Thời trang second-hand lên ngôi: Trào lưu hay bước ngoặt mới của thời trang?

Ngày đăng: 03/05/23

Từ bộ sưu tập haute couture mới nhất đến phong cách thảm đỏ hay street style thịnh hành đã khẳng định, giới mộ điệu đang “phát cuồng” thời trang vintage. 

Từ lần tái xuất ở các bộ sưu tập túi Horsebit của Gucci và Stam của Marc Jacobs đến cơn sốt #archivefashion trên TikTok đã chứng tỏ rằng các thế hệ mới đang ngày càng quan tâm đến thời trang second-hand, một giải pháp thay thế cho thời trang nhanh đã dung hòa cảm giác hồi hộp khi khám phá các mặt hàng quý hiếm với nhận thức về môi trường. Niềm đam mê mạnh mẽ này đã chuyển mình thành một thị trường thời trang đang bùng nổ.

Theo nghiên cứu của nền tảng bán lại Threadup, hoạt động bán lại đồ cũ sẽ tăng 127% vào năm 2026, dự báo cao gấp ba lần so với mua sắm thông thường. Và trong khi những ước tính này đang thu hút sự chú ý của các ông lớn của ngành thời trang xa xỉ – hiện đang tham gia vào nghiên cứu tái sử dụng, tái chế và lưu trữ, tính chất bền vững của thị trường đồ vintage cũng làm hài lòng các nhà bảo vệ môi trường.

Theo Impact Report, một nghiên cứu được công bố vào năm 2022 bởi nền tảng thời trang cũ Vestiaire Collective cùng với PwC, việc mua thời trang cũ có thể giảm 90% tác động của mỗi món đồ lên hành tinh xanh. Để có được dữ liệu này, Vestiaire Collective đã sử dụng một kỹ thuật tính toán ngoại tệ để có thể tính đến một số yếu tố môi trường, chẳng hạn như chi phí môi trường của mỗi lần mua hàng lên tới 0,39 €, tức là chỉ bằng một phần mười chi phí môi trường của một sản phẩm mua mới; hoặc lượng khí thải tạo ra khi mua hàng trên các trang điện tử giảm được 17kg carbon dioxide, tương đương với lượng khí thải do ô tô tạo ra trong hành trình 100km.

Mục đích của Impact Report là để chứng minh rằng mô hình hoạt động dựa vào cộng đồng của Vestiaire Collective là một phản ứng phù hợp với ảnh hưởng to lớn của thời trang nhanh đối với mức tiêu dùng của công chúng. Chính vì hướng đến cộng đồng, Vestiaire Collective đã thu thập ý kiến của 2.363 người tiêu dùng ở 57 quốc gia và từ những cuộc phỏng vấn này, 70% người dùng thừa nhận rằng việc mua đồ cũ thay cho việc mua hàng mới toanh – điều này đã tăng 17% so với các nghiên cứu trước đây về thị trường thứ cấp xa xỉ này. 

Một điểm nổi bật khác của báo cáo là cái gọi là Hiệu ứng cao cấp: với việc mua và bán hàng xa xỉ, người tiêu dùng được khuyến khích mua các sản phẩm có chất lượng cao hơn, bền lâu hơn và dễ bán lại hơn, điều này áp dụng nguyên tắc cốt lõi của thời trang bền vững là ít về lượng nhưng tốt về chất. Điều này cũng nhấn mạnh vai trò của các nền tảng bán lại trong việc tạo thói quen tốt cho người tiêu dùng, với 50% người bán trên Vestiaire Collective nói rằng họ sẽ không bán lại đồ cũ nếu không có nền tảng này.

Việc mở rộng thị trường đồ cũ kết hợp hai thế giới đối lập nhau trong lịch sử: nó không chỉ trị giá 120 tỷ USD cho các thương hiệu thời trang và nhà bán lẻ trên toàn thế giới, mà còn được kỳ vọng sẽ tiết kiệm cho hành tinh hơn 40 tỷ USD chi phí môi trường vào năm 2030, chứng tỏ các lựa chọn mua sắm có thể thực sự tạo ra ảnh hưởng đến tương lai của chúng ta trên Trái Đất.

Thực hiện: Bảo Long
Theo NSS Magazine