Sustainable Fashion – Thời trang bền vững: Liệu có là giải pháp cho ngành thời trang thế giới?

Ngày đăng: 26/05/22

Thời trang được ví như lớp ngụy trang rực rỡ để định hình phong cách cá nhân. Nhưng đằng sau nó lại là những hậu quả lâu dài cho thiên nhiên, môi trường và con người. Vậy thời trang bền vững liệu có phải là giải pháp tương lai của ngành thời trang và may mặc thế giới?

Thời trang bền vững là gì?

Thời trang bền vững là gì?

Để hiểu rõ hơn về khái niệm này, chúng ta cần hiểu thêm về cụm từ “tính bền vững”.

Tính bền vững ở đây được hiểu đơn giản là vòng đời sử dụng của một sản phẩm, giảm thiểu sự cạn kiệt của các nguồn tài nguyên tự nhiên trong việc duy trì cân bằng sinh thái. Ngoài ra, tính bền vững còn được hiểu theo một nghĩa sâu xa hơn, đó là việc duy trì quyền lợi hạnh phúc của mọi người trong xã hội. Hai khái niệm thời trang và bền vững đi đôi với nhau, tạo nên ý nghĩa cho cụm từ “thời trang bền vững”.

Có thể giải thích một cách dễ hình dung, rằng thời trang bền vững là việc sử dụng chất liệu an toàn, có thể tái sử dụng, tự phân huỷ và quy trình sản xuất tiết kiệm, an toàn, hạn chế tối đa tiêu thụ tài nguyên nhưng vẫn đảm bảo chất lượng sản phẩm. Đồng thời, quy trình sản xuất còn phải đảm bảo quyền lợi công bằng và tiền lương cho người tham gia vào quá trình lao động trong ngành thời trang.

Nguồn gốc của thời trang bền vững

Nguồn gốc của thời trang bền vững

Thực tế, vào những năm 80, 90 của thế kỷ trước, thời trang bền vững đã bắt đầu xuất hiện. Tuy nhiên xu hướng này ở thời điểm đó vẫn chưa thực sự phổ biến rộng rãi. Mở đầu xu hướng này phải kể đến 2 thương hiệu trứ danh trong làng thời trang là Patagonia và ESPRIT. Với tôn chỉ bảo vệ môi trường, các thương hiệu này đã có những cải tạo trong chất liệu nhằm giảm thiểu lượng hóa chất sử dụng trong sản xuất sản phẩm.

Bên cạnh đó, Doug Tompkins và Yvon Chouinard đến từ 2 thương hiệu trên cũng đã chỉ ra được nguyên nhân cơ bản tạo nên sự “không bền vững” trong thời trang. Đó chính là sự tăng trưởng và tiêu dùng theo cấp số nhân.

Giai đoạn mà xu hướng thời trang bền vững trở nên rộng rãi và được nhiều người biết đến là vào năm 1990. ESPRIT đã truyền tải thông điệp “tiêu dùng có trách nhiệm” trên tạp chí Utne Reader. Theo đó, trên The New York Times Patagonia cũng đính kèm slogan “Đừng mua những chiếc áo khoác này” cho những món đồ Thời trang nhanh – Fast Fashion.

Các vấn đề hiện nay của thời trang

1.   Tác động tiêu cực của thời trang đối với môi trường

Tác động của công nghiệp thời trang đến môi trường

Thời trang được ví như ngành công nghiệp “lấp đầy” môi trường bằng rác thải. Cụ thể, thông cáo báo chí  Pulse of the Fashion Industry 2017, thực hiện bởi Boston Consulting Group (BCG) and Global Fashion Agenda (GFA) cho biết rác thải dệt may lên đến 92 triệu tấn vào năm 2015 và ước tính sẽ tăng lên 148 triệu tấn vào năm 2030. Khối lượng này tương đương với 17,5 kg rác thải/người/năm. Hơn nữa, chi phí xử lý rác hải dệt may cũng tiêu tốn một nguồn năng lượng khổng lồ, trung bình tiêu hủy lượng rác thải của 1 xe tải trong 1 giây (theo Eco-business.com).

