Những cách thực tế để xây dựng một thương hiệu thời trang bền vững
Ngày đăng: 03/09/22
Lo ngại về tác động tới môi trường của việc mua hàng thời trang, người tiêu dùng đang bắt đầu thách thức các hoạt động kinh doanh không bền vững trong ngành thời trang bằng cách quay lưng với doanh nghiệp và sản phẩm kém bền vững.
Để các thương hiệu có thể giải quyết tình trạng lãng phí và kém hiệu quả trong toàn bộ chuỗi cung ứng của họ, đồng thời đóng vai trò của mình để tạo ra một ngành công nghiệp thời trang bền vững, bài viết sẽ chỉ ra những cách thực tế để xây dựng một thương hiệu thời trang bền vững.
Nhận thức về thời trang bền vững của khách hàng ngày càng gia tăng
Theo Diễn đàn Kinh tế Thế giới, người tiêu dùng trên khắp thế giới đang trải qua giai đoạn ‘thức tỉnh về hệ sinh thái (eco-awakening)’, khi họ bắt đầu xem xét hàng hóa mà họ mua có nguồn gốc đến từ đâu, cách chúng được sản xuất và tác động của chúng đối với môi trường.
Dựa trên phần lớn phân tích về nhân khẩu học (ở nhiều khu vực khác nhau), người tiêu dùng đang nhận ra rằng việc họ lựa chọn để mua sắm có thể tạo ra sự khác biệt thực sự, với 95% tin rằng hành động cá nhân của họ có thể giúp giảm thiểu các hành vi thiếu bền vững, theo Boston Consulting Group. Hơn một nửa tổng số người tiêu dùng hiện ủng hộ việc mua sắm với các thương hiệu bền vững, theo First Insight, với những người mua sắm thuộc thế hệ Millennial và Gen Z dẫn đầu sự thay đổi.
Theo một báo cáo phân tích thị trường, khoảng 83% thanh niên 18-34 tuổi cảm thấy điều quan trọng là phải mua hàng từ những thương hiệu phù hợp với giá trị của họ, so với chỉ 60% những người trên 55 tuổi. Với khả năng chi tiêu của hai nhóm này vượt qua con số $350 tỷ đô chỉ riêng ở Hoa Kỳ, không có gì ngạc nhiên khi 10% giám đốc điều hành thời trang xem việc phát triển kinh doanh sang tuyến tính bền vững là cơ hội lớn nhất để tăng trưởng.
Nhu cầu về sự bền vững đã và đang thúc đẩy sự thay đổi tích cực trong thời trang. Ví dụ, thương hiệu quần áo outerwear Patagonia đã coi tính bền vững trở thành một phần cốt lõi trong hoạt động kinh doanh của mình, chuyển sang sử dụng các vật liệu bền vững và đầu tư vào các sáng kiến tái sử dụng, để giảm tác động trong toàn bộ chuỗi cung ứng của mình, với mục tiêu trở thành một thương hiệu thời trang không khí thải carbon vào năm 2025. Nhưng với những khó khăn lớn tồn đọng trong ngành, cần nhiều doanh nghiệp hơn phải cùng chung tay để tạo dựng nên một ngành công nghiệp thời trang bền vững và cam kết thực hiện các giải pháp kinh doanh để chứng minh hoạt động kinh doanh của họ là thực sự bền vững trong tương lai.
Những người đang cân nhắc việc xây dựng một thương hiệu thời trang bền vững trước hết phải hiểu bền vững nghĩa là gì. Thời trang bền vững và thời trang đạo đức thường bị lầm tưởng là một, và trong khi cả hai đều quan trọng, chúng khác nhau về bản chất. Thời trang đạo đức tập trung đến hạnh phúc của con người và động vật tham gia vào quá trình phát triển và sản xuất, trong khi thời trang bền vững chú trọng đến sự tồn vong của hành tinh của chúng ta và tác động của ngành công nghiệp thời trang tới nó.
Thực hiện theo năm bước dưới đây, các thương hiệu thời trang có thể bắt đầu suy ngẫm về những thách thức khi đi theo tuyến tính bền vững mà họ có thể sẽ phải đối mặt và các hướng đi mà các thương hiệu có thể thực hiện để vượt qua chúng.
