11 điều đúc kết được để vươn đến một ngành công nghiệp thời trang zero-waste

Ngày đăng: 17/10/17

Cho đến nay, rất nhiều người vẫn không nhận thức được tại sao thời trang giá rẻ lại bị coi là quá mức phung phí. Ngành công nghiệp thời trang nhanh mang đến đa dạng phong cách hơn, nhiều xu hướng hơn và nhiều sự lựa chọn sành điệu hơn. Nhưng cũng có nghĩa là sự mua bán và đào thải cũng nhanh và nhiều hơn. Vậy, chúng ta đang vứt những thứ quần áo rẻ tiền kém chất lượng ấy đi đâu?

Elizabeth Cline, tác giả của sách “The Shockingly High Cost of Cheap Fashion” viết rằng: quần áo mặc một hai lần rồi bỏ đi đang hủy hoại môi trường và nền kinh tế. Thực đúng là chúng ta có thói quen dễ dàng vứt bỏ đi những thứ không có giá trị lớn, và tiếp tục thay thế bằng những thứ không đáng giá bao nhiêu bởi kém chất lượng, vì chúng ta sẽ lại sẵn sàng vứt bỏ đi một cách chóng vánh. Vấn đề lớn hiện nay chính là: hành tinh này không có đủ chỗ chứa những món quần áo phế thải đó nữa. Đây quả là một cái giá quá đắt phải trả cho thời trang rẻ tiền. Quay cuồng giữa một thực trạng đáng lo ngại như thế, ngành công nghiệp thời trang cần phải khắc phục và cứu vãn như thế nào?

Các cửa hàng quần áo lấp đầy bởi 10.000 chiếc quần áo cũ, tại một con phố thuộc quận thời trang Brick Lane ở East London. Tương đương với lượng quần áo bị quăng ném ra bãi rác mỗi 5 phút.

Từ vài năm trước, ban chuyên gia của tạp chí The Guardian đã sớm và liên tục đặt ra những câu hỏi cũng như đề xuất ý kiến về vấn đề xử lý chất thải trong ngành công nghiệp thời trang. Từ chuỗi cung cấp đến tái chế quần jean và cả việc xem xét bản chất của thuốc nhuộm, sau cùng có thể đúc kết được 11 điều dưới đây.  

Thời trang luôn phát triển, nhưng ngành công nghiệp sẽ như thế nào trong 10 năm tới thì không có gì chắc chắn. 

1. Một ngành công nghiệp toàn cầu giúp thu thập quần áo bị vứt bỏ

Những loại hàng may mặc không được sử dụng nữa, sau khi bị ném vào thùng rác sẽ phải đối mặt với một “tương lai ô nhục”, bị trở thành nguyên phụ liệu cách nhiệt hoặc nhồi nhét vào đồ chơi. Nhưng sự toàn cầu hóa của ngành công nghiệp thời trang dành cho những thứ quần áo bị vứt đi một cơ hội thứ hai.

Lewis Perkins phát biểu rằng: “một mạng lưới quốc tế với cơ sở vật chất và các nhà máy sản xuất đáp ứng nhu cầu tiêu thụ thời trang khổng lồ trên toàn thế giới, cũng chính là một ngành công nghiệp có khả năng lớn để thu hồi hàng dệt may và chuyển đến các đối tác – những người có khả năng biến những sợi vải phế thải trở thành một loại vật liệu mới và hàng thời trang mới”. Ông Lewis Perkins dự đoán khả năng phát triển tốt của các chương trình như I:CO. Nhưng Lewis Perkins cũng khuyến khích, đầu tư nhiều hơn là điều cần thiết.

* Lewis Perkins: Chủ Tịch của Viện Cải Tiến Sản Phẩm Cradle to Cradle (The Cradle to Cradle Products Innovation Institute)

** I:CO (viết tắt của I:Collect): hệ thống thu hồi tái chế vải sợi và hàng may mặc phế thải của một công ty quốc tế có trụ sở tại Thụy Sĩ với quy mô hơn 60 quốc gia.

