Sinh viên thời trang: Đâu là thước đo của thành công?
Ngày đăng: 07/08/18
Việc các sinh viên thời trang nhờ đến sự giúp đỡ bên ngoài khi thực hiện bộ sưu tập tốt nghiệp là điều rất phổ biến, nhưng thế có công bằng hay không với những ai không đủ khả năng để chi trả cho bên ngoài?
Mỗi năm trường Central Saint Martins (CSM) mở rộng cửa chào đón các vị khách đến với show diễn tốt nghiệp của sinh viên trường. Đây là ngôi trường đã đào tạo nên những tài năng lừng danh như Alexander McQueen, John Galliano, Stella McCartney và Christopher Kane. Nhưng điều gì cũng có cái giá của nó. Một sinh viên cho biết về bộ sưu tập xuất hiện trên sàn diễn: “Tôi nghe nói bộ sưu tập của cậu ấy được làm bởi thợ may của Ý với giá 10.000 euro. Chúng tôi được khuyến khích tìm kiếm những người giúp đỡ cho bộ sưu tập tốt nghiệp, đây không phải là bí mật gì giữa giáo viên và sinh viên. Không có đủ thời gian để tự mình làm hết mọi thứ, các sinh viên nếu có đủ tiền sẽ thuê những người giúp đỡ từ những nơi khác”.
Chúng tôi được khuyến khích tìm kiếm những người giúp đỡ cho bộ sưu tập tốt nghiệp, đây không phải là bí mật gì giữa giáo viên và sinh viên. Không có đủ thời gian để tự mình làm hết mọi thứ, các sinh viên nếu có đủ tiền sẽ thuê những người giúp đỡ từ những nơi khác.
Đối với những sinh viên năm ba, thời gian khoản 8 tuần để cho ra một bộ sưu tập có tính sáng tạo cao và thủ công khéo léo là một thách thức rất lớn. Một sinh viên cho biết: “Có tin đồn cho rằng nếu muốn thuê một thợ pattern nổi tiếng ở London cho bài tốt nghiệp thì phải đặt trước cả năm. Tôi từng nghe nói một sinh viên trả cho ông ấy từ 5.000 đến 10.000 euro để làm bộ sưu tập tốt nghiệp”.
Trong ngành công nghiệp có sự cạnh tranh rất cao, không có gì ngạc nhiên lắm khi một số sinh viên sẵn sàng chi trả nhiều để có được kết quả tốt nghiệp đạt thứ hạng cao. Các thông cáo của trường học chỉ đăng theo tính chọn lọc một số đồ án của sinh viên, Ranura Edirisinghe, một sinh viên năm cuối tốt nghiệp ngành dệt kim, cho biết: “Hầu như ai cũng muốn tham gia chương trình”. Chất lượng của trang phục mang đến bao nhiêu cơ hội cho sinh viên? Elisa Palomino-Perez, một hướng dẫn của trường Central Saint Martins cho biết: “Rất nhiều. Cấu trúc của trang phục rất quan trọng trong khâu chọn lựa – chiếm tỉ lệ 50/50”.
Trong ngành công nghiệp có sự cạnh tranh rất cao, không có gì ngạc nhiên lắm khi một số sinh sẵn sàng chi trả nhiều để có được kết quả tốt nghiệp thứ hạng cao.
Việc các sinh viên thời trang đưa dự án của họ ra ngoài cho kỹ thuật viên dựng rập và thợ may không bị cấm, mặc dù trong điều lệ quy định sinh viên phải mang bài tập lên lớp mỗi tuần. Về phía sinh viên, một sinh viên cho biết: “Điều này tạo nên khác biệt rất lớn. Đó là khoản cách giữa sinh viên nghèo và giàu ngày nay tại CSM”. Người này cũng cho biết thêm: “Đó không được xem như vấn đề đáng xem xét – sự khác biệt giữa chất lượng của tác phẩm được chi trả để làm nên so với tác phẩm được làm độc lập”. Nếu tác phẩm được chi trả được may khéo léo và có cấu trúc tốt, điều đó đồng nghĩa với việc đạt được điểm tốt nghiệp cao hơn, từ đó cũng tạo nên khoảng cách giữa sinh viên giàu và nghèo.