1. Xem xét lý do tại sao tính bền vững lại quan trọng
Tại sao tính bền vững lại quan trọng trong thời trang? Có một số lý do – và không chỉ vì đó là điều đúng đắn cần làm. Xem xét làm thế nào để làm cho một doanh nghiệp bền vững hơn có thể tạo ra một sự thúc đẩy tài chính bằng cách giúp phát hiện và loại bỏ sự kém hiệu quả trong toàn bộ chuỗi cung ứng. Trên thực tế, theo phân tích của McKinsey, việc thực hiện một chiến lược bền vững có thể tăng lợi nhuận hoạt động lên tới 60%.
Xem xét làm thế nào để làm cho một doanh nghiệp bền vững hơn có thể tạo ra một sự thúc đẩy tài chính bằng cách giúp phát hiện và loại bỏ sự kém hiệu quả trong toàn bộ chuỗi cung ứng. Trên thực tế, theo McKinsey, việc thực hiện một chiến lược bền vững có thể tăng lợi nhuận hoạt động lên tới 60%.
Theo Neilsen, tính bền vững không chỉ là một đặc thù của việc kinh doanh có sự hấp dẫn đối với nhiều người, tính bền vững cũng có thể giúp tăng cường mối quan hệ với những người tiêu dùng có ý thức hiện nay, với 66% sẵn sàng trả nhiều tiền hơn cho các sản phẩm được sản xuất bền vững.
Tương tự như vậy, với gần 40% khách hàng thuộc thế hệ Millennials đã chấp nhận làm việc cho các doanh nghiệp thực hiện các cam kết về tính bền vững, theo báo cáo của Forbes. Việc thể hiện mối quan tâm đến môi trường có thể giúp các thương hiệu thời trang thu hút những nhân tài hàng đầu trong tương lai.
2. Xem xét các lĩnh vực mà tính bền vững có thể được cải thiện
Sau khi xác định các mục tiêu bền vững của mình, các doanh nghiệp có thể bắt đầu xem xét làm thế nào để đạt được chúng. Xem xét các lĩnh vực chính mà tính bền vững có thể được cải thiện – từ phát triển sản phẩm đến bán hàng – và những thay đổi có khả năng có tác động lớn nhất.
Ví dụ, việc triển khai giải pháp thử quần áo bằng công nghệ 3d có thể cải thiện hay cắt bớt công đoạn của một số quy trình sản xuất, bán hàng. Trong giai đoạn thiết kế, dữ liệu cơ thể khách hàng cho phép sản phẩm được thiết kế xung quanh cơ thể kỹ thuật số dựa trên số đo xác thực của khách hàng. Điều này làm giảm tính lãng phí khi sản xuất các mẫu thử. Với các sản phẩm may mặc được thiết kế để vừa vặn / chuẩn xác, xác suất khách hàng hoàn trả sản phẩm cũng sẽ trở nên ít xảy ra hơn, giảm thiểu chất thải vận chuyển và đóng gói, đồng thời loại bỏ nguy cơ hàng may mặc còn tốt bị đem đi tiêu hủy.
Hiện tại, công nghệ thử đồ bằng công nghệ 3D đang trở nên tân tiến hơn. Chẳng hạn công nghệ thử trang phục của 3DLOOK, biến phòng thử đồ vật lý thành phòng thay đồ 3D. Công nghệ của 3DLOOK phát hiện các bộ phận cơ thể cụ thể và nắm bắt các chi tiết về ngoại hình của người dùng, tạo thành một nhân diện 3D. Sau đó, công nghệ sử dụng ảnh phẳng của trang phục quần áo để tạo nên phiên bản 3D rồi ướm chúng lên hình nhân diện 3D của khách hàng, và ngay lập tức hiển thị hình ảnh kết quả cho khách hàng thấy.
Công nghệ YourFit của 3DLOOK, giúp thu thập dữ liệu cơ thể của khách hàng chỉ bằng hai bức ảnh trên điện thoại thông minh nhằm để xác định kích thước chính xác và cung cấp dữ liệu cho quá trình sản xuất. Nhờ vào việc ứng dụng công nghệ mới, các thương hiệu thời trang có tư duy cải tiến quy trình sản xuất như 1822 Denim đã giảm lượng hàng hóa bị hoàn trả tới hơn 30%.
3. Xem xét toàn bộ hoạt động kinh doanh, không chỉ sản phẩm quần áo
Thời trang bền vững không chỉ đề cập đến sản phẩm cuối cùng. Thay vào đó, làm cho một thương hiệu bền vững cần đến việc xem xét mọi bước của quy trình, từ thiết kế đến thu mua nguyên liệu, sản xuất, vận chuyển, bảo quản và quy trình bán hàng.