Chưa hết, theo Pulse of the Fashion Industry 2017, mức tiêu thụ nước của ngành công nghiệp thời trang năm 2015 là 79 tỷ m3, đủ để lấp đầy 32 triệu bể bơi theo tiêu chuẩn Olympic. Đây là con số đáng báo động trong khi hiện trạng hạn hán, thiếu nước ngọt xảy ra khắp mọi nơi, đặc biệt là các nước kém phát triển. Năm 2030, lương tiêu thụ ước tính tăng 50% dẫn đầu nhiều quốc gia sản xuất cotton, ngành công nghiệp phải đối mặt với tình trạng khan hiếm nước cực đoan.

Một dữ liệu khác về tác động tiêu cực của công nghiệp dệt may đến môi trường, Mr. Ariel Muller, giám đốc điều hành khu vực Châu Á Thái Bình Dương của Forum for the Future phát biểu tại Hội nghị Ecosperity (Singapore, 6/2019) rằng: “Ngành dệt may chiếm 10% lượng khí thải carbon, bằng nhiều ngành vận chuyển và hàng không cộng lại. Nếu không có sự gián đoạn, đến năm 2050, con số này sẽ tăng lên 26%.”

Trái Đất đang ngày một nóng lên, đi kèm với đó là vấn đề bảo vệ môi trường càng được nâng cao. Điều này chắc chắn không thể không kể đến trách nhiệm của các thương hiệu thời trang trong việc giảm thiểu tác động tới môi trường trong chính hoạt động của mình.

2.   Thời trang nhanh – Fast Fashion

Fast Fashion

Thuật ngữ Fast Fashion –  thời trang nhanh là để chỉ những trang phục giá rẻ, hợp xu hướng và dễ tiếp cận. Phương pháp sản xuất của Fast Fashion là gia công hàng loạt đáp ứng được nhu cầu thay đổi nhanh và giá thành phải chăng. Các sản phẩm này luôn nhận được sự yêu thích của người tiêu dùng vì hợp xu hướng, giá rẻ. Các thương hiệu thời trang nhanh nổi tiếng trên thế giới phải kể đến Shein, Zara, H&M, F21,…

3.   Thời trang chậm

Slow Fashion

Theo đó, Slow Fashion –  Thời trang chậm là lĩnh vực đi ngược lại với thời trang nhanh. Đặc điểm của nó khá tương đồng với thời gian bền vững mà chúng ta đang bàn luận đến. Chẳng hạn như có sự trường tồn về chất lượng, thẩm mỹ và không chạy theo  mốt. Chất liệu được sử dụng đã trải qua nghiên cứu kỹ lưỡng về tính ảnh hưởng đến môi trường. Cùng với đó, ngành hàng đảm bảo tạo được điều kiện làm việc tốt hơn cho người lao động, lương và chính sách tốt hơn.

Tuy nhiên, ngành này thường có giá thành cao nên không phù hợp với nhiều đối tượng. Kiểu dáng thiết kế cũng không đáp ứng được thị hiếu và xu hướng thay đổi nhanh chóng của giới trẻ.

Các tiêu chí trong thời trang bền vững

Mô hình 3Rs: Giảm thiểu – Tái sử dụng – Tái chế để bảo vệ môi trường

Tiêu chí 3R trong thời trang bền vững

Thời trang bền vững đi kèm với các tiêu chí sau: 3R: Reduce, Reuse, Recycle (Tiết giảm – Tái sử dụng – Tái chế)

  • Reduce (tiết giảm): cách tiêu dùng, lối sống và quy trình sản xuất tối giản làm giảm lượng chất thải phát sinh ra môi trường. Lượng chất thải tạo ra càng ít càng là sự tối ưu hóa.
  • Reuse (tái sử dụng): tận dụng công năng và tuổi thọ sản phẩm một cách tối ưu vào những mục đích khác nhau.
  • Recycle (tái chế): tận dụng các vật liệu thải đi để sáng tạo nên những sản phẩm có ích.