Продолжение истории: официальный ответ компании I:Collect на скандал вокруг сбора вещей в H&M

2. Nhà thiết kế đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra hệ thống sản xuất “khép kín”

Theo chia sẻ của Leigh Mapledoram, nhà quản lý chương trình hành động trên toàn khu vực của Wrap: “Thiết kế đóng một vai trò quan trọng vì có ảnh hưởng đến tất cả các tiến trình, từ nguyên liệu thô cho đến khi trở thành phế phẩm. Các nhà thiết kế tự làm việc trong sự tổng hợp những chức năng khác nhau từ kỹ thuật viên, nhà cung cấp và người mua để tạo ra hàng may mặc thành phẩm. Điều này phụ thuộc vào sự hướng dẫn có hệ thống của tất cả các bộ phận trong chuỗi hoạt động, và kết quả nghiên cứu của Wrap cho thấy rằng: để giảm tác động của quần áo phế thải, nên tập trung vào việc kéo dài tuổi thọ sử dụng của quần áo thời trang.”

WRAP relaunches textile recycling grant fund | Materials & Production News  | News

* Leigh Mapledoram: nhà quản lý chương trình hành động trên toàn khu vực về chất thải và tài nguyên (Programme Area Manager at Waste and Resources Action Programme) của Wrap.

** Wrap: một doanh nghiệp phi lợi nhuận về Năng Lượng Tái Tạo & Môi Trường (Renewables & Environment), có trụ sở tại thị trấn Banbury, Anh Quốc.

3. Liệu vấn đề tái chế vải sẽ thay đổi dây chuyền sản xuất?

Rien Otto, nhà sáng lập và giám đốc sáng tạo của Dutch Awearness tin rằng việc tái chế vải sẽ phá vỡ dây chuyền sản xuất hiện tại. Thay vì chỉ làm việc với một công ty sản xuất, nhà bán lẻ và khách hàng, Dutch Awearness hiện đang làm việc thêm với nhiều đối tác khác nhau – nhà sản xuất sợi, các nhà máy cắt may và nhuộm màu. Rien Otto chia sẻ rằng: bởi vì tất cả đều cần được hướng dẫn về quy trình tái chế và làm việc trong một nền kinh tế vòng lặp, điều này làm thay đổi vai trò của các nhà máy thuê ngoài. Và họ bắt buộc phải minh bạch về quy trình sản xuất.

*Dutch Awearness: nhà tiên phong trong quản lý dây chuyền công nghiệp dệt của Hà Lan, thiết kế và sản xuất hàng may mặc 100% tái chế.

4. Không thể trông đợi các thương hiệu lớn sẽ tự mình thay đổi

Lewis Perkins cho rằng ngành công nghiệp cần nhiều sự cộng tác và nhiều sự liên minh hợp tác trong ngành để tạo ra nguyên liệu tốt hơn, cũng như để tập hợp thêm nhiều các nhà máy, nhà xưởng và nhà sản xuất trong chuỗi cung ứng cải tiến. “Dĩ nhiên nhu cầu và đạo luật của người tiêu dùng giúp thúc đẩy rất nhiều, nhưng mỗi thành viên của ngành công nghiệp thời trang cần phải xây dựng được cho mình một mô hình và hệ thống hiệu quả”.

Buy less, choose well, and do it yourself. – Viviene Westwood

“Văn hóa thời trang ăn liền” gây ảnh hưởng xấu đến giá trị của thời trang hàn lâm, đến môi trường, sức khỏe con người và cũng tác động không nhỏ đến thị trường quần áo cũ – vốn là một nỗ lực để hạn chế rác thải may mặc từ nhiều thập niên qua. Đã có nhiều cửa hàng quần áo cũ kinh doanh thời trang second-hand từ chối những sản phẩm của Forever 21, Zara, Topshop hay thậm chí là H&M.

Và vì vậy, H&M đã tự chịu trách nhiệm với hàng may mặc của mình trong vài năm gần đây. Đây cũng là một chiến lược kinh doanh khôn ngoan, bởi khách hàng sẽ quay trở lại, hỗ trợ trách nhiệm tái chế hàng may mặc của thương hiệu, và voucher khuyến khích họ tiếp tục mua sắm quần áo mới có thể tái chế trong tương lai hoặc quần áo đã được tái chế với chi phí tiết kiệm hơn. Các nhà thiết kế và sản xuất cũng vì động lực này, làm việc sáng tạo hơn để tạo ra sản phẩm chất lượng, lâu dài hơn hoặc từ hữu cơ đến tổng hợp khả năng phân hủy hoàn toàn để giảm bớt gánh nặng cho môi trường và công việc của họ.

