Nhật Bản: một chân trời mới cho các thiết kế nước ngoài

Ngày đăng: 10/10/17

Theo ước tính của The Japan Times, số người nước ngoài làm việc tại Nhật Bản sẽ tăng gần gấp đôi trong 8 năm, từ 486.000 năm 2008 lên con số 908.000 người vào năm 2015. Tuy nhiên, vào năm ngoái con số này đã vượt quá 1 triệu người. Khi dân số Nhật Bản ngày càng giảm, chính phủ đang tìm cách giảm bớt tình trạng thiếu lao động bằng việc tuyển dụng các chuyên gia nước ngoài, lĩnh vực thời trang cũng không ngoại lệ.

Đối với các sinh viên trẻ cũng như các nhà thiết kế vừa ra trường, thì một vị trí tại những thương hiệu như Comme des Garcon, Sacai hay Ellie Connor-Phillips của Nhật Bản là điều đáng để mơ ước. Một sinh viên của trường trang London cho biết: “Nếu tôi có cơ hội làm việc như một nhà thiết kế ở Nhật Bản, tôi sẽ theo đuổi nó nghiêm túc. Có rất nhiều điều về thời trang Nhật Bản khiến tôi muốn làm việc ở đó. Đó là một đặc ân rất lớn”.

Đối với các sinh viên trẻ cũng như các nhà thiết kế vừa ra trường, thì một vị trí tại những thương hiệu như Comme des Garcon, Sacai hay Ellie Connor-Phillips của Nhật Bản là điều đáng để mơ ước.

Theo các báo cáo gần đây, chính phủ Nhật Bản đã cam kết tạo ra con đường tuyển dụng cho lao động nước ngoài có chuyên môn và tay nghề cao. Do dân số già, tỷ lệ sinh giảm và tình trạng thiếu lao động trên toàn quốc, Nhật Bản đang chịu áp lực ngày càng tăng và tìm nguồn nhân lực từ nhiều nơi khác.

Một cửa hàng Uniqlo tại Shinjuku Tokyo

Hiện tại, các nhà bán lẻ tại Nhật Bản đang phải gánh chịu những rắc rối do thiếu nhân sự. Tháng trước, chuỗi cửa hàng bách hóa Lumine đã phải đóng mười hai cửa hàng sớm hơn 30 phút do thiếu nhân viên. Tuy nhiên, dù dân số Nhật Bản đang giảm dần dẫn đến việc thiếu lao động thì luật nhập cư cũng như quốc tịch của Nhật Bản vẫn vô cùng nghiêm khắc. Và trong khi chính phủ Nhật Bản tranh luận về chính sách và soạn thảo phương hướng giải quyết, một số công ty lớn đã tự tìm giải pháp cho mình. Uniqlo tạo nên hệ thống hỗ trợ cho người nước ngoài làm việc tại phòng thiết kế ở Nhật và nhắm vào các nhà thiết kế trẻ đến từ các ngôi trường thời trang quốc tế.

Uniqlo tạo nên hệ thống hỗ trợ cho người nước ngoài làm việc tại phòng thiết kế ở Nhật và nhắm vào các nhà thiết kế trẻ đến từ các ngôi trường thời trang quốc tế.

Người phát ngôn của Uniqlo cho biết họ khuyến khích nhân viên của mình chuyển từ nước này sang nước khác, trong đó có môi trường làm việc ở Nhật Bản vì thế họ không lo nghĩ đến khủng hoảng của việc thiếu lao động.

Tuy nhiên, cũng có nhiều trở ngại nếu muốn làm việc cho một thương hiệu thời trang Nhật Bản nhất là nhà thời trang cao cấp, khi phải đảm bảo năng lực của nhân viên đồng thời khả năng nói tiếng Nhật. Yusuke Koishi, giám đốc điều hành và người sáng lập công ty tư vấn thời trang Kleinstein, là một nhà hoạch định chính tại Comme des Garcons, người làm việc với Rei Kawakubo cho biết: “Các công ty như Comme des Garcon và Yohji [Yamamoto] rất cạnh tranh”. Với vai trò sáng tạo ở một thương hiệu thời trang, cần phải làm việc với các nhà sản xuất cũng như công ty con, yêu cầu các nhà thiết kế đến từ các ngoại quốc phải biết tiếng Nhật để trao đổi với người bản xứ.

