Nhuộm chàm đã có một lịch sử xưa lơ xưa lắc như vậy đấy

Ngày đăng: 11/02/19

Chàm là loại thuốc nhuộm có nguồn gốc thực vật cổ xưa nhất trên thế giới. Xác định được gần đây nhất, nhuộm chàm đã xuất hiện vào khoảng thiên niên kỷ thứ 3 trước Công Nguyên. Nhiều tộc người thuộc các quốc gia Châu Á như Ấn Độ, Nhật Bản, Trung, Việt,…đã sử dụng chàm như một chất nhuộm tiêu biểu cho trang phục truyền thống trong hàng thiên niên kỷ. Chất nhuộm chàm đã sớm du nhập vào Châu Âu và được biết đến nhiều nhất trong giai đoạn hưng thịnh của các nền văn minh cổ đại ở Lưỡng Hà (Mesopotamia), Ai Cập, Peru, Iran và Châu Phi.

Nhân loại đã nhuộm chàm ngay cả khi chưa biết đến chàm

Mẫu vải nhuộm chàm lâu đời nhất đã được phát hiện vào năm 2009 tại một ngôi đền cổ xưa ở Huaca Prieta, Peru có niên đại từ 6200 năm trước. Điều này đem đến một phát hiện mới, rằng người cổ xưa sinh sống ở vùng đất Peru mà chúng ta biết đến ngày nay, đã bắt đầu nhuộm vải màu chàm trước cả người Ai Cập.

peru-indigo-dye-lauren-urana-1474258890.jpg
Mảnh vải nhuộm chàm 6.200 năm tuổi phát hiện tại đền Huaca Prieta – Ảnh: Lauren Urana

Các bằng chứng cho thấy, Woad (tên khoa học là Isatis Tinctoria) được sử dụng sớm hơn các loài cây chàm họ Indigofera. Woad có nguồn gốc ở vùng thảo nguyên và sa mạc của Causasus, Trung Á đến đông Siberia và Tây Á, nhưng về sau cũng được tìm thấy ở Đông Nam, Trung Âu và Tây Bắc Mỹ, là một loài thực vật tạo ra thuốc nhuộm màu xanh chàm, được sử dụng ở Châu Âu từ thời cổ đại.

DyersWoadIsatistinctoriamassofflowersinhabitatLesvosGreece.jpg
Cánh đồng Woad (Isatis tinctoria) nở rộ hoa vàng ở Lesvos, Greece (Hy Lạp)

Các nhà nghiên cứu cho rằng loại vải sọc xanh dùng bọc xác ướp Ai Cập được tìm thấy trong Kim Tự Tháp, có niên đại khoảng 2400 trước Công Nguyên, đã được nhuộm bởi Woad. Một bằng chứng khác là một viên nén hình nêm có niên đại 600 năm trước Công Nguyên, được tìm thấy tại vùng Lưỡng Hà (Mesopotamia) cùng với công thức nhuộm len màu xanh, bằng cách liên tục nhúng và phơi sợi len. Trong khi đó, Ai Cập và Lưỡng Hà khá gần Thỗ Nhĩ Kỳ – nơi có nhiều loài cây Woad, do đó nhiều khả năng thuốc nhuộm màu xanh chàm được sử dụng từ hơn 4000 năm trước chính là Woad.

AncientEgyptians.jpg

Cây chàm – từ đến Á đến Âu và vòng quanh thế giới

Giống cây chàm – “True Indigo” đã được phát hiện từ rất sớm ở lưu vực sông Ấn (The Indus Valley Civilisation), còn gọi là Harappan – nền văn minh cổ đã từng đạt đến sự hưng thịnh đỉnh cao vào khoảng 3300 – 1300 năm trước Công Nguyên. Cùng với Ai Cập cổ đại và Lưỡng Hà (Mesopotamia), Harappan là một trong ba nền văn minh sớm nhất của thế giới. Các nhà khảo cổ đã khai quật ở khu vực thị trấn Rojdi (nay là Gujarat, Ấn Độ), phát hiện số hạt giống của ít nhất 4 loài cây chàm họ Indigofera khác nhau.

indigofactoryinBengal-Dongn.jpg
Xưởng sản xuất chàm ở Bengal, Ấn Độ

Ấn Độ là trung tâm lớn nhất của lĩnh vực chiết xuất và sản xuất thuốc nhuộm chàm, đồng thời là nơi cung cấp chàm đầu tiên và sớm nhất đến Châu Âu, thịnh vượng nhất vào thời Hy Lạp – La Mã (vào khoảng 300 BC – 400 AD). Hiện nay, có ít nhất 50 loài cây chàm sinh trưởng tại Ấn Độ. Ở vùng Tây Bắc nước Ấn, những người thợ đã biết chế biến thuốc nhuộm chàm thành bánh chàm từ nhiều thế kỷ nay. Từ đó thuốc nhuộm chàm được xuất khẩu qua các tuyến thương mại đến Châu Âu. Người Hy Lạp và La Mã khi mới tiếp xúc với những bánh nhuộm màu chàm, đã nhầm tưởng chúng có nguồn gốc từ khoáng sản. Thuốc nhuộm chàm lúc này được coi là vật phẩm xa xỉ, dùng tạo màu nước sơn, dược phẩm và mỹ phẩm.