طبق إغواء جاري الكتابة h&m recycle clothes voucher singapore - virelaine.org

5. Các yếu tố kỹ thuật trong tái chế thời trang vẫn là một thách thức

Các phương pháp về máy móc kỹ thuật và cơ sở vật chất trong vòng vài năm gần đây có thể vẫn chưa đủ để xử lý hàng may mặc sợi pha trộn. Tuy nhiên, Phil Townsend – chuyên gia về nguyên liệu thô bền vững của nhà bán lẻ Mark & Spencer giải thích rằng, một phần quan trọng của quá trình cải tiến là làm việc với các nhà cung cấp để tìm kiếm giải pháp mới xoay quanh những hạn chế kỹ thuật. Phil Townsend cũng cho rằng: các thương hiệu có vai trò quan trọng trong việc thay đổi những ý nghĩa tiêu cực, vốn vẫn tồn tại xung quanh vật liệu tái chế.

*Mark & Spencer: nhà bán lẻ đa kênh quốc tế, thành lập từ năm 1884 với thị trường tập trung lớn mạnh tại Châu Âu. Là một thương hiệu thời trang tích cực trong các chương trình/kế hoạch phát triển bền vững, có đạo đức và trách nhiệm đối với môi trường.

6. Sự thật là, sẽ luôn có chất thải dệt may

Một ngành công nghiệp thời trang không hao tổn dường như là không thể. Tuy nhiên, Anna Crawley hy vọng các công ty lớn như H&M sẽ khuyến khích thêm nhiều khách hàng quay trở lại để quyên tặng và trao đổi quần áo cũ cho việc tái chế, thay vì ném thẳng vào thùng rác. Leigh Mapledoram tin rằng câu trả lời chính là đầu tư vào thời trang timeless, có thể điều chỉnh và cập nhật theo xu hướng. Ông cho rằng điều này cung cấp cơ hội lớn nhất để giảm bớt tác động môi trường của quần áo: “Nếu tuổi thọ trung bình của quần áo có thể được kéo dài thêm chỉ trong 9 tháng, nó có thể giảm thải carbon, tiết kiệm nước và hạn chế đến 20%- 30% phế thải hàng may mặc”.

The FARA WORKSHOP, hub for creation -

* Anna Crawley: Giám đốc sáng tạo của Fara Workshop – một doanh nghiệp xã hội tại London, hoạt động trên nhiều lĩnh vực và một trong số đó là thiết kế thời trang tái chế, sáng tạo ra những sản phẩm làm từ quần áo đã qua sử dụng.

7. Thời trang nhanh gây khó khăn để tái chế ra chất liệu tốt

Giám đốc sáng tạo Anna Crawley nói rằng: có quá nhiều vải vóc và quần áo nhuộm màu, nhưng chất lượng hàng may mặc tái chế tùy thuộc vào loại vật liệu được sử dụng. Rien Otto kể Dutch Awearness từ nhiều năm trước đã cố thử tái chế một chiếc quần jean cotton để tạo ra một chiếc quần jean mới. Kết quả vẫn có được quần jean mới nhưng chất lượng thì quá tệ. Thời trang nhanh sau khi bị vứt đi, không đủ chất lượng để tái chế thành một loại vật liệu mới đủ tốt để có cơ hội được sử dụng một lần nữa.

Kledingrecycler Dutch aWearness failliet; 'markt nog niet rijp' | RTL Nieuws

Rien Otto đã giải thích vấn đề này với đối tác của mình tại Áo. Và họ đã phát triển một loại polyester đặc biệt có thể tái chế hoàn toàn. Họ cũng đang nghiên cứu và phát triển để cho ra đời sản phẩm mới được làm từ cỏ Chè Vè (Miscanthus) và thuốc nhuộm màu chàm từ vi khuẩn, đều là những loại nguyên vật liệu có khả năng tái chế hoàn toàn.

Adam Baruchowitz, người sáng lập công ty Wearable Collection – chuyên thu thập quần áo cũ và bán lại cho các công ty phân loại, từ đó quy trình xử lý tái chế được tiến hành hoặc quần áo thời trang được phân loại để xuất khẩu đến các nước nghèo và kém phát triển, ông nói rằng: lợi nhuận giá trị nhất của Wearable Collection chính là bán lại quần áo cũ còn tốt. Tuy nhưng nếu đó là hàng may mặc không đủ chất lượng, và thời trang nhanh đang “thải ra” ngày càng nhiều loại quần áo như thế, thì tất cả chúng bắt buộc đi đến bãi rác hơn là có cơ hội sinh tồn một lần nữa trên thị trường second-hand.