Thay vì phát triển các sản phẩm bền vững, các doanh nghiệp phải tập trung vào phát triển chuỗi cung ứng bền vững nhằm giảm thiểu tính kém hiệu quả, dựa trên các nguyên liệu và quy trình thân thiện với môi trường. Cho dù một sản phẩm được sản xuất bền vững đến đâu, thì chuỗi cung ứng lãng phí sẽ khiến khách hàng cảm thấy không thể tín nhiệm thương hiệu đó. Có khoảng 60% người tiêu dùng không muốn mua một sản phẩm được chứa đựng trong bao bì nhựa độc hại.
4. Lắng nghe người tiêu dùng và giải quyết mối quan tâm của họ
Ở một số thị trường thời trang, có tới 50% tổng số hàng mua được trả lại, 70% trường hợp là do kiểu dáng và trang phục không phù hợp. Tuy nhiên, khi nhu cầu lẫn nhận thức của người tiêu dùng thay đổi, họ cũng không đồng tình với các chính sách trả hàng dễ dãi này, vốn góp phần gây nên vấn đề lãng phí ngày càng gia tăng của ngành thời trang.
Bên cạnh đó, có hơn một nửa số người tiêu dùng thời trang đã thực hiện những thay đổi đáng kể trong lối sống để giảm tác động đến môi trường, theo McKinsey. Việc nhận thấy quá trình vận hành kém bền vững của các thương hiệu là không phù hợp với nhận thức của họ, có thể khiến khách hàng phải mua sắm ở nơi khác.
Theo GWI (GlobalWebIndex), độ bền của sản phẩm là mối quan tâm bền vững lớn nhất đối với người tiêu dùng thời trang, là lí do thuyết phục nhất để khách hàng chuyển từ thói quen tiêu dùng thời trang nhanh lãng phí. Tương tự như vậy, 44% các thương hiệu nên tránh sử dụng các hóa chất có hại trong quá trình sản xuất và sử dụng các vật liệu tự nhiên. Khoảng 40% thích các sản phẩm làm từ vật liệu tái chế, trong khi 35% cảm thấy tác động của việc vận chuyển cũng là một yếu tố quan trọng.
5. Chung sức cùng nhau để tạo ra một ngành công nghiệp bền vững
Với thời trang chịu trách nhiệm cho 10% tổng lượng khí thải toàn cầu, ngành công nghiệp phải làm việc cùng nhau để tìm ra các giải pháp giúp giảm thiểu tác động của nó. Các thương hiệu không chỉ nên làm việc với các doanh nghiệp và đối tác cùng chí hướng khác để theo đuổi các mục tiêu chung mà còn nên xem xét các ngành khác – chẳng hạn như công nghệ – có thể trợ giúp như thế nào. Theo Liên Hợp Quốc, các công nghệ như trí tuệ nhân tạo và thuật toán có ‘tiềm năng to lớn’ để thúc đẩy cả tăng trưởng thương mại và phát triển bền vững.
6. Tính bền vững chính là tương lai
Học cách xây dựng một doanh nghiệp thời trang bền vững là một quá trình phức tạp và việc đưa những kiến thức đó vào thực tế đòi hỏi những thay đổi mạnh mẽ. Tuy nhiên, việc thực hiện thay đổi đáng được nỗ lực để tạo ra một tương lai tốt đẹp hơn.
Tất nhiên, hướng tới sự bền vững là điều các doanh nghiệp phải làm. Tuy nhiên, nó cũng là cách thức kinh doanh hoàn toàn hợp lý. Không chỉ 31% người mua sắm thuộc GEN-Z – dự kiến chiếm 40% người tiêu dùng vào năm 2026 – sẵn sàng trả phí cao cho các sản phẩm thân thiện với môi trường, mà hơn một nửa quyết định không mua hàng do giá trị của thương hiệu. Khi người tiêu dùng bắt đầu ủng hộ sự bền vững bằng chính ví tiền của mình, đó là lúc thương hiệu cần nhận thức rõ giá trị của thời trang bền vững. Khi thương hiệu hiểu rõ rằng chính hành vi tiêu dùng của khách hàng và sự ủng hộ dành cho thời trang bền vững thì điều đó sẽ giúp cho một thương hiệu phát triển tốt hơn trong tương lai.
Thực hiện: Fellini Rose
Bài viết được chuyển ngữ từ 3DLOOK Me