Do đó, mục đích của thời trang bền vững như sau:

  • Giảm thiểu tối đa ô nhiễm môi trường từ ngành công nghiệp thời trang
  • Kéo dài vòng đời sản phẩm bằng cách tạo ra sản phẩm thực sự chất lượng, bền bỉ có thể đáp ứng tiêu chí “3R”
  • Tăng tính minh bạch trong ngành thời trang về xuất xứ, sản xuất, chất liệu,…
  • Tạo ra được điều kiện làm việc cho người lao động, bảo vệ mọi quyền lợi lao động tốt hơn
  • Giáo dục, thúc đẩy và tuyên truyền người dùng hướng đến “green customer”
  • Tạo ra nền kinh tế bền vững, cộng đồng thịnh vượng, nền sinh thái xanh trong suốt quá trình hoạt động.

Các chất liệu được sử dụng trong thời trang bền vững

Nguồn gốc thiên nhiên

Vải sợi thiên nhiên là những loại vải có nguồn gốc lấy trong tự nhiên như sợi bông, sợi tơ tằm, sợi gai, … Tuy nhiên, trong việc trồng trọt các loại cây này, không thể tránh việc sử dụng thuốc trừ sâu, hoá chất gây hại của đất đai. Do đó, một số thương hiệu ngày nay còn sử dụng các loại sợi organic, một loại sợi không sử dụng bất cứ hoá chất độc hại nào trong quá trình canh tác, trồng trọt.

Ngoài ra, chúng ta còn có các loại vải thiên nhiên có nguồn gốc từ động vật như lông cừu, dê, … Trong quá trình chăn nuôi, động vật đòi hỏi được đảm bảo về môi trường sống, thể chất, tinh thần và quyền được thể hiện tập tính đặc trưng của loài. Đó được gọi là chính sách phúc lợi động vật (animal welfare policy). Ngoài ra, mọi thông tin về nguồn gốc xuất xứ của chúng cũng cần được minh bạch và công khai.

Nguồn gốc tái chế

Nguồn gốc tái chế ra đời sau khi ngành thời trang dệt may nhận được nhiều cáo buộc về nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường. Vải tái chế là một chất liệu được ưa chuộng trong ngành có nhiều nguồn gốc: nhựa PET, vải vụn, lốp xe, bã Cafe, rác thải, …. Nó giải quyết được tình trạng “tiến thoái lưỡng nan” của vực rác thải thời trang ảnh hưởng xấu đến hệ sinh thái.

Thêm vào đó, quá trình tái chế có thể tiết kiệm được nhiều tiền lẫn công sức hơn so với việc sản xuất sản phẩm mới. Đây là chính là một vòng lặp khép kín và có thể được vận hành, sử dụng và tái chế trong lâu dài.

Thương hiệu Coolmate với nỗ lực theo đuổi tính bền vững trong thời trang

Thương hiệu thời trang nam Coolmate, một thương hiệu mới nổi trong thời gian gần đây và được rất nhiều người yêu thích. Điểm đặc biệt của thương hiệu này là sự nỗ lực đầu tư vào chất lượng sản phẩm và quá trình xây dựng dịch vụ khách hàng 100% hài lòng.

Với mục tiêu xây dựng một doanh nghiệp kinh doanh có trách nhiệm và đạo đức, Coolmate là một trong số ít thương hiệu theo đuổi tính bền vững trong thời trang. Điều này đã thúc đẩy sự hợp tác giữa Coolmate và Saitex, nhà máy Jeans sạch nhất thế giới, nhằm cung cấp những sản phẩm Jeans an toàn, thân thiện, góp phần thay đổi nhận thức và thói quen mua sắm của người tiêu dùng, hướng đến việc cải thiện môi trường sống.

Tại sao Coolmate lựa chọn Thời trang bền vững?

