Những con số làm nên định nghĩa về Haute Couture

Ngày đăng: 22/07/24

Mỗi năm các tuần lễ thời trang diễn ra và khiến giới mộ điệu trầm trồ vì độ hoành tráng. Thậm chí có một vài buổi trình diễn còn đưa khán giả du hành ngay ngược thời gian về 3.500 năm trước. Tựa như bộ sưu tập xuân hè 2004 của John Galliano cho thương hiệu Christian Dior được lấy cảm hứng từ nền văn hoá của đất nước Ai Cập cổ đại.

Đằng sau những bộ sưu tập cầu kỳ dưới tên tuổi các nhà mốt danh tiếng có những con số gắn liền với kỹ nghệ thủ công phức tạp này. Nếu yêu thích Haute Couture thì đây là những con số mà bạn chắc chắn cảm thấy thú vị khi khám phá ý nghĩa đằng sau chúng!

Chanel takes haute couture fashion to Paris Opera house | Reuters
Show diễn ra mắt BST Haute Couture Thu/Đông 2024-2025 của Chanel

Bắt nguồn từ cuối thế kỷ 19 ở Paris, Haute Couture – có nghĩa là “thời trang cao cấp” – chúng đại diện cho ngành thời trang ở cấp bậc cao và tinh tế nhất. Ralph Toledano, chủ tịch Fédération de la Haute Couture et de la Mode, đã nói với tạp chí Vogue: “Haute couture là mũi nhọn của sự sáng tạo – một bộ trang phục Haute Couture nói lên rất nhiều điều về tay nghề thủ công. [Nó] là vùng đất tự do ngôn luận cho các nhà thiết kế, đồng thời là nơi xây dựng hình ảnh cho các thương hiệu”. 

1858 – Năm sinh của định nghĩa Haute Couture

Charles Frederick Worth, father of haute couture, nobility couturier
Hình ảnh của một trong những bộ Haute Couture đầu tiên và ông Charles Frederick Worth – cha đẻ của định nghĩa này

Đây là năm mà nhà thiết kế người Anh Charles Frederick Worth – được nhiều nhà sử học thời trang coi là cha đẻ của thời trang cao cấp và là nhà thời trang cao cấp đầu tiên. Ông đã thành lập thương hiệu thời trang cao cấp đầu tiên ở số 7, đường rue de la Paix thuộc thủ đô Paris.

1868 – Cơ quan quản lý ngành thời trang Pháp được thành lập 

Năm Fédération de la Haute Couture et de la Mode (FHCM) được thành lập. FHCM quảng bá văn hóa thời trang Pháp bằng cách chủ trì các tuần lễ thời trang nam và nữ ở Paris. Được các nhà thiết kế có chất lượng tay nghề thủ công tin tưởng để tổ chức Tuần lễ thời trang Haute Couture.

150 – Thời gian để hoàn thành một bộ Haute Couture

In the Ateliers of Chanel in July 2018
Hình ảnh được chụp tại xưởng của Chanel vào tháng 7 năm 2018

Con số này thể hiện số giờ trung bình cần thiết để tạo ra một chiếc váy hoặc bộ vest thời trang cao cấp đơn giản từ đầu đến cuối.

1.000 – Thời gian để tạo ra một chế tác cầu kì 

Đây là số giờ trung bình cần thiết để tạo ra một tác phẩm có tính tinh xảo như thêu tay và các chi tiết trang trí khác.

1.600 – Thời gian để tạo ra chiếc váy cưới 

The Best Couture Wedding Looks Of All Time | British Vogue
Những chiếc váy cưới Couture đến từ các nhà mốt: Mugler Thu/Đông 1995, Versace Xuân/Hạ 1992, Chanel Xuân/Hạ 2004

Số giờ cần thiết để hoàn thành chiếc váy cưới haute couture Dior của Chiara Ferragni do Maria Grazia Chiuri thiết kế.

6.000+ – Thời gian để hoàn thành một BST 

Số giờ cần thiết để tạo ra những chiếc váy thời trang cao cấp được thêu công phu nhất và từ đó 1 BST sẽ được ra đời. 

4 – Số lượng nhân viên cho 1 bộ Haute Couture

Charles Frederick Worth (1825-1895), the Founder of Haute Couture - Moda Métiers

Trong lịch sử, số lượng nhân viên tại công xưởng Charles Frederick Worth được ghi nhận đạt con số 1,200 người. Số lượng nhân viên này sẽ tạo thành 1 nhóm để may, thêu, đính một bộ trang phục couture tại Chanel; bao gồm một thợ may chính và ba thợ may phụ.

10 – Số lượng phụ kiện 

Con số 10 là số lượng phụ kiện cần có để cho ra mắt một chiếc áo choàng có một không hai và còn được tùy chỉnh theo ý của khách hàng. Các loại quần áo đơn giản hơn được lấy từ bản gốc trên sàn diễn đòi hỏi ít phụ kiện hơn – thường chỉ có hai phụ kiện – và mất sáu đến tám tuần để giao đến tay khách hàng. Một số khách hàng thân quen thường hay đặt mua các bộ Haute Couture có hẳn một ma-nơ-canh được làm theo số đo của họ để họ không phải đến Paris nhiều lần.

70 – Số lượng thợ may của một nhà mốt 

dior-atelier-paris | ELLE
Bên trong xưởng may mặc của nhà mốt Valentino

Số lượng thợ may làm việc tại xưởng may của Valentino ở Rome và con số này thậm chí có thể tăng lên 80 người trong giai đoạn chuẩn bị cho bộ sưu tập Haute Couture. 

2.200 – Số lượng thợ may đạt đến trình độ chuyên nghiệp nhất 

Số lượng thợ may đủ tiêu chuẩn làm việc trong lĩnh vực thời trang cao cấp trên toàn thế giới. Những người này được gọi là les petite mains, có nghĩa là “bàn tay nhỏ” trong tiếng Pháp.

2 – Số lần cho ra mắt BST Haute Couture mỗi năm

Số lần các thương hiệu thời trang giới thiệu bộ sưu tập thời trang cao cấp của họ mỗi năm. Bộ sưu tập Xuân Hè được mang đến trước công chúng vào tháng 1, trong khi bộ sưu tập Thu Đông được trình làng vào tháng 7.

4.000 – Số lượng khách hàng

Inside the Competitive Sport of Haute Couture
Các ngôi sao hạng A luôn là những vị khách hàng quen thuộc của giới Couture

Số lượng khách hàng thời trang cao cấp ước tính trên khắp thế giới có thể kể đến như Nữ hoàng Rania của Jordan và Debra L Lee, cựu Giám đốc điều hành của Black Entertainment Television.

9.000 đến 1 triệu – Giá của một bộ Haute Couture 

Được tính bằng mệnh giá euro, đây là giá của một chiếc váy thời trang Haute Couture đơn giản đến một chiếc váy cầu kỳ. Không giống như quần áo may sẵn, quần áo Haute Couture không đi kèm với một mức giá cố định – thay vào đó, chi phí sẽ được tính toán dựa trên chi phí của từng chất liệu và số giờ làm việc của các nhân viên.

Thực hiện: Mỹ Tâm