Ngành xa xỉ bán lẻ sẽ chào đón chương tiếp theo như thế nào?

Ngày đăng: 19/05/24

Tương lai của các tập đoàn xa xỉ đa thương hiệu Yoox Net-a-Porter và Neiman Marcus có thể được quyết định trong những ngày tới. Sau nhiều tháng khơi dậy các cuộc thảo luận trên mạng, có vẻ như một số vụ sáp nhập sẽ sớm được thông báo trong bối cảnh bán lẻ xa xỉ đang bùng nổ trong những năm gần đây.

Richemont được cho là đã tìm được người mua cho công ty Yoox Net-a-Porter đang thua lỗ của mình và nhà bán lẻ điện tử Mytheresa, một thương hiệu hiếm hoi khi có thể thành công trong một thị trường thương mại điện tử xa xỉ đang gặp khó khăn, đang được nhắc đến nhiều nhất. Cả Richemont và Mytheresa đều báo cáo kết quả hàng quý trong tuần này, mặc dù cả hai đều không nói nhiều về M&A (viết tắt của cụm từ “Mergers and Acquisitions” trong tiếng Anh, có nghĩa là “Sáp nhập và Mua lại”). trong các cuộc họp báo cáo thu nhập trước đây.

Yoox Net-A-Porter Technology Centre | Architect MagazineNgành xa xỉ bán lẻ sẽ chào đón chương tiếp theo như thế nào?

Sau đó là những cuộc đàm phán về việc sáp nhập không thành công và phải làm đi làm lại nhiều lần của giữa Saks và Neiman Marcus, được cho là đang tiến đến hồi kết sau khi chủ sở hữu của Saks, Hudson’s Bay Co. đưa ra mức giá thầu 3 tỷ USD cho để thu mua lại đối thủ của mình. Những sự kiện này đang rất nổi tiếng trong ngành, nhưng các báo cáo gần đây trên WWD và Axios cho thấy HBC đã đưa ra mức giá giảm đáng kể so với mức giá thầu 2,1 tỷ USD vào tháng 12. Gần đây cũng có sự tham gia của ông lớn Nordstrom đang trong giai đoạn cân nhắc nên mua lại các thương hiệu nào.

Neiman Marcus Group Addresses Fiscal Q1, Perceptions and The Path Ahead

Bất kỳ thỏa thuận nào trong số này vẻ như sẽ được công bố trong thời gian gần. Nhưng điều chúng ta cần suy nghĩ xem tại sao tất cả những điều này lại xảy ra. Người sáng lập và tổng biên tập của trang Business of Fashion, Imran Amed đã chia sẻ vào ngày 15 tháng 5 về nhiều thách thức mà thương mại điện tử xa xỉ phải đối mặt.

Bán lẻ cao cấp đa thương hiệu bị đang gặp trục trặc trong thập kỷ qua bởi vì có quá nhiều người chơi đang tranh giành cùng ‘một miếng bánh’ bằng những sản phẩm và trải nghiệm không đủ khác biệt. Tệ hơn nữa, họ ngày càng bị buộc phải cạnh tranh không chỉ với nhau mà còn với các nhà cung cấp của chính họ, khi các thương hiệu mở thêm cửa hàng của riêng họ nhằm cải thiện tỷ suất lợi nhuận và nâng cao trải nghiệm của khách hàng, thường là nhắm vào các thị trường hạng hai hay còn được biết đến là các cửa hàng bách hóa, chúng là những ‘sân chơi’ xa xỉ duy nhất trong các thị trấn vừa và nhỏ.

Matchesfashion said to be exploring a sale

Trong một thời gian, chi phí vay thấp và doanh số bán hàng xa xỉ bùng nổ đã giải quyết các vấn đề trên thị trường. Nhưng thời kỳ lãi suất bằng 0 đã qua lâu rồi và người tiêu dùng không còn chi tiêu như trước nữa. Sau một loạt sai lầm, Matches cuối cùng đã phải ‘chịu thua’ trước môi trường khắc nghiệt như thế. Tương tự như Farfetch, công ty này đã được Coupang mua lại trong một cuộc mua bán hồi cuối năm ngoái.

Menswear Makes a Comeback in Munich as Mytheresa Expands, Reopens Store

Có một sự thật hiển nhiên rằng nếu đối thủ cạnh tranh ít hơn thì cơ hội thành công sẽ cao hơn. Nếu các cửa hàng bách hóa có thể củng cố bảng cân đối kế toán thì sẽ có thể cạnh tranh với các đối thủ trực tuyến và hoạt động bán lẻ của chính thương hiệu. Trong ‘sân chơi’ bán lẻ cao cấp trực tuyến, vẫn chưa rõ liệu có một mô hình nào hoạt động ở quy mô lớn hay không bởi vì hiện vẫn chưa có bất kỳ nhà bán lẻ trực tuyến lớn nào thành công một cách rõ ràng trong lĩnh vực này. Tuy nhiên có vẻ như là Mytheresa là một trong những cái tên đầu tiên góp mặt trong danh sách này với danh mục sản phẩm được lựa chọn chặt chẽ khi tập trung vào khách hàng giàu có.

Đối với các thương hiệu, cơn sốt sáp nhập trong ngành bán lẻ cao cấp vừa là một tin tốt vừa là một tin xấu. Việc hợp nhất sẽ làm giảm khả năng thất bại như trường hợp của Matches, sự sụp đổ đột ngột của công ty đã khiến các nhãn hiệu lớn và nhỏ bị thiếu hàng. Nhưng việc hợp nhất cũng mang lại cho các nhà bán lẻ nhiều quyền lực hơn trong việc thiết lập các điều khoản trong thỏa thuận của họ với các thương hiệu. 

Làn sóng M&A sắp tới của ngành bán lẻ cao cấp không chỉ nhằm mục đích sống còn mà còn đảm bảo vị trí tốt nhất của các thương hiệu trên thị trường hàng xa xỉ đang phục hồi sau đợt sụt giảm gần đây. Những người chiến thắng trong ngày mai có thể được xác định bằng các quyết định thiết yếu sau những cuộc họp. 

Thực hiện: Mỹ Tâm