Những nàng thơ đã thổi tâm hồn nghệ thuật cho các nhà mốt thời trang
Ngày đăng: 02/01/22
Để tạo ra những thiết kế mang tính biểu tượng cho thương hiệu không chỉ cần đầu óc sáng tạo, tư duy thời trang độc đáo mà tâm hồn nghệ thuật được thổi vào những thiết kế cũng quan trọng hơn hết.
Nàng thơ, những bóng hồng thổi tâm hồn nghệ thuật cũng như truyền nguồn cảm hứng to lớn cho những người nghệ sĩ. Thần thái, thái đồ, cử chỉ, tâm hồn nghệ thuật của nàng thơ hòa quyện với tư duy, tài năng của những nhà thiết kế, sẽ tạo nên những thiết kế tiêu biểu cho thương hiệu. Hãy cùng Style-Republik điểm lại những nàng thơi đình đám đã làm vang danh các nhà mốt hàng đầu nhé!
Audrey Hepburn – Nàng thơ vĩnh cữu của Givenchy
Nếu Marilyn Monroe là biểu tượng cho vẻ đẹp quyến rũ đầy nhục dục bậc nhất Hollywood thì Audrey Hepburn chính là bông hoa đài cát, tinh khiết. Chính cái “gật đầu” đồng ý của Hubert de Givenchy khi trở thành nhà thiết kế cho những bộ trang phục trong phim Sabrina (1954) do Audrey đóng chính, đã tạo nên mối duyên giữa Audrey Hepburn và Hubert de Givenchy cũng như thời trang và điện ảnh. Từ đấy, “It Girl đời đầu” đã chính thức trở thành nàng thơ vĩ đại nhất của nhà mốt, Givenchy còn đứng sau nhiều bộ váy huyền thoại trong lòng công chúng của Audrey, trong đó có chiếc đầm đen kinh điển ở Breakfast at Tiffany’s năm 1961. Hình tượng kiều diễm với những đường nét chuẩn chỉnh, vòng eo con kiến của Audery trong những thiết kế Givenchy đã trở thành mẫu hình, nguồn cảm hứng phong cách bất diệt trong lòng mọi người phụ nữ từ trước đến nay.
Betty Catroux – Nàng thơ vượt thời gian của Saint Laurent
Sau khi vứt áo ra đi với Chanel, kể từ lần gặp mặt đầu tiên tại hộp đêm ở Regine năm 1967, Betty Catroux đã trở thành nguồn cảm hứng bất tận đến khi qua đời của Yves Saint Laurent. Dù Yves Saint Laurent có đến tận 7 nàng thơ trong lòng nhưng Betty có lẽ là bóng hồng để lại nhiều ấn tượng và gây thương nhớ nhiều hơn hết. Giữa Betty và Yves Saint Laurent không chỉ có công việc, mà còn là tình bạn bè khó có gì chia cắt, tình anh em thân thiết, Betty còn được xem như là phần đàn bà, bản ngã của Yves Saint Laurent.
Inès de la Fressange – Nàng thơ đời đầu của Chanel
Dù có đến hàng trăm nhà thơ với từng nguồn cảm hứng khác nhau nhưng không thể không nhắc đến một trong những nhà thơ đời đầu của Karl Lagerfeld – Inès de la Fressange. Nhắc đến, Inès de la Fressange người hâm mộ dường như chẳng bao giờ quên được vẻ đẹp sang trọng, quý phái đậm chất phong cách “chic” đình đám của Pháp tựa như xuất thân danh giá của bà – nhà thiết kế, người mẫu và tác giả sách. Chính vẻ ngoài, thần thái sang trọng, thanh tao như phiên bản của Coco Chanel đã đưa bà trở thành người mẫu đầu tiên ký hợp đồng độc quyền với nhà mốt những năm 80. Mặc dù những lần hợp rồi tan nhưng bộ đôi Inès de la Fressange và Karl Lagerfeld đã để lại những khoảnh khắc lịch sử trên sàn diễn với tinh thần sẵn sàng nhập vai nổi loạn theo ý của nhà thiết kế.
Sophia Loren – “Gucci sống nước Ý”
Thập niên 60 có lẽ là thời hoàng kim của nhà mốt Gucci, đặc biệt khi thương hiệu trở thành tủ đồ yêu thích của giới thượng cũng như người nổi tiếng. Sự phổ biến này không thể không nhắc đến sự lăng xê nhiệt của “fan chân thành” – Sophia Loren, một trong những diễn viên nổi tiếng nhất vào thời điểm đấy. “Biểu tượng nóng bỏng” Italy đã là người mang Gucci đến gần hơn với giới thượng lưu xa hoa, nữ diên viên sở hữu rất nhiều items đến từ nhà mốt từ trang phục, phụ kiện đến túi xách, từ đây Sophia Loren đã trở thành “Gucci sống” của thập niên 60.
Công chúa Margaret – Thực hiện hóa phần hoàng gia trong Dior
Tinh thần hoàng gia của Dior gần gũi với tín đồ thời trang hiện nay dường như không thế không nhắc đến tài lăng xê của công chúa Margaret. Dù sống cuộc sống hoàng gia đầy phép tắc và chuẩn mực gò bó nhưng bà là được xem là một trong những mỹ nhân sành điệu bậc nhất giới hoàng gia châu Âu với phong cách đậm chất minh tinh. Công chúa Margaret còn là người tiên phong trong công cuộc khai phá những thương hiệu nước đặc biệt là Dior.
Julianne Moore – Nàng thơ màn ảnh của gã hào hoa Tom Ford
Tom Ford không chỉ đánh bóng tên tuổi của mình bằng thời trang mà còn nhiều lĩnh vực nghệ thuật khác, đặc biệt là phim ảnh. Ông đã đưa những thiết kế của mình đến gần hơn với giới mộ điệu thông qua màn ảnh bạc. Bộ phim đầu tay thành công rực rỡ – A Single Man với sự tham gia diễn xuất của Julianne Moore là một điển hình cụ thể cho điều này. Chính những thước phim với tài năng diễn xuất sáng ngời của Julianne đã khiếm cảm xúc, tâm hồn nghệ thuật của Tom Ford thăng hoa, từ đó nàng cũng trở thành nàng thơ được yêu chiều của nhà mốt.
Isabella Blow – “mẹ đỡ đầu” của “đứa trẻ ngông cuồng”, Alexander McQueen
Nói đến nét cá tính nổi loạn trong thời trang của Alexander McQueen không thể không nhắc đến “người đỡ đầu” cũng như “người bạn thân” trên chặng đường sự nghiệp đầy thăng hoa này – Isabella Blow. Chính “nàng thơ” này đã đưa tên tuổi của “cậu nhóc ngỗ nghịch” vươn tầm thế giới với phong cách lập dị, có 1-0-2. Cặp đôi dị biệt này được ví như trận nổ gây chấn động làng mốt.
Thực hiện: Huỳnh Trân