Số hóa thời trang – Chìa khóa cơ hội của ngành công nghiệp tỷ đô trong thời đại công nghệ?
Ngày đăng: 06/03/24
Là một trong những yếu tố kiến tạo nên những bước chuyển mình đầy mạnh mẽ trong kỷ nguyên số của ngành công nghiệp tỷ đô, “digital fashion” – số hóa thời trang đã và đang trở thành một trong những xu hướng nhận được nhiều sự quan tâm trên thị trường kinh doanh thời trang hiện nay.
Thời trang và công nghệ là bộ đôi không còn xa lạ trong thời đại khoa học công nghệ phát triển mạnh mẽ như hiện nay. Thời trang kỹ thuật số là những trang phục được tạo ra bằng công nghệ máy tính và phần mềm 3D. Không có sản phẩm vật lý, chúng tồn tại trong các tệp kỹ thuật số trực tuyến, dựa vào công nghệ thực tế ảo tăng cường (AR) và các công nghệ khác để đạt hiệu ứng thị giác khi “mặc”…
Metaverse – Mắt xích tiềm năng của thời trang 4.0
Sự kết hợp giữa “meta” (vượt ra ngoài) và “universe” (vũ trụ) đã tạo nên khái niệm về Metaverse, cụm từ để chỉ về một vũ trụ kỹ thuật số, nơi được kiến tạo nên từ những thành tựu công nghệ hiện đại và tồn tại song song với thế giới thực. Kỷ nguyên Internet đã mở ra một đế chế mới, giúp con người tiến vào thời đại kết nối không giới hạn. Và giờ đây, hình thái tiếp theo của Internet – metaverse đã tạo nên một không gian cho phép con người ta được “sống” và “tồn tại” dưới hình dạng “phiên bản số” của chính mình.
Trong một bài viết đăng trên trang Decanherald.com với tiêu đề “Xu hướng thời trang tương lai là những bộ quần áo không tồn tại”, nhóm tác giả bài viết cho rằng với nhiều người, việc bỏ tiền thật để mua một bộ quần áo ảo hiện nay là một điều gì đó hoang đường. Tuy nhiên, khi con người ngày càng dành thời gian nhiều hơn cho thế giới ảo, tiền ảo được nhiều quốc gia chấp nhận giao dịch, thì trang phục ảo cũng sẽ nhanh chóng mở rộng được thị trường.
Dù có không có thế mạnh như các ngành liên quan đến tốc độ và kỹ thuật, song hiện tại, thời trang cao cấp vẫn đang là mảnh đất màu mỡ với các thử nghiệm được cho là đủ để “khai phá những tiềm năng mới”. Các chuyên gia trong ngành công nghiệp tỷ đô này cũng nhận định, Metaverse chắc chắn sẽ là nhân tố góp một phần không nhỏ trong công cuộc tái thiết những chuẩn mực mới trên bản đồ thời trang. Đồng thời, xử lý những vấn đề liên quan đến môi trường, mở ra một con đường “xanh hóa” cho ngành may mặc.
BST Dolce&Gabbana Thu Đông 2022 đưa Metaverse và NFT lên sàn diễn. (Ảnh: Courtesy of D&G)
Virtual KOLs: Khi nhân vật ảo không còn trong những bộ phim viễn tưởng
Song song với sự tồn tại của những “mẫu thật” và các thiết kế “ảo”, sự ra đời của nhiều KOLs, fashionista ảo với những thành tựu chóng mặt trong lĩnh vực thời trang đã khiến dư luận xáo động vì vẻ đẹp dị biệt, không-thực (unreal) của họ cũng như gây nên nhiều tranh cãi.
Theo định nghĩa từ Virtual Humans, Virtual Influencer (người có sức ảnh hưởng ảo) là nhân vật kỹ thuật số được tạo ra bởi phần mềm đồ họa máy tính như Unreal Engine, Modo, Photoshop, Illustrator, Cinema 4D,… Những nhân vật ảo này được xem là những nhà sáng tạo kỹ thuật số, thường được ứng dụng trong phim ảnh, truyền hình, và gần đây nhất là những chiến dịch quảng cáo.
