8 xu hướng định hình thị trường thương mại điện tử tại Đông Nam Á
Ngày đăng: 16/02/24
Tiếp nối những năng trước, các phương tiện truyền thông xã hội và các tính năng có sự tham gia của AI sẽ tiếp tục chiếm lĩnh năm 2024. Vào năm 2023, ngành bán lẻ đã phát triển lên một tầm cao mới khi áp dụng quản lý hàng tồn kho tự động, tối ưu hóa chiến lược giá cả và trải nghiệm cá nhân hóa cho khách hàng.
Và bài viết dưới đây sẽ giới thiệu một số xu hướng của năm 2023 sẽ tiếp tục được phát triển và duy trì trong năm tới.
Social comemrce – bán hàng qua mạng xã hội
Xu hướng đầu tiên được các nhà kinh doanh online yêu thích là thương mại xã hội (social commerce). Họ sử dụng các nền tảng truyền thông xã hội như TikTok, Instagram và Facebook để thu hút khách hàng, thúc đẩy doanh số bán hàng và nuôi dưỡng lòng trung thành với thương hiệu.
Các nhà bán lẻ cần phải cần phải làm quen với xu hướng này vì ngày càng có nhiều kênh thương mại xã hội xuất hiện, chúng giúp ta dễ dàng kết nối với khách hàng và tiếp cận họ.
Sử dụng AI để cá nhân hoá trải nghiệm khách hàng
Bước vào năm 2023, khả năng tiếp cận các công cụ AI đã đạt đến đỉnh cao. Trí tuệ nhân tạo (AI) tựa như một cuộc cách mạng giúp các doanh nghiệp có thể dễ dàng ‘hiểu rõ’ hơn về khách hàng.
Nó còn giúp ta phân tích sở thích của khách hàng thông qua những dữ liệu được thu thập. Và tự động hóa bằng AI sẽ thúc đẩy dịch vụ khách hàng nhanh hơn.
Đầu tư vào quảng cáo trên các thị trường trực tuyến
Trên những sàn thương mại điện tử như Tokopedia, Shopee và Lazada, chúng trở nên nổi tiếng nhờ vào các chiến dịch marketing và sự kiện giảm giá quy mô lớn. Với sự cạnh tranh ngày càng mạnh mẽ, các thương hiệu sẽ cần sử dụng các dữ liệu đến từ những sàn thương mại điện tử ấy.
Thương hiệu chính hãng hoặc được uỷ quyền phân phối
Khi càng ngày càng nhiều kênh thương mại điện tử được ‘sinh ra’, điều ấy cũng đồng nghĩa với việc các shop bán đồ giả cũng tăng theo. Do đó, các thương hiệu lớn và doanh nghiệp quy mô nhỏ sẽ cần được chứng thực khi có quá nhiều các tài khoản giả mạo.
Lựa chọn mua sắm và giao hàng linh hoạt
Với thương mại điện tử là trụ cột trong ngành bán lẻ, các cửa hàng và doanh nghiệp truyền thống phải thêm vào nhiều lựa chọn giao hàng và hợp tác với các dịch vụ giao hàng để tiếp cận cơ sở người tiêu dùng của họ một cách nhanh chóng.
Chủ động ‘giao tiếp’ với khách hàng
Khi khách hàng muốn theo dõi và cật nhật đơn hàng đã đặt, các thương hiệu cần cung cấp một trang web online giúp khách hàng có thể làm được điều ấy.
Tại các kênh thương mại điện tử ưu tiên trải nghiệm được cá nhân hóa, họ cũng cung cấp trình theo dõi giao hàng theo thời gian thực, kênh tin nhắn, thông báo và trung tâm hỗ trợ.
Chuỗi cung ứng phát triển
Nhắc đến ngành thương mại điện tử, ta không thể bỏ quên sự trợ giúp của ngành logistics. Nếu lĩnh vực này có thể bắt kịp tốc độ phát triển của nhau thì hiệu suất giao hàng cũng có thể sẽ được tăng cao.
Xu hướng thứ tám liên quan đến quy mô mà các nhà cung cấp logistics bên thứ ba (3PLs) có thể tiếp cận trên một phạm vi rộng lớn của thị trường. Sự cạnh tranh giữa các nhà cung cấp dịch vụ logistics vẫn sẽ tiếp tục diễn ra và gay cấn hơn bao giờ hết. Các công ty hậu cần ấy đảm nhận các nhiệm vụ như vận chuyển, kho bãi, quản lý hàng tồn kho, và các hoạt động liên quan đến logistics,…
Khi bán lẻ đa kênh (Omnichannel) được ví như tương lai của tương tác khách hàng
Chiến lược đa kênh là một thước đo linh hoạt trong các hoạt động Marketing không chỉ riêng ngành thời trang. Hiện nay, thị trường bán lẻ đã rộng lớn hơn bao giờ hết. Với số lượng kênh trực tuyến ngày càng tăng, các thương hiệu sẽ cần tập trung vào những sản phẩm chủ chốt của mình và quảng bá chúng một cách liền mạch từ online cho đến offline.
Thực hiện: Mỹ Tâm
Theo Asian Business Review