Indigo-stepping-extraction-India.jpg

phoivainhuomchamthcongnDo.jpg

Ngoài ra, các nhà khảo cổ cũng tìm thấy những mảnh còn sót lại từ quần áo nhuộm chàm tại Mohenjo-Daro (nay thuộc tỉnh Sindt, Pakistan), xác định được niên đại từ 1750 trước Công Nguyên. Chất nhuộm chàm và vải vóc nhuộm chàm dùng để may trang phục đã có một lịch sử lâu dài tại Trung Quốc, ít nhất hơn 2000 năm từ thời Tần và Hán (221 – 220 trước Công Nguyên).

Ở Nhật Bản, những người thợ nhuộm chàm còn được gọi là “Chàm nhân”. Kỹ thuật nhuộm chàm Nhật Bản ngày nay được nhận biết một cách đặc trưng như nhuộm Aizome với các phương pháp Shibori hay Stencil, nhuộm sợi ở Matsusaka, nhuộm chàm ở Tokushima,…Chàm đã được sử dụng dưới thời Asuka (thế kỷ VI – VIII) nhưng chủ yếu dùng trong triều đình và các võ sĩ đạo. Đến thời Heian (thế kỷ VIII – XII), Nhật đã phá triển mạnh mẽ các kỹ thuật nhuộm chàm. Bột chàm đã có một tầm quan trọng nhất định trong thời Edo (hay còn gọi là Mạc phủ Tokugawakhi), nước này bắt đầu nhập khẩu và trồng bông, và bột chàm dễ dàng nhuộm màu cho chất liệu này. Trang phục nhuộm chàm được ưa chuộng trong đời sống hàng ngày của người dân, cho dù là tầng lớp bình dân hay giới quý tộc đều sử dụng phổ biến các chất liệu vải bông nhuộm và tạo hoa văn họa tiết từ chàm.

shibori.jpg

Indigodyevat.jpg

Vào cuối những năm 1200s, Marco Polo (một thương gia người Ý đi du lịch khắp thế giới) trở lại Châu Âu sau hành trình vòng quanh Châu Á, ghi chép lại sự giàu có và quy mô của Trung Quốc cũng như các quốc gia Châu Á khác qua quyển sách “The Travels of Marco Polo”, đồng thời tiết lộ sự thật về chàm, vốn không phải là một loại khoáng sản mà đã được chiết xuất từ thực vật. Thời kỳ này, chàm vẫn khá đắt đỏ ở Châu Âu do quá trình vận chuyển còn khó khăn và tốn kém chi phí trung gian thông qua các thương buôn. Chàm đã từng là một loại cây trồng phục vụ xuất khẩu là chủ yếu trong các chế độ nô lệ và thuộc địa. Là một mặt hàng thương mại có giá trị cao, nên thường được gọi là Blue Gold.

Indigodyeingcollage.jpg

Đến cuối thế kỷ XV, Vasco da Gama –  nhà thám hiểm người Bồ Đào Nha và là người Châu Âu đầu tiên phát hiện một con đường biển đến Ấn Độ. Điều này cho phép người Châu Âu thiết lập một hải trình thương mại đi qua các nước Ấn Độ, quần đảo Spice (Indonesia), Trung Quốc và Nhật Bản, từ đó  chàm được nhập khẩu trực tiếp thuận lợi và dễ dàng hơn. Việc trồng cây chàm trên quy mô lớn bắt đầu ở Ấn Độ. Vào những năm 1600, một số lượng lớn cây chàm đã được xuất khẩu sang châu Âu, cập cảng ở các nước Bồ Đào Nha, Hà Lan và Anh. Nhiều đồn điền trồng cây chàm ra đời ở những nơi có khí hậu nhiệt đới ở Châu Âu. Giá thành của chàm từ đó giảm đáng kể và vào cuối thế kỷ 17, thuốc nhuộm chàm chiết xuất từ các giống cây chàm thực sự đã trở nên phổ biến, hầu như thay thế Woad ở Châu Âu.

Phụ nữ Mali và trang phục nhuộm chàm truyền thống

Tây Ban Nha đã nhập khẩu thuốc nhuộm chàm từ các thuộc địa của mình ở Nam Mỹ như Haiti, Jamaica và khu vực quần đảo Virgin thuộc nước này. Ở Bắc Mỹ, cây chàm từng được xem là giống cây trồng quan trọng đứng sau gạo, góp phần thay đổi ngành nông nghiệp thuộc địa ở Nam Carolina. Chàm cũng là một thuốc nhuộm truyền thống trên khắp Tây Phi lẫn Bắc Phi. Những người du mục Tuareg sinh sống ở Sahara hay Cameroon, quần áo nhuộm chàm khẳng định sự giàu có của họ. Phụ nữ Yoruba ở Nigeria hay Mandinka ở Mali cũng quen thuộc với việc nhuộm chàm dệt vải.