Những thiết kế của nhà thiết kế huyền thoại Rei Kawakubo thương hiệu Commes des Garçon

Các rào cản văn hoá và những đặc thù của thị trường Nhật Bản khiến cho các nhà thiết kế đến từ nước ngoài phải vất vả để hòa nhập, nếu muốn thành công phải nắm bắt được tinh thần giống như những người Nhật Bản đương thời, đồng thời có sự hiểu biết sâu sắc về thị trường và thấu hiểu được thói quen của người tiêu dùng Nhật Bản.

Các rào cản văn hoá và những đặc thù của thị trường Nhật Bản khiến cho các nhà thiết kế đến từ nước ngoài phải vất vả để hòa nhập…

Bên cạnh đó, các công ty Nhật Bản thường có truyền thống chỉ tuyển dụng nội bộ cũng là một vấn đề khiến họ khó kiếm được nhân viên tiềm năng từ nước ngoài. Ví dụ, những công ty như Beams thường yêu cầu nhân viên phải làm việc trong ba hoặc bốn năm tại cửa hàng, điều này rất khó cho các nhà thiết kế nước ngoài được tuyển dụng theo đúng luật nhập cư Nhật Bản.

Chia sẻ về vấn đề này, Jason Lee Coates là giám đốc của H3O, một doanh nghiệp thời trang ở Tokyo cho biết ông bắt đầu mở công ty PR, bán hàng và phân phối của mình khi không thể tìm được việc làm tại Nhật. “Tôi muốn nói chuyện với các tạp chí ở đây và họ sẽ cười vì tôi không thể nói tiếng Nhật, vì vậy cuối cùng tôi đã làm việc ở Dubai trước khi trở lại Nhật để thành lập H3O”. Mặc dù gặp khó khăn, Coates nói rằng có những thuận lợi vì không phải là người bản xứ: “Đó là điều làm cho chúng ta khác biệt, và khi người mua của tôi đến phòng trưng bày của tôi, trong đó vì có yếu tố nước ngoài”.

Sacai AW 2017

Một số công ty trong nước chỉ mới nhen nhóm ý tưởng thuê người nước ngoài. La Foret, trung tâm mua sắm trẻ trung ở Harajuku, đã tuyển mộ người nước ngoài đầu tiên trong năm ngoái. Nobuo Arakawa, giám đốc điều hành và chủ tịch của La Foret cho biết muốn từ con mắt của người tiêu dùng nước ngoài thực hiện nghiên cứu trên các nhà bán lẻ khác để so sánh ưu khuyết điểm của họ.

Ở khía cạnh nào đó, người nước ngoài có khả năng nâng cao cơ hội làm việc tại Nhật Bản nếu họ đóng vai trò hợp tác để giúp thu hẹp khoảng cách giữa các công ty Nhật Bản với thị trường quốc tế và người tiêu dùng mà họ đang nhắm tới.

Ở khía cạnh nào đó, người nước ngoài có khả năng nâng cao cơ hội làm việc tại Nhật Bản nếu họ đóng vai trò hợp tác để giúp thu hẹp khoảng cách giữa các công ty Nhật Bản với thị trường quốc tế và người tiêu dùng mà họ đang nhắm tới. Do khoảng cách giữa Nhật Bản và phương Tây về văn hoá kinh doanh, ngôn ngữ và thị trường, người ngoại quốc có những ưu điểm đặc biệt khi tìm việc làm. Trong tương lai, những nhân viên ngoại quốc sẽ dần dần mở ra những cánh cửa mới tại Nhật Bản.

Thực hiện: Koi

Theo BOF