Phải chăng năm 2024 đang đón đầu xu hướng thời trang bền vững?

Ngày đăng: 19/04/24

Trong những năm gần đây, chủ đề về tính bền vững đã giành được sự công nhận và chú ý ngay cả từ những thương hiệu thời trang nổi tiếng nhất. Và điều này đã tạo ra phản ứng dây chuyền giữa các thương hiệu và trở thành một xu hướng thời trang thực sự.

Mặc kệ những thách thức đang bao quanh lấy lịch trình sản xuất ‘không ngừng nghỉ’, tính bền vững cũng đã chạm tới thời trang nhanh. Ví dụ, Zara đã hứa cam kết sử dụng các vật liệu tái chế hoặc bền vững hơn như cotton, lanh và polyester, nhằm mục đích 100% hàng may mặc đều được làm từ các loại vải này vào năm 2025. 

Primark cũng đã thực hiện một cách tiếp cận tương tự trong chiến dịch mới nhất của họ với tên gọi “Time for Change. A Better Future”. Họ giới thiệu nhiều loại sản phẩm được làm từ vật liệu bền vững. Mặt khác, Uniqlo đã quyết định tạo ra bộ sưu tập capsule có tên “Dry-Ex”, được thực hiện bằng cách tái chế chai nhựa và cho phép sử dụng các kỹ thuật giặt cải tiến giúp giảm 99% lượng nước sử dụng.

Liệu đây có được xem là thời trang có đạo đức hay lại là một chiêu trò ‘Green Washing’?

“Green washing” là gì? Làm sao để nhận diện và bài trừ hành vi tiếp thị sai lệch này?

Đó có phải là ý định bảo vệ môi trường thực sự của một số thương hiệu nhất định hay đó chỉ là một mánh lới quảng cáo tiếp thị để người tiêu dùng tạm thời bỏ qua mặt tối của ngành thời trang và hiểu lầm rằng thương hiệu đang đi theo làn sóng xu hướng? Chỉ có thời gian mới trả lời được. Nhưng nhiều thương hiệu nổi tiếng vẫn đang cố gắng làm đúng cam kết bền vững của mình. Nữ hoàng trong địa hạt thời trang bền vững không thể không nhắc đến ở đây chính là Stella McCartney – nhà mốt từ lâu đã thể hiện sự thân thiện với môi trường của mình thông qua nhiều sáng kiến khác nhau. Năm 2001, nhà thiết kế quyết định không sử dụng da động vật trong các bộ sưu tập của mình nữa và vào năm 2008, họ đã chính thức chuyển sang sử dụng cotton hữu cơ.

Stella McCartney Unveils Iconic Handbags Made with Animal and Plastic Free Leather MIRUM - vegconomist - the vegan business magazine
Stella McCartney trình làng những chiếc túi xách mang tính biểu tượng được làm từ vật liệu bền vững và nói không với da động vật và nhựa

Một bậc thầy tái chế khác là Martin Margiela, thương hiệu đã ngay lập tức nghĩ đến việc tạo dựng nên một dấu ấn bền vững bằng cách tái sử dụng quần áo và mang lại cho chúng một sức sống mới bằng kỹ thuật phân hủy. Dior và Burberry đã nói không với nạn phá rừng nhằm giảm lượng khí thải, trong khi Prada cung cấp chiếc túi Hobo mang tính biểu tượng của mình bằng nylon tái chế và Versace nghiêm cấm sử dụng lông thú.

“Born To Protect” là kế hoạch có tính bền vững của Moncler, họ đã triển khai các mục tiêu như loại bỏ nhựa sử dụng một lần và giảm chất thải sản xuất. Ngay cả việc tái chế lông vũ – phụ kiện thường xuất hiện trong một số sản phẩm may mặc của thương hiệu, cũng nhằm mục đích giảm thiểu tác động đến môi trường. 

Moncler Pledges To Go Fur-Free
Chiến dịch Born to Protect của nhà mốt Moncler

Và trung hòa carbon (carbon neutrality: có nghĩa là thương hiệu sẽ đo lường tổng lupwjng phát thải nhà kính họ tạo ra và tìm cách bù đắp lượng khí thải thông qua các hoạt động như trồng rừng, bảo tồn năng lượng và giảm phát thải,…) đang ngày càng trở thành mục tiêu của các thương hiệu. Ta có thể thấy trong một sáng kiến thú vị đến từ nước Ý – Gucci, hãng đã quyết định thanh lọc không khí bằng cách trồng cây để bù đắp lượng khí thải nhà kính có hại, nhận thức được rằng việc loại bỏ hoàn toàn chúng ở thời điểm hiện tại gần như là không thể.

Tổng quan quy định mới về Green Washing 

Đạo luật chống Green Washing của Liên minh Châu Âu được sửa đổi gần đây thì dường như chúng đã có tác động đáng kể đến người tiêu dùng. Những sửa đổi đối với các đạo luật lập pháp năm 2005 và 2011, liên quan đến các hoạt động thương mại không công bằng và quyền của người tiêu dùng, nhằm mục đích chấm dứt tình trạng gian lận phổ biến trong các hoạt động Marketing có liên quan đến môi trường. Chỉ thị này cũng chấm dứt các hành vi như tuyên bố sai lệch về môi trường, thông tin sai lệch về đặc điểm xã hội của sản phẩm hoặc công ty cũng như các nhãn hiệu bền vững không rõ ràng và không đáng tin cậy. 

Activists colour EU Parliament green to expose greenwashing of farming reform - Greenpeace European Unit

Thị trường secondhand báo hiệu vòng tuần hoàn mới của các sản phẩm thời trang  

Trên toàn cầu, theo dữ liệu từ Statista, thị trường quần áo cũ dự kiến sẽ đạt giá trị 351 tỷ USD vào năm 2027, gần gấp đôi so với mức 177 tỷ USD vào năm ngoái.

Các nền tảng thanh lý đồ cũ, đồ đã qua sử dụng ngày càng phát triển. Ngoài Vestiaire Collective (gần đây được tập đoàn Kering đầu tư) và The Vintage Bar, nơi có bán các sản phẩm vintage từ những thương hiệu được ưa chuộng nhất, còn có Depop – một nền tảng tạo điều kiện mua bán đồ cũ, hay Renoon nơi có những mặt hàng hoặc phụ kiện được làm hoàn toàn bằng vật liệu bền vững.

Renoon Gets Investment From 500 Global
Ứng dụng Renoon

Tại Việt Nam, các cửa hàng kinh doanh hoạt động dưới mô hình thanh lý ký gửi các sản phẩm thời trang – mỹ phẩm – phụ kiện đã qua sử dụng tiếp tục gia tăng. Các cửa hàng này hoạt động dưới hình thức cửa hàng kết hợp với mạng xã hội để tiếp cận khách hàng, những người đang có nhu cầu thanh lý sản phẩm đã qua sử dụng (hoặc có khi còn mới 100%) và giúp tìm chủ nhân mới cho những món đồ ấy. Các cửa hàng ký gửi có thể kể đến The Next – Dịch vụ thanh lý ký gửi, Give Away Vietnam, Coco Dressing Room, LABB High-end Thanh lý Cao cấp, Urban Circular Space (Hà Nội)…

Thực hiện: Mỹ Tâm