Vì sao thẩm mỹ dần trở thành xu hướng thịnh hành ở nam giới?
Ngày đăng: 16/08/24
Không chỉ nữ giới mà nam giới ngày nay đã càng ngày càng có nhiều can đảm và tự tin hơn khi quan tâm đến cảm xúc bên trong của mình.
Y học thẩm mỹ và phẫu thuật thẩm mỹ hiện nay đã gần như là xu hướng chủ đạo trong mấy năm gần đây. Đặc biệt là trong thời kì mạng xã hội bùng nổ như ngày nay và ta có thể thấy rằng ngày càng có nhiều cô gái trẻ tìm đến các bác sĩ thẩm mỹ để giúp họ ‘duy trì và tái tạo’ khuôn mặt trở nên đẹp hơn.
Các phương pháp thẩm mỹ thường được đề cập đến nhiều nhất là filler và botox, căng da, nâng mũi, nâng ngực, hút mỡ. Tuy nhiên, có một ngách nhỏ chưa được khám phá ở phương diện này: các phương pháp thẩm mỹ dành riêng cho nam giới vẫn chưa được nghiên cứu nhiều và phát triển nhanh như của nữ giới.
Khi nói đến phẫu thuật thẩm mỹ, nhiều người sẽ nghĩ đến ngay đây là ‘sân chơi’ của phụ nữ. Và có lẽ chúng ta cũng đã từng bắt gặp vài người nổi tiếng tham gia vào cuộc chơi này nhưng khi họ lún quá sâu, chúng ta có thể dễ dàng nhận ra những biến chứng hậu phẫu thuật thẩm mỹ trên gương mặt của họ.
Do đó mà cụm từ ‘thẩm mỹ’ đã không còn quá xa lạ với chúng ta. Gần đây, thế giới y học thẩm mỹ dành cho nam giới đã gần được nhiều người chấp nhận hơn và dần biết đến nhiều hơn.
Phần trăm nam giới tìm đến bác sĩ phẫu thuật thẩm mỹ ngày càng tăng cao
Đến với thẩm mỹ viện, nam giới sẽ thường quan tâm và thực hiện những dịch vụ thẩm mỹ nào? Theo Giulio Borbon, vị bác sĩ thẩm mỹ, giám đốc y tế và người sáng lập Studio Borbon ở Milan đã chia sẻ những gì ông quan sát được về số lượng, bệnh nhân và xu hướng trong ngành: “Nhu cầu ngày càng nhiều hơn trước khi so với 5, 6 năm trước. Nam giới đến với chúng tôi chủ yếu có hai đối tượng khác nhau: nam từ 20 đến 40 tuổi có nhu cầu thẩm mỹ và nam từ 40 tuổi trở đi có mong muốn chỉnh sửa các điểm không ưng ý trên gương mặt của mình, chẳng hạn như phẫu thuật tạo hình mí mắt”.
Nhưng cách tiếp cận giữa nữ giới và nam giới vẫn có sự khác biệt rõ ràng: “Chúng ta phải cẩn thận từ ngôn từ đến cách đối xử đối với nam giới vì ngành y học thẩm mỹ có xu hướng nữ tính hóa”. Phần lớn các cuộc thảo luận trực tuyến về chủ đề tiêm filler môi được thống kê bởi Phòng khám Harley Street ở London, cho thấy nhu cầu này từ khách hàng nam tăng 74%.
Nam giới không còn sợ bị chế giễu khi quyết định phẫu thuật
“Đàn ông đã không còn bị xã hội chế giễu. Họ cảm thấy tự do hơn khi đến viện thẩm mỹ mà không cảm thấy ngại ngùng gì. Nhưng tất nhiên, những người không ấy vẫn chỉ là thiểu số”. Theo ông, lí do mà nhu cầu tiêm filler môi gia tăng đó là vì: “Mong muốn được bình thường hóa và mong muốn được chấp nhận, không cảm thấy xa lạ hay lạc lõng”.
Điều này có thể khiến ta nhớ đến lĩnh vực chăm sóc da, vốn từng được xem là dành riêng cho phụ nữ. Nhưng ngày nay, chúng đã trở thành lĩnh vực dành cho tất cả mọi người: “Vào khoảng thời gian trước, nó chỉ là ngành công nghiệp dành riêng cho nữ giới, và các dòng sản phẩm chăm sóc da dành cho nam giới của các công ty được đầu tư mạnh tay và tất cả các khâu như tiếp thị, thành phần hay sản phẩm luôn được giản lược. Ngoài ra, còn bởi vì việc chăm sóc làn da và quá trình lão hoá của hai giới là khác nhau”.
Nam giới ngày nay đã càng ngày càng có nhiều can đảm và tự tin
Phụ nữ trải qua quá trình lão hóa và họ có các tiêu chuẩn sắc đẹp riêng so với nam giới nên nhiều sản phẩm của phụ nữ đều trông có vẻ phức tạp và rắc rối hơn một chút so với đàn ông. Tất nhiên, điều này không có nghĩa là nam giới không muốn chăm sóc da mặt, môi, da và quầng thâm, hay thậm chí là cả cơ thể.
Các bác sĩ gọi chúng là “emotional reappropriation” (tạm dịch là “tái chiếm cảm xúc”) thường được sử dụng để chỉ quá trình tái tạo lại các cảm xúc tiêu cực thành một trải nghiệm tích cực. Nói một cách đơn giản, chúng ta có thể hiểu trong trường hợp này thuật ngữ đó ám chỉ việc chúng ta nên điều chỉnh cảm giác bên trong của mình với cách chúng ta nhìn nhận bản thân bên ngoài. Do đó, không chỉ nữ giới mà nam giới ngày nay đã càng ngày càng có nhiều can đảm và tự tin hơn khi quan tâm đến cảm xúc bên trong của mình.
Thực hiện: Mỹ Tâm