LV Art Silk Squares – Louis Vuitton trình làng bộ sưu tập khăn lụa nghệ thuật, cùng tầm nhìn và tư duy sáng tạo của 5 nghệ sĩ đương đại
Ngày đăng: 26/08/24
Với sự đóng góp từ năm nghệ sĩ hợp tác, Louis Vuitton tạo nên cuộc gặp gỡ thú vị giữa thế giới nghệ thuật và thời trang xa xỉ trong bộ sưu tập khăn lụa mới.
Kể từ khi hợp tác với nam nhà thiết kế kiêm nghệ sĩ – Stephen Sprouse vào năm 2001, Louis Vuitton trở thành một trong những nhà mốt tiên phong trong vũ trụ liên hợp giữa nghệ thuật hiện đại và thời trang. Nhưng không phải chiếc túi đã bắt đầu mối liên giao đó, mà là những chiếc khăn lụa.
Được sản xuất tại một trung tâm thủ công lụa thế giới và là nơi lưu giữ nhiều thế kỷ kinh nghiệm làm lụa, Como, Ý, vào năm 1987, nhà mốt Pháp đã mời các nghệ sĩ hàng đầu đương thời lúc bấy giờ gồm Arman, Sandro Chia, Arata Isozaki, Sol LeWitt và James Rosenquist, được mời đến “vũ trụ sáng tạo” của nhà mốt Pháp để thể hiện tầm nhìn và tài năng của họ trên một chiếc khăn quàng bằng lụa hay còn gọi là khăn carré (trong tiếng Pháp) trong một dự án có tên “The Silk Road”.
Kể từ đó những chiếc khăn lụa hình vuông của thương hiệu Pháp đã trở thành những tấm canvas nghệ thuật, chào đón lăng kính nghệ thuật của mọi người nghệ sĩ. Vào những năm tiếp theo, những chiếc khăn lụa mang tính biểu tượng này tiếp tục được thiết kế bởi nhiều nghệ sĩ khác như Andrée Putman, César Baldaccini và Philippe Starck. Một tầm nhìn mới cho chiếc khăn lụa hình vuông của Louis Vuitton đã Foulards d’Artistes đưa ra vào năm 2013; tiếp đến là hai bộ sưu tập tác phẩm của những tên tuổi nổi tiếng trong giới nghệ thuật đường phố, như Os Gemeos và Retna. Ngày nay, toàn bộ bộ sưu tập khăn lụa vuông do các nghệ sĩ thiết kế đang được trưng bày tại “LV Dream”, một triển lãm tại trụ sở chính của thương hiệu ở Paris.
Nhờ vào cuộc đối thoại liên tục giữa các nghệ sĩ, xưởng sản xuất Louis Vuitton tại Paris và những nghệ nhân người Ý với sự thành thạo đáng kinh ngạc về cả kỹ thuật truyền thống và kỹ thuật tiên tiến, mỗi chiếc khăn carré tuyệt đẹp đều mô phỏng các tác phẩm nghệ thuật gốc một cách trung thực nhất. Để thực hiện được điều đó, đã tồn tại một quá trình kỹ thuật đòi hỏi nhiều lớp màu để in lên lụa trắng mịn nhất. Sau đó, những chiếc khăn vuông bằng lụa này được giặt và sấy khô, trước khi các cạnh của chúng được khâu thủ công bằng một kỹ thuật lâu đời của nhà mốt Pháp được gọi là roulottage. Những màu sắc rực rỡ, tươi sáng của những chiếc khăn lụa vuông thành phẩm, được thiết kế để sử dụng theo nhiều cách khác nhau hoặc thậm chí là đóng khung, tràn đầy năng lượng sáng tạo và chính là minh chứng cho cam kết lâu dài của Louis Vuitton trong sự cam kết giữa nghệ thuật với savoir-faire.
Những màu sắc rực rỡ, tươi sáng của những chiếc khăn lụa vuông thành phẩm, được thiết kế để sử dụng theo nhiều cách khác nhau hoặc thậm chí là đóng khung, tràn đầy năng lượng sáng tạo và chính là minh chứng cho cam kết lâu dài của Louis Vuitton trong sự cam kết giữa nghệ thuật với savoir-faire.
Mối duyên tình giữa nghệ thuật và thời trang trong địa hạt sáng tạo của Louis Vuitton ngày càng trở nên sâu sắc vào năm 2024, với bộ sưu tập khăn lụa được thực hiện cùng sự hợp tác từ 5 người nghệ sĩ. Họ là nhóm nghệ thuật pixel-art người Đức, eBoy; bộ đôi thiết kế Pháp-Nhật-Tây Ban Nha, Icinori; nghệ sĩ và họa sĩ minh họa người Ý, Lorenzo Mattotti; tiểu thuyết gia đồ họa và họa sĩ minh họa người Pháp, Nicolas de Crécy và nghệ sĩ người Thụy Sĩ, Thomas Ott.
Một sự hợp tác mới đầy thú vị, LV Art Silk Squares chứng kiến năm nghệ sĩ diễn giải góc nhìn nghệ thuật mới mẻ và độc đáo của mình cho biểu tượng bốn cánh hoa đặc trưng của thương hiệu. Bằng cách tái hiện một cách sáng tạo bông hoa bốn cánh biểu tượng Louis Vuitton Monogram, các nghệ sĩ mang đến góc nhìn mới cho các quy tắc mang tính biểu tượng và di sản phong phú của nhà mốt Pháp. Đây không phải là lần đầu năm người nghệ sĩ này hợp tác với Louis Vuitton trong dự án sách “Travel Book Series”. Mỗi người đã biên soạn một cuốn sách du lịch Louis Vuitton, khám phá những điểm đến mà họ lựa chọn từ Tokyo đến Tuyến đường 66, bằng loạt tranh minh họa độc đáo.