Mặc dù là những thực thể ảo được tạo ra từ công nghệ máy tính nhưng sức ảnh hưởng của Virtual Influencer là có thật. Báo cáo của The Influencer Marketing Factory vào tháng 3/2022 đã cho thấy, 58% người tham gia khảo sát có theo dõi ít nhất một nhân vật ảo trên các nền tảng mạng xã hội, 35% người đã từng mua các sản phẩm/dịch vụ do Influencer ảo quảng bá. Bên cạnh đó, có đến 27% người theo dõi Influencer ảo vì các nội dung mà họ truyền tải. Trên thực tế, các Influencer ảo thu hút tỷ lệ tương tác cao hơn gấp ba lần Influencer thật trên Instagram. Do đó, việc kết hợp với Influencer ảo trong các chiến lược quảng cáo sẽ giúp thương hiệu gia tăng mức độ nhận diện, thảo luận và tương tác ở các nền tảng mạng xã hội.
Báo cáo của The Influencer Marketing Factory vào tháng 3/2022 đã cho thấy, 58% người tham gia khảo sát có theo dõi ít nhất một nhân vật ảo trên các nền tảng mạng xã hội, 35% người đã từng mua các sản phẩm/dịch vụ do Influencer ảo quảng bá. Bên cạnh đó, có đến 27% người theo dõi Influencer ảo vì các nội dung mà họ truyền tải.
Thương mại điện tử – Yếu tố then chốt của kỷ nguyên số hóa thời trang
Kể từ khi đại dịch COVID-19 diễn ra, đã có nhiều thảo luận về cách làm thế nào để ngành thời trang có thể tiếp tục vận hành mà không phải chịu quá nhiều ảnh hưởng. Công nghệ chính là đáp án phù hợp nhất cho thời điểm dịch bệnh, và cho đến bây giờ. Kể từ khi lựa chọn tiếp cận người dùng thông qua màn hình, qua những show diễn, triển lãm và các cửa hàng điện tử, ngành công nghiệp trị giá 2.300 tỷ euro đã dần đặt chân đến một kỷ nguyên mới mang tên “số hóa thời trang”.
Đại dịch không chỉ khiến mọi hoạt động trong cuộc sống thay đổi, mà còn đem đến những thói quen mới cho con người. Một ví dụ điển hình chính là việc hạn chế các hoạt động tiếp xúc trực tiếp. Khi một thói quen được hình thành, một nhu cầu mới sẽ nảy sinh, và với việc mua sắm cũng như kinh doanh thời trang không phải là ngoại lệ. Mặc dù hạn chế hoạt động và tiếp xúc, song, họ vẫn muốn mua sắm, vẫn muốn mặc đẹp, vẫn có nhu cầu mua sắm trực tuyến và cập nhật xu hướng thời trang. Cũng theo một báo cáo của Công ty Adsota thể hiện kết quả khảo sát người dân thành thị Việt Nam về nhu cầu mua sắm. Trong đó có đến 87% người tham gia khảo sát cho thấy họ có nhu cầu mua sắm quần áo trực tuyến và thanh toán giao dịch điện tử.
Theo Báo cáo Chỉ số Thương mại điện tử Việt Nam – EBI 2023 vừa được Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam (Vecom) công bố, thương mại điện tử tiếp tục là một trong những điểm sáng trong phát triển kinh tế số với tốc độ tăng trưởng cao (20%) năm 2022. Dự kiến con số này sẽ đạt 20,5 tỷ USD trong năm 2023, tăng khoảng 4 tỷ USD, tăng 25% so với năm trước. Theo thống kê, các loại hàng hóa, dịch vụ thường được người tiêu dùng mua sắm trực tuyến nhiều nhất là quần áo, giày dép và mỹ phẩm (76%).
Tính riêng trong ba năm qua, doanh thu của ngành thời trang Việt Nam đã tăng 180%. Dự báo trong 5 năm tới, ngành thời trang sẽ tăng trưởng với tốc độ hàng năm là 24%, với doanh thu khoảng 2,1 tỷ USD. Tuy nhiên, thương mại điện tử Việt Nam dù phát triển với tốc độ cao nhưng mới chỉ ở giai đoạn đầu, theo nhận định của các chuyên gia, tiềm năng cho sự phát triển thương mại điện tử còn rất lớn.
