa hàng giảm giá đang dẫn đầu danh sách với 42% và 40% người dùng lựa chọn sẽ tiếp tục ủng hộ hai hình thức mua sắm này. Trong đó, có đến 53% là millennials và Gen Z quyết định sẽ chi tiêu nhiều hơn cho việc mua lại đồ cũ.
Ngạc nhiên hơn, những thương hiệu thời trang bền vững đang có sự tụt hạng nhẹ khi xếp thứ 9 trên tổng số 11, rơi 8 điểm và mức chênh lệch giữa “mua nhiều hơn” và “mua ít hơn” chỉ là 1% (26% sẽ tiếp tục chi và 25% sẽ giảm mức chi cho các sản phẩm mang tính bền vững).
Thredup ước tính rằng 9 tỷ mặt hàng quần áo đang ngủ yên trong tủ quần áo của người dùng và 34 tỷ mặt hàng đang bị vứt bỏ ở Mỹ mỗi năm – và 95% trong số đó hoàn toàn có thể tiếp tục sử dụng hoặc tái chế.
Hướng đi nào là phù hợp?
Thredup ước tính rằng 9 tỷ mặt hàng quần áo đang ngủ yên trong tủ quần áo của người dùng và 34 tỷ mặt hàng đang bị vứt bỏ ở Mỹ mỗi năm – và 95% trong số đó hoàn toàn có thể tiếp tục sử dụng hoặc tái chế.
Vì vậy, ngoài việc thay đổi thói quen của người dùng, chúng ta có thể làm gì để đưa những sản phẩm quần áo đó quay lại thị trường tiêu dùng và tiếp tục sử dụng?
Thredup gợi ý có thể liên kết hợp tác với các nhà bán lẻ hoặc các thương hiệu độc lập trên thị trường, bằng cách đề nghị mua lại và sau đó bán lại các sản phẩm đã qua sử dụng của họ mà thông qua đó, khuyến khích người dùng tái chế đồ bằng cách gửi lại đồ cũ cho các thương hiệu hoặc tái chế bằng bất kỳ hình thức nào đó.
Bên cạnh đó, chính phủ hoàn toàn có thể can thiệp và đưa ra các chương trình để thúc đẩy sự phát triển của các nền tảng mua bán đồ cũ cũng như vòng đời sử dụng của các sản phẩm thời trang.
Để khuyến khích người tiêu dùng và doanh nghiệp cùng tham gia và thị trường resale, chính phủ có thể đưa ra những chính sách khích lệ như giảm thuế cho các thương hiệu có chương trình thu, bán lại sản phẩm cũ hoặc miễn thuế cho những cá nhân có hoạt động thương mại, mua bán đồ cũ.
Một vài quy định có thể được đặt ra như người tiêu dùng phải có trách nhiệm xử lý khi quyết định vứt bỏ một món quần áo, nhà bán lẻ phải tái sử dụng nguồn thu nhập để mỗi cá nhân hay doanh nghiệp đều phải có ý thức trong việc bảo vệ môi trường khỏi các tác nhân gây ô nhiễm của ngành thời trang.
Thực hiện: Diana Nguyễn
Theo Fashionista