Ngay cả “Project Runway” cũng không thể đưa Zac Posen trở về thời hoàng kim
Ngày đăng: 06/11/19
Quay lại những ngày tươi đẹp năm 2002, một chàng trai trẻ đã được một lão làng phát hiện và đưa anh đến đỉnh vinh quang, trao cho anh vương miện và người ta gọi anh là “chàng hoàng tử nhỏ của thời trang”. Thành công cùng lời ca tụng đến và bủa vây chàng trai vừa chạm 21 tuổi.
Nổi tiếng với chiếc đầm xòe rộng và xa hoa, hình ảnh Zac Posen gắn liền với chiếc mũ đội đầu và vài lọn tóc đuôi xoăn xoăn. Hầu hết những minh tinh, phụ nữ thành đạt đã mặc các thiết kế và trở thành người bạn thân thiết của anh. Chẳng mấy chốc Zac Posen trở nên giàu có và là chủ nhân nhiều giải thưởng, xuất hiện trên chương trình truyền hình thực tế, cũng như có một bộ phim tài liệu riêng cho mình.
Sau một thời gian, người ta thấy công ty và các cửa hàng Zac Posen bị phá sản. Thứ sáu tuần trước, chẳng bao lâu sau khi tòa tuyên án phá sản tại Poughkeepsie, New York, công ty đóng dấu bán các sản phẩm trí tuệ của Barneys cho tập đoàn Authentic Brands Group, tháo gỡ các cửa hàng bán lẻ, thanh lý hàng tồn kho và chuẩn bị sống tiếp như một nhà mốt bị thất sủng. Theo bản báo cáo, hội đồng quản trị của Zac Posen đã quyết định ngưng các hoạt động kinh doanh và từng bước thanh lý số tài sản của mình tại công ty.
Theo bản báo cáo, hội đồng quản trị của Zac Posen đã quyết định ngưng các hoạt động kinh doanh và từng bước thanh lý số tài sản của mình tại công ty.
Như một hệ quả sau các bản báo cáo tài chính và chiến lược kinh doanh, nhà đầu tư và khách hàng dần mất niềm tin vào thương hiệu cũng như bản thân NTK. Cổ đông chính, Ron Burkle từ công ty Yucaipa đã cố gắng bán hết số cổ phần của mình từ tháng 4 nhưng bất thành.
Khoảng sáu mươi nhân viên đã thôi việc, địa chỉ web của thương hiệu cũng đổi thành đường link chuyển đến trang bán hàng điện tử Shopify. Trên Instagram, Posen đã gửi lời cảm ơn đến đội ngũ và “tất cả những người đã đứng bên anh và thương hiệu”.
Câu chuyện cổ tích cho cả Barneys New York và Zac Posen lại là một cái kết không có hậu. Derek Blasberg, giám đốc mảng thời trang và làm đẹp cho YouTube, đã tweet trên Twitter rằng: “Thời trang vốn (và vẫn luôn sẽ) là một công việc chẳng hề dễ dàng, như chàng trai năm 2002 ta từng biết.”
Có lẽ cái kết dành cho Barneys và Zac Posen như ta biết hiện tại chỉ là sự sụp đổ của một tên tuổi, hay lại liên quan đến một câu chuyện khác trong thời đại chúng ta? Xét cho cùng, Posen không phải người đầu tiên trong thế hệ của anh, những NTK nổ lên sau thảm họa 9/11 và tiền suy thoái toàn cầu, được chú ý và trọng dụng để thúc đẩy sự phát triển thương mại giữa thời kỳ ảm đạm, bởi anh chỉ đơn giản được biết đến như một NTK mà cánh báo chí ca ngợi, yên vị trong tòa cao tháp ngà.
Derek Lam, người khởi nghiệp từ năm 2002 và về nhì trong cuộc thi CFDA/Vogue sau đó dành giải NTK trang phục nữ triển vọng của CFDA, đã tạm ngưng dòng thơi trang cao cấp và tập trung vào các sản phẩm đại trà hơn. Thakoon Panichgul, quán quân CFDA/Vogue năm 2006, sau khi mở của hàng kinh doanh vào năm 2004, đã ngưng hoạt động kinh doanh năm 2017 và chỉ áp dụng bán hàng trực tiếp. Hay Behnaz Sarafpour, cô đã bắt đầu kinh doanh từ năm 2001, thường được xứng tên trong lễ trao giải CFDA đã bỏ dòng sản phẩm ready-to-wear và tập trung vào nước hoa.
Tất cả đều vô cùng tài năng, nhưng danh vọng mà họ đạt được lại đến từ những thế lực lớn hơn: các nhà kiểm soát và các “vị vua” – chủ các trung tâm thương mại, chính khách, các trang tạp chí bóng loáng như các đường dẫn, gợi ý cho người tiêu dùng về xu hướng và những cái tên nổi bật của ngành công nghiệp phù hoa.