“Maze of Precious” đánh dấu chiếc khăn quàng cổ đầu tiên của bộ sưu tập mới, mang đến một phong cách thẩm mỹ đặc trưng của eBoy. Nhóm nghệ thuật pixel của Đức đã tái hiện logo LV như một trò chơi điện tử cổ điển, được bao quanh bởi các đường viền gợi nhớ đến các trò chơi điện tử cổ điển như Pac Man. Ô vuông mô tả logo LV ở giữa chiếc khăn, với các đường viền đại diện cho nhiều kiểu dệt vải khác nhau từ vải vân chéo đến vải satin. Thảm thực vật hình học pixel và côn trùng hình học mang đến sự vui tươi cho chiếc khăn vuông vức.“Về cơ bản, chiếc khăn vừa là một món đồ thời trang, vừa là một tác phẩm nghệ thuật,” eBoy đã nhận xét như thế về chiếc khăn lụa của họ.
Trong khi đó, tiểu thuyết gia đồ họa và họa sĩ minh họa người Pháp, Nicolas de Crécy đã hình dung và phác họa một khung cảnh thanh bình có tên là “Parfums de Méditerranée”, lấy cảm hứng từ khuôn viên Grasse, nơi Louis Vuitton đang xây dựng xưởng sản xuất nước hoa của họ. Lúc đầu, khu vườn của de Crécy được coi là một bức tranh màu nước theo trường phái Ấn tượng bị lãng quên. “Parfums de Méditerranée” mô tả những ngọn núi, phía trước là những bông hoa biểu tượng của nhà mốt Pháp đang nở rộ thơm ngát và đầy vui tươi.
Tác phẩm nghệ thuật sắp xếp hình học “Malles Monde” của bộ đôi nghệ sĩ của Icinori được lấy cảm hứng từ nguồn gốc của “vũ trụ sáng tạo” Louis Vuitton, với tư cách là một nhà sản xuất rương cùng với biểu tượng bông hoa định hình bản sắc của họ ngày nay. “Louis Vuitton có một lịch sử hùng mạnh, một nghệ nhân tận tụy với nghệ thuật của họ, với chất lượng từ kho chất liệu của họ; nhưng đặc biệt hơn hết là ở các thiết kế bảo vệ, định hình, chăm sóc các đồ vật được vận chuyển, được truyền lại. Những chiếc rương, túi và vali bảo vệ ‘thế giới bên trong’ của mỗi người; để khi kết thúc hành trình, khi họ đến cuối con đường, việc mở những chiếc rương đó là khoảnh khắc bừng sáng. Cảm giác đó như một trận tuyết lở của những điều kỳ diệu nhỏ bé”, Mayumi Otero và Raphaël Urwiller của Icinori giải thích về nguồn cảm hứng. Bộ đôi nghệ sĩ đã kết hợp kỹ thuật truyền thống và cách kể chuyện đương đại, để tạo ra một chiếc khăn quàng cổ rực rỡ về mặt thị giác.
Đối với Lorenzo Mattotti, nghệ sĩ tôn vinh một loài hoa được tìm thấy trong kính màu theo trường phái Art Nouveau tại ngôi nhà lịch sử của gia đình Vuitton. Mattotti đặt hoa vào vị trí trung tâm trong tác phẩm mang tên “Iris Spring” của mình – một tác phẩm phấn màu và bút chì màu, trực tiếp ám kính màu nghệ thuật trong ngôi nhà của gia đình nhà mốt Pháp. Bông hoa đó được bao quanh bởi nhiều cây cối xanh tươi, đại diện cho sự liên kết với thiên nhiên.
Chiếc khăn lụa cuối cùng của bộ sưu tập LV Art Silk Squares, được mang tên “Urban Flowers” của Thomas Ott. Nổi tiếng nhất với tiểu thuyết đồ họa đen trắng, chiếc khăn một mặt của nghệ sĩ người Thụy Sĩ Thomas Ott là một tác phẩm được thực hiện từ trí tưởng tượng siêu thực, biến chủ đề “Hoa” của Louis Vuitton thành đại diện cho tinh thần con người. Ott thú nhận rằng chủ đề hoa do Vuitton đưa ra là một thách thức.
“Chủ đề do Louis Vuitton đưa ra là một thử thách đối với tôi”, Ott trầm ngâm trong một email. “Tôi thường tránh vẽ hoa, đó không phải là sở thích của tôi. Nhưng đây chính là điều thú vị trong tác phẩm này. Tôi đã rời khỏi vùng an toàn của mình. Tôi đã khám phá những chủ đề mới, những khả năng mới”. Tác phẩm “Urban Flowers” của Ott tập trung vào kỹ thuật nghệ thuật, thể hiện hình ảnh đơn sắc của một cơ thể nở rộ hoa trong bối cảnh thành thị, truyền tải cách thiên nhiên có thể biến đổi không gian đô thị khi hoa tượng trưng cho bản chất của nhân loại.
LV Art Silk Squares sẽ được bán tại cửa hàng Louis Vuitton và trên các nền tảng trực tuyến từ ngày 30 tháng 8.
Thực hiện Dory