Emprendedor Verde: Wearable Collections - VeoVerde | Nueva Mujer

8. Các quốc gia phát triển cần dẫn đầu trên hành trình thời trang đạo đức

Rien Otto bày tỏ: “Một trong những vấn đề chính có ở các quốc gia mới trỗi chính là thái độ “quý tộc đáng kính – noblesse oblige”, thể hiện nghĩa vụ môi trường, năng lượng tái tạo và trách nhiệm xã hội trong một thế giới phát triển chung, vốn đã tiến vào hành trình xây dựng lối sống đạo đức từ 100 năm qua, trong khi những quốc gia lớn phát triển thịnh vượng một cách lỗi thời, kém minh bạch và tiêu cực. Quan trọng là các quốc gia phát triển trở thành tấm gương xấu và kéo theo những hệ thống mới đang nổi lên từng bước ít “sạch sẽ” hơn. Một số quốc gia mới trỗi đang ủng hộ sản xuất bền vững nhưng nguồn lực còn hạn chế và không phải lúc nào cũng thực hiện được tốt. Đây thực sự là một hành trình dài”.

We wear fast fashion. The planet wear our trash fashion.

9. Đã đến lúc thịnh hành “Bring back bins”

Lewis Perkins dự đoán sẽ có một thế hệ người tiêu dùng bắt đầu cuộc cách mạng với các nhà bán lẻ. Không chỉ trông cậy vào Mart & Spencer hay H&M thực hiện chương trình thu gom quần áo cũ trong tất cả các cửa hàng của họ trên toàn thế giới; thay vào đó, người tiêu dùng sẽ được cung cấp các địa điểm thuận tiện, nơi đặt thùng thu hồi (bring back bins) để các khách hàng quyên tặng hoặc trao đổi những món đồ đã qua sử dụng cần được tái chế. Các nhà bán lẻ vẫn sẽ phải cạnh tranh với các đối thủ trên diễn đàn trực tuyến và Perkins tin rằng đó có thể là một kịch bản đôi bên cùng có lợi – giáo dục người tiêu dùng và tạo động lực kinh tế cho các nhà bán lẻ.

MARKS & SPENCER LAUNCHES CLOTHES EXCHANGE IN INDIA | Global Prime News

10. Cần thay đổi hình tượng của thời trang đạo đức

Để đạt được một nền kinh tế khép kín trong ngành công nghiệp dệt, cần phải thay đổi vai trò của nhà thiết kế và người tiêu dùng. Rien Otto nói rằng: “Thời trang đạo đức vẫn bị một màu, trì trệ trong khi cần phải xây dựng một hình tượng bền vững, giá trị sử dụng lâu dài, chất lượng cao và giá cả phải chăng”. Anna Crawley cho biết thêm:”Sôi động, đổi mới và hợp thời là cách nhìn của tôi đối với thời trang bền vững”.

11. Trong tương lai, thời trang bền vững sẽ là tiêu chuẩn

Việc thiết kế quần áo cũng quan trọng như những đặc tính đằng sau nó. Anna Crawley tin tưởng thời trang đạo đức và bền vững sẽ trở thành tiêu chuẩn thời trang của thế giới trong tương lai. Bà tin rằng: càng dành nhiều kỳ vọng, thời trang sẽ càng vượt ngoài mong đợi.

Global Fashion Agenda đang kêu gọi các thương hiệu thời trang và các nhà bán lẻ ký một cam kết thực hiện các bước cần thiết để chuyển đổi sáng hệ thống thời trang vòng lặp (Circular Fashion System). Các bên tham gia vào bản ký kết để xác định một chiến lược chung, đặt ra các mục tiêu cho đến năm 2020 và cung cấp báo cáo chi tiết về tiến độ thực hiện cam kết.

About Us – GLOBAL FASHION AGENDA

Cho đến nay, đã có 64 công ty và tập đoàn thời trang, đại diện cho 143 thương hiệu tham gia vào dự án thời trang bền vững toàn cầu này. Những “cái tên” lớn có thể kể đến như: Adidas, Guess, Hugo Boss, Lacoste, H&M, M&S, Tommy Hilfiger, Inditex, Kering,…

Thời hạn ký kết 2020 Circular Fashion System Commitment bắt đầu từ tháng 5/2017 cho đến 31/12/2017. Để tham gia hoặc tìm hiểu thêm, mời truy cập tại đây.

Chuyển ngữ & bổ sung: Xu 

Tác giả: Matthew Jenkin

Nguồn: 11 things we learn about ahieving a zero-waste fashion industry – theguardian.com