Tuy nhiên, cũng có ngoại lệ đối với quy tắc này, như trường hợp của Harry Freegard, một người xuất thân từ CSM, từng được giới thiệu trên Vogue và làm mẫu cho Vivienne Westwood. Bộ sưu tập tốt nghiệp của anh có yếu tố gây sốc: là sự kết hợp của các kim ghim, băng dính và sơn màu. Harry không quan tâm lắm đến cấu trúc của trang phục, anh thừa nhận: “Tôi chưa bao giờ làm trang phục, nhìn chúng xem. Tôi muốn thấy những gì tôi có thể có được”. Freegard là người đi đầu thuộc thế hệ những nhà thiết kế coi trọng các ý tưởng và sự cách tân. Anh được biết với những thành công, tuy nhiên lại thiên về stylist và cộng đồng, hơn là với tư cách một nhà thiết kế thời trang, có điều chắc chắn anh sở hữu tính sáng tạo rất cao.
Với một ngôi trường thời trang như Royal College of Art (RCA) cũng đặt nặng ý tưởng hơn là công nghệ. Sinh viên tốt nghiệp từ trường tên Lingxiao Luo cho biết “Sinh viên ở đây được khuyến khích để tạo nên cái gì đó độc đáo và tân tiến, điều này đồng nghĩa với việc ý tưởng và concepts có giá trị hơn nhiều so với tính thủ công trong hệ thống này”.
Zowie Broach, giảng viên của RCA cho biết: “Ý tưởng là sức mạnh của cái mới. Ngày nay, hơn bao giờ hết, đam mê, tư tưởng mới, khả năng kết hợp tính thanh lịch và chuyên nghiệp dường như chính là chìa khóa và cần thiết đối với các công ty hàng đầu cũng như những nhà thiết kế”.
Ý tưởng là sức mạnh của cái mới. Ngày nay, hơn bao giờ hết, đam mê, tư tưởng mới, khả năng kết hợp tính thanh lịch và chuyên nghiệp dường như chính là chìa khóa và cần thiết đối với các công ty hàng đầu cũng như những nhà thiết kế.
Trong khi coi trọng concept tốt như chiếc chìa khóa dẫn đến sáng tạo thành công, thì chối từ việc ảnh hưởng của tiền bạc có vẻ như vô lý. Một sinh viên cho biết: “Các sinh viên có nhiều tiềm năng có thể không hoàn tất được bộ sưu tập của mình do hạn chế về mặt tài chính”. Một ý kiến khác nêu ra: “Không nên ném nhiều tiền vào bộ sưu tập tốt nghiệp. Nếu khéo léo và có năng lực, bạn có thể tìm được cách để làm điều mình muốn”. Một sinh viên đã tốt nghiệp chia sẻ: “Nếu tôi có nhiều khả năng để chi trả cho đồ án của mình, tôi sẽ thiết kế khác hơn ngay từ đầu. Tôi sẽ không còn lo lắng nhiều và sẵn sàng thử nghiệm nhiều hơn”.
Có nhiều cách để đi đến thành công, và trong khi ý tưởng sáng tạo có thể là chiếc vé vàng đối với một số người, thì đối với những người khác, con đường trở nên gập ghềnh hơn. Với sức ảnh hưởng trong ngành công nghiệp này, sinh viên làm đồ án bên ngoài đặt những người không có khả năng chi trả vào tình huống bất lợi. Theo lời một sinh viên sắp ra trường cho biết: “sức sáng tạo của ngành công nghiệp này đã thiếu đi sự đa dạng. Chúng ta có thể mất đi nhiều tính sáng tạo và tiềm năng trong tương lai”.
Thực hiện: Koi
Theo iD