Trước hết ta cần biết về mục tiêu xây dựng doanh nghiệp kinh doanh có đạo đức và trách nhiệm của thương hiệu này. Mục tiêu này đã và đang được biểu hiện bằng những hành động cụ thể. Đó là quá trình Coolmate nỗ lực mang lại giá trị cho tất cả các bên có liên quan:

  Đối với khách hàng: Mang lại những sản phẩm, dịch vụ chất lượng tốt nhất

  Đối với người lao động tại các xưởng may: hướng tới mang lại một mức lương tốt hơn cho người lao động. Thu nhập trung bình của xưởng sản xuất chính của Coolmate cao hơn 20% so với mặt bằng chung. Coolmate đang thúc đẩy việc đóng bảo hiểm đầy đủ cho người lao động, dự kiến sẽ là 100% cho tới hết năm 2023. Đồng thời đầu tư cơ sở vật chất và điều kiện lao động tốt hơn.

  Đối với nhà đầu tư: cam kết luôn nỗ lực cho sự phát triển và bứt phá, mang lại giá trị cao cho các nhà đầu tư đã đặt niềm tin vào Coolmate.

  Đối với môi trường: hướng đến các chất liệu tái chế, thân thiện với môi trường như sợi Sorona, vải Recycle, vải Cafe… và công nghệ nhuộm sạch như Cleandye, nhuộm không lưu huỳnh và nhuộm không nước thải.

  Đối với xã hội: triển khai dự án Care & Share trích 10% doanh thu hằng tháng từ các sản phẩm Care & Share để gửi hỗ trợ các em nhỏ có hoàn cảnh khó khăn. Cùng với đó là sự hợp tác với Sức mạnh 2000 và Hệ sinh thái Nuôi em để tổ chức các chương trình thiện nguyện khác.

Và mọi tiêu chí trong Thời trang bền vững đều phù hợp với định hướng phát triển này.

Saitex Fabric VN – Một đối tác thời trang bền vững của Coolmate

Tại sao Coolmate lựa chọn Saitex?

Mục tiêu của Saitex Việt Nam

Như đã nói, ngành thời trang may mặc được mệnh danh là “bãi rác của thế giới”. Do đó, mỗi chiếc quần jeans mà chúng ta đang mặc chính là kết quả từ hàng ngàn quá trình gây hại đến môi trường. Đó là lý do Saitex ra đời nhằm tạo ra những món đồ Jeans xanh, sạch và thân thiện với môi trường.

Được coi là nhà máy Jeans sạch nhất thế giới, Saitex cũng là đối tác Jeans của nhiều thương hiệu lớn như Tommy Hilfiger, Everlane, Outerknown. American Eagle, Ralph Lauren, J.Crew, Gap, Calvin Klein Jeans,…

Xem thêm thông tin về thương hiệu Saitex tại website Coolmate.

Giới thiệu Jeans Clean Denim – Sản phẩm hợp tác giữa Coolmate x Saitex

Sản phẩm Coolmate Clean Denim

Đây là chiếc quần Jeans được may từ 100% vải denim của nhà máy Saitex Fabric Việt Nam đặt tại Nhơn Trạch, Đồng Nai. Trong đó thành phần chủ yếu của vải là Cotton tái sinh, một loại chất liệu bền vững được sử dụng rất nhiều bởi các thương hiệu lớn. Thêm vào đó, quy trình sản xuất vải còn áp dụng công nghệ nhuộm KHÔNG sử dụng Sulfur (lưu huỳnh) và công nghệ 0 Water discharge (không nước thải).

Jeans Clean Denim là chiếc quần Jeans phiên bản thứ 3 tại Coolmate với các tính năng ưu việt hơn: co giãn hơn, đàn hồi hơn và bền màu hơn. Do đó, bạn có thể sở hữu một chiếc quần Jeans đảm bảo 2 tiêu chí: tôn dáng, đẹp trai, nam tính và an toàn, thân thiện môi trường.

Tham khảo chiếc quần Jeans Clean Denim tại đây.

Tổng kết

Thời trang là bứt phá mọi giới hạn. Song chúng ta vẫn cần phải phát huy tối đa tính bền vững của thời trang để nó có thể mang dáng dấp của lối sống đẹp và tích cực cho môi trường và xã hội. Mục tiêu hành động của Coolmate, Saitex và các thương hiệu thời trang khác là một nỗ lực đáng quý để chúng ta thay đổi thói quen mua sắm và cải thiện môi trường sống trong hiện tại và tương lai.

Thực hiện: S-R