Mọi người đều ở nhà: Cú đánh vào “thời trang nhanh”
Ngày đăng: 07/04/20
Thời trang nhanh, vốn được hình thành bởi xu hướng được đề ra từ các nhà mốt lớn và những người có sức ảnh hưởng, giờ đây đang lâm vào giai đoạn khủng hoảng nghiêm trọng bởi chính cơ chế vận hành này. Các ngôi sao đang tự cách ly tại nhà và khách hàng thì không có nhu cầu cho những món đồ chạy theo theo xu hướng.
Các thương hiệu thời trang nhanh như H&M, Zara và Mango đang đối diện với khó khăn tại thời điểm này khi dịch bệnh do virus Corona lan rộng khắp châu Âu và Hoa Kỳ.
Dù lệnh cách ly xã hội đã khiến mọi người ở nhà và thị trường mua sắm trực tuyến tăng vọt – theo dữ liệu từ Quantum Metric, cho thấy doanh thu hàng may mặc trực tuyến tăng trưởng 43% so với thời điểm này năm ngoái – nhưng cũng khiến các công ty thời trang nhanh gặp khó khăn. Bất kể là thương hiệu có cửa hàng bán lẻ truyền thống hay các công ty thương mại điện tử như Nasty Gal, Princess Polly và Fashion Nova.
Để ứng phó, các công ty như Princess Polly, Forever 21 và H&M đang cố gắng xoay vòng các bộ sưu tập, bán hàng trên website, quảng bá những kiểu trang phục thoải mái, tiện dụng cho những người ở nhà.
“Bản chất của thời trang nhanh là đồ dùng một lần. Mọi người dùng nó để trông mới mẻ và đẹp hơn khi bước vào văn phòng hay các sự kiện. Nhưng bây giờ hành vi tiêu dùng đã thay đổi và thời trang nhanh bị ảnh hưởng nặng nề. Cung thì nhiều mà cầu thì ít. Bởi thế mà các thương hiệu cần phải thực hiện nhiều chiến dịch như cá nhân hóa cách thức quảng cáo cho các khách hàng để chiếm được sự chú ý của họ và cả giảm giá.” Ông Graham Cooke, đồng sáng lập và CEO của công ty công nghệ cá nhân hóa Qubit cho biết.
“Các nhà bán lẻ nói chung cũng đang giảm bớt nhiều bộ sưu tập thành những sản phẩm có màu sắc cơ bản và có tuổi thọ sử dụng lâu hơn, cũng như để thu hút nhiều đối tượng khác hàng hơn.” Mark Burstein, chủ tịch của công ty phần mềm NGC Software
Tương tự như các phân khúc khác, thời trang nhanh giá rẻ cũng buộc lòng đóng hệ thống cửa hàng truyền thống và giảm giá mạnh nhằm nhanh chóng dọn dẹp hàng tồn kho. Forever 21 đang giảm giá 25% cho hóa đơn từ 75 đô la trở lên, khuyến khích khách hàng ở lại và cứu vớt thương hiệu, Forever 21 đang giảm 15% -25%, tùy thuộc vào số tiền khách hàng chi tiêu.
Hiện nay, hầu hết các nhãn hàng đang tích cực quảng bá các sản phẩm mặc ở nhà và trang phục vận động cho khách hàng thông qua nhiều trang web, phương tiện truyền thông xã hội và email.
Theo dữ liệu của Quibit, các công ty thời trang nhanh trên khắp Hoa Kỳ, Vương quốc Anh, Ý, Pháp và Tây Ban Nha có thể chứng kiến doanh số giảm mạnh 20% trong tháng Ba. Cooke dự đoán rằng sẽ còn nhiều nhà bán lẻ trên khắp các quốc gia đóng cửa và chuỗi cung ứng bị ảnh hưởng trên mức độ toàn cầu.
“Thời trang nhanh sẽ còn phải chịu ảnh hưởng từ trận dịch một thời gian khá dài nữa. Dù thành công của các thương hiệu này vốn là mang đến cho khách hàng nhiều phong cách đa dạng và nhanh gọn. Các nhà bán lẻ nói chung cũng đang giảm bớt nhiều bộ sưu tập thành những sản phẩm có màu sắc cơ bản và có tuổi thọ sử dụng lâu hơn, cũng như để thu hút nhiều đối tượng khác hàng hơn.” Mark Burstein, chủ tịch của công ty phần mềm NGC Software cho biết.
“Hiện nay, cả những thương hiệu có cửa hàng bán lẻ và thương mại điện tử đều gặp khó khăn, nhưng vào những tuần tới, các thương hiệu có bán hàng trực tuyến sẽ cảm thấy sự khởi sắc hơn so với những đối thủ như H&M và Zara.” Maria Haggerty, CEO của công ty hậu cần và logistics Dotcom Distribution cho biết.
“Các thương hiệu thời trang nhanh đang phải chịu sức ép rất lớn và cố gắng số hóa hoạt động kinh doanh. Những sản phẩm được bày bán trực tuyến sẽ tiêu thụ tốt hơn. Nhưng rất có thể ta sẽ thấy sự chững lại trong 6 đến 8 tuần tới, khi các thương hiệu bắt đầu nhập lô hàng mới. Bởi thời điểm hiện tại châu Âu vẫn quen với việc mua sắm truyền thống trong khi Trung Quốc dần trở lại với thương mại điện tử.” ông Haggerty nói.
Thực hiện: Hiếu Lê
Theo glossy.com
Ảnh: Internet