BIDU – Ứng dụng thương mại điện tử thời trang và làm đẹp đến từ Hàn Quốc
Là ứng dụng mua sắm mới nhất tại Việt Nam, BIDU mang tham vọng trở thành một trong những nền tảng mua sắm thời trang uy tín nhất tại Việt Nam và khát khao đưa local brands Việt Nam tới thị trường Hàn Quốc.
Với 10 năm “chinh chiến” tại thị trường thời trang Hàn Quốc, Eric Kim – CEO của ứng dụng mua sắm đến từ Hàn Quốc hiểu rõ những khó khăn của các doanh nghiệp trong việc vận hành, phát triển chất lượng sản phẩm cũng như đảm bảo doanh thu khi kinh doanh thời trang. Chính vì thế, châm ngôn “Buôn có bạn, bán có phường” đã được nam CEO sử dụng một cách khéo léo và triệt để nhất khi vận hành nền tảng mua sắm BIDU. Bởi với anh, việc quyết định hình thức, nền tảng kinh doanh sẽ giúp thương hiệu đảm bảo được giá trị thương hiệu và hiệu quả doanh số trong thời gian lâu dài. Từ đó, mang đến cho người mua nhiều giá trị cùng những trải nghiệm tốt hơn so với việc cạnh tranh về giá. Đồng thời, tạo lợi thế phát triển môi trường kinh doanh bền vững và lành mạnh hơn cho các thương hiệu.
Sàn diễn Tôn vinh Giá trị Việt SR Celebrating Local Pride Thu Đông 2023 là minh chứng rõ ràng cho những nỗ lực kiến tạo nên một sân chơi sáng tạo cho Local Brands Việt không chỉ của Style-Republik mà của cả BIDU. Mang đến sàn diễn Tôn vinh thời trang Việt tính năng mua sắm “See now, Buy now”. Không chỉ giúp người xem có thể sở hữu những thiết kế ấn tượng ngay tại show diễn, tính năng này còn đem đến nhiều cơ hội mới, giúp gắn kết cũng như thúc đẩy doanh số bán hàng của cộng đồng local brands, đem đến “làn gió mới” cho thời trang Việt về những tính năng, trải nghiệm mua sắm trực tuyến uy tín, đáng tin cậy.
Vào ngày 14.03, SR Fashion Business Talk Ep.18 sẽ chính thức quay trở lại Hà Nội sau 3 năm với chủ đề “Kinh doanh thời trang: Hà Nội hay Sài Gòn? Đâu là cơ hội?”. Xuất hiện với tư cách là diễn giả, BIDU sẽ đem đến những cái nhìn cũng như phân tích khách quan về 2 thị trường tiềm năng trong nước là Hà Nội và Hồ Chí Minh. Từ đó, đưa ra những gợi ý về cách xây dựng chiến lược kinh doanh trên sàn thương mại điện tử phù hợp với hình ảnh, tệp khách hàng mà các thương hiệu nội địa đang hướng tới.
_____________
Là tọa đàm được tổ chức bởi Style-Republik và SR Fashion Business School, trải qua 17 chuyên đề, SR Fashion Business Talk gây hứng thú với các chủ thương hiệu Việt cũng cộng đồng yêu thích, ủng hộ thời trang nội địa khi đem đến những chia sẻ bổ ích trong kinh doanh thời trang. Buổi tọa đàm SR Fashion Business Talk Ep.18 với chủ đề “Kinh doanh thời trang: Hà Nội hay Sài Gòn? Đâu là cơ hội?”, được diễn ra tại Rey Hotels hứa hẹn sẽ đem đến nhiều kiến thức, thông tin bổ ích vào ngày 14.03.2024 sắp tới!
Thông tin sự kiện:
- Thời gian: 9:00 AM – Thứ năm, 14/03/2024
- Địa điểm: Rey Hotel – 14 Phố Lý Nam Đế, Quận Ba Đình, Hà Nội
Đăng ký tham dự: tại đây
Thực hiện: Khánh Hòa