TransAfricaExpedition1977.jpg
Châu Phi – 1977
AnartisanfromtheMaliancooperativehangshand-dyedfabricouttodry.jpg
Nghệ nhân nhuộm chàm ở Mali đang phơi vải sau khi nhuộm
IndiaBangladesh9.jpg
Sản xuất bánh chàm ở Bangladesh, Ấn Độ

Chuyện của chàm, không chỉ có Woad hay Indigofera

Nhiều loài thực vật đã cung cấp được màu xanh tương tự chàm (họ Indigofera mà chúng ta biết đến ngày nay) đã được người xưa sử dụng, nhưng hầu hết chàm tự nhiên đều được chiết xuất từ các giống cây chàm có nguồn gốc ở vùng nhiệt đới. Từ xa xưa, các loại chàm dùng để nhuộm ở Châu Á đều là giống “true indigo” – Indigofera Tinctoria, hay còn gọi là Indigofera Sumatrana. Một phương pháp thay thế phổ biến được sử dụng ở các vùng cân nhiệt đới như quần đảo Ryukyu của Nhật Bản và Đài Loàn là Strobilanthes Cusia. Dyer’s Knotweed (Polygonum Tinctorium) cũng là một giống thực vật cho chất nhuộm màu xanh phổ biến ở Châu Á, cho đến khi các loài Indigofera được phát hiện ra ở phía nam, mang lại nhiều thuốc nhuộm hơn. Ở Trung và Nam Mỹ, màu xanh được lấy từ giống cây Indigofera Suffruticosa (còn gọi là añil) và Indigofera arrecta.

Indigoferatinctoria.jpg

I.suffruticosaIndigo.jpg

Trên thực tế, một số giống cây chàm hoặc cho màu xanh tương tự chàm, không thực sự hiệu quả do có nồng độ thấp và màu sắc dễ biến đổi sau khi nhuộm. Cùng một giống cây chàm nhưng ở mỗi vùng có thể có chút khác biệt. Thực vật ở mỗi nơi đều chịu ảnh hưởng bởi những đặc tính bản địa riêng, nhiệt độ và độ ẩm, khí hậu và các yếu tố môi trường khác ảnh hưởng đến giống cây chàm. Ngoài ra, phương pháp truyền thống và kỹ thuật của các địa phương cơ hồ cũng có sự khác nhau, do đó cũng ảnh hưởng đến chất nhuộm chàm được chiết xuất và sản phẩm chàm sau khi được nhuộm.

indigo_caroliniana.jpg

Cuộc xâm lấn của thuốc nhuộm chàm tổng hợp

Vào thế kỷ 19, sản xuất chàm tự nhiên không còn đáp ứng được nhu cầu của ngành công nghiệp may mặc, thúc đẩy sự ra đời của thuốc nhuộm chàm tổng hợp. Năm 1865, nhà hóa học người Đức – Adolf von Baeyer, bắt đầu nghiên cứu chàm tổng hợp. Đến năm 1897, chất nhuộm chàm hóa học chính thức ra đời. Năm 1905, ông Adolf von Baeyer đoạt giải Nobel về Hoá Học cho công trình nghiên cứu của ông về thuốc nhuộm hữu cơ.

DeveloppementdelindustriechimiqueallemandeBASF.jpg

Tại thời điểm thuốc nhuộm chàm tổng hợp bắt đầu được đưa vào sử dụng, sản lượng chàm tự nhiên được thống kê là 19.000 tấn, và việc trồng chàm chiếm diện tích khoảng 7.000 km2 (chủ yếu ở Ấn Độ). Chàm tổng hợp có giá thành rẻ hơn nhiều lần, nhanh chóng thay thế chàm tự nhiên trong lĩnh vực in nhuộm thương mại. Cho đến năm 1914, sản lượng chàm tự nhiên đã giảm xuống chỉ còn 1.000 tấn. Ngày nay, hầu hết thuốc nhuộm chàm được sử dụng đếu là loại chàm tổng hợp. Từ năm 2002, sản lượng chàm tự nhiên còn lại trên tổng diện tích khiêm tốn rải rác khắp thế giới, đã không thể đáp ứng nổi nhu cầu thị trường.

Tuy nhiên, xu hướng mới, quan niệm sống mới đang “thức tỉnh”, dần đưa con người trở về với tự nhiênphát triển bền vững, khuyến khích sự hồi sinh của nhuộm chàm thực vật và thuốc nhuộm tự nhiên nói chung, trên mọi lĩnh vực dệt may, thời trang, mỹ phẩm,…

-tie-dye-indigo-dyeing.jpg

 

Bài: Xu