Sau một thời gian nhất định, mọi thứ đã trật hướng. Những thứ mà Posen và các cộng sự từng cần cho các dự án của mình là một cái gật đầu của Vogue. Những siêu sao bước đi trên thảm đỏ trong mỗi thiết kế cũng chính là một kênh marketing hữu hiệu, các trung tâm bán lẻ như Barneys thì là một cánh cửa rộng mở cho NTK tài năng như Zac Posen. Tất cả có lẽ chẳng còn đúng nữa trong thời đại kỹ thuật số, khi mà tất cả mọi người đều có cơ hội thể hiện tiếng nói và có trọng lượng ngang hàng về mặt truyền thông.
Tất cả có lẽ chẳng còn đúng nữa trong thời đại kỹ thuật số, khi mà tất cả mọi người đều có cơ hội thể hiện tiếng nói và có trọng lượng ngang hàng về mặt truyền thông.
Những tưởng mọi thứ đã đi đúng quỹ đạo, nhưng thứ ập đến là không ngờ. Zac Posen lớn lên từ vùng TriBeCa (ven New York), học tập nghệ thuật tại trường tư thục Saint Ann, thực tập tại đại học Parsons và được phát hiện trước khi tốt nghiệp Central Saint Martins lừng danh. Naomi Campbell đã khoác lên mình thiết kế của anh, rồi đến Natalie Portman, Claire Danes, Katie Holmes và Lena Dunham.
Mọi thứ anh làm biến bản thân mình trở thành P.T. Barnum của New York Fashion Week và thu hút sự chú ý của Sean Combs (sau khi Yucaipa mua lại cổ phần của Sean John tại Mr. Combs, Yucaipa cũng tiếp quản thương hiệu của Posen). Zac Posen là mẫu mực về một NTK có mối quan hệ rộng rãi, mặc đẹp và chiếm được tình yêu của giới mộ điệu, xuất hiện trên thảm đỏ như thánh địa của mình. Và chính những điều đó đã phân tán và làm nhòe sự chú ý vào các tác phẩm của anh.
Cú ngã đau đớn có lẽ vì anh đã quá tự tin vào bản thân, đến mức khoe khoang. Quyết định tiến về Paris năm 2010 vì cho rằng nước Mỹ đã chẳng hiểu anh như nó, sau đó Zac Posen đã thất bại, tỏ lòng ăn năn và trở lại với quê hương. Mẹ anh, từng là một luật sư và là giám đốc điều hành công ty anh, phải thôi việc để nhường vị trí CEO cho một quản lý chuyên nghiệp.
Để cứu vãng tình hình Zac Posen đã thực hiện rất nhiều cách như: giám đốc sáng tạo của Brooks Brothers, thiết kế trang phục cho hãng hãng hàng không Delta Air Lines. Anh cũng là giám khảo của “Project Runway” từ năm 2012 đến năm 2018, cho sản xuất dòng thời trang bình dân hơn và thiết kế một BST áo cưới cho David’s Bridal. Lấn sân sang cả Instagram với hơn 1,9 triệu người theo dõi. Và anh chia sẻ những lỡ lầm cùng cuộc trở về qua bộ phim “House of Z” xuất bản năm 2017, viết sách nấu ăn cũng như trở thành gương mặt quen thuộc tại mỗi đêm Met Gala.
Bước đi trên thảm đỏ năm 2019 của “giải Oscar thời trang” cùng với Jourdan Dunn và tay trong tay với nhiều nàng thơ khác; nhưng vài tuần trước đó, WDD đưa tin rằng các cổ đông của anh đang tìm cách bán hết số cổ phiếu nhưng họ chẳng thể tìm được người có thể mua chúng. Ta có thể đổ lỗi cho sự tăng trưởng như vũ bão của các tập đoàn xa xỉ, cũng như sự can thiệp từ các nhà đầu tư nóng vội, vì chẳng dễ để trở thành một NTK độc lập, tự chủ về tài chính. Chiến lược kinh doanh tác động một phần đến sự sụp đổ, nhưng văn hóa cũng đã thay đổi.
Chiến lược kinh doanh tác động một phần đến sự sụp đổ, nhưng văn hóa cùng đã thay đổi.
Phép màu giờ đây thuộc về các thương hiệu khởi nghiệp phi truyền thống, những người đang hướng về một giá trị mới (và cả cách thức thương mại khác). Những tên tuổi nổi bậc có thể kể đến như Supreme và Everlane, Outdoor Voices, Telfar và Pyer Moss. Họ ít bàn tán về sự tách biệt, những ông hoàng bà chúa quyến rũ và đầy quyền lực cũ, thay vào đó là các vấn đền cấp bách toàn cầu. Đồng thời các thế hệ mới mở ra một thế giới mang tính cộng đồng hơn, đến từ các quốc gia khác nhau và mang đến một câu chuyện mới mẻ của riêng mình.
Zac Posen tuyên bố anh sẽ trở lại, điều đó rất đáng để trông chờ. Nhưng hiện tại, đây là lúc thời trang thật sự thức dậy và viết tiếp hành trình của nó.
Thực hiện: Hiếu Lê
Theo The New York Times