Triển lãm Christian Dior: 70 năm – 7 nhà sáng tạo

Ngày đăng: 24/07/17

Tháng 12 năm 1946, Christian Dior khi đó đã 41 tuổi, với sự giúp đỡ của một nhà kinh doanh người Pháp và Marcel Boussac, đã mở một ngôi nhà thời trang mang tên mình. Trong suốt 70 năm, kể khi Christian Dior qua đời vì bệnh tim vào năm 1957, nhà mốt vẫn được giữ lửa nhờ các tên tuổi trong làng thiết kế: Yves Saint Laurent, Marc Bohan, Gianfranco Ferré, John Galliano, Raf Simons, và đến bây giờ là Maria Grazia Chiuri.

Trong khuôn viên rộng lớn lên đến 3000 mét vuông của Museé Arts Décoratifs đã gợi nhớ lại hành trình dài của Dior trong suốt 70 năm. Hai nhà tổ chức, Florence Muller và Olivier Gabet đã thành công trong việc thu thập hơn 300 tác phẩm của nhà mốt của từng thời kì, bao gồm cả những món phụ kiện, đồ nội thất, tranh ảnh… và cả những bức phác thảo quý giá.

Triển lãm ‘Christian Dior, Couturier du Rêve’ diễn ra từ 5/7 đến 7/1/2018 tại The Museum of Decorative Arts (Les Arts Décoratifs) – Paris.

Hãy cùng điểm qua những điểm chính về 7 nhà sáng tạo của nhà mốt Dior.

Christian Dior

1946 – 1957

Dấu ấn lớn nhất của Monsieur Dior có thể nói đến Corolle vào năm 1947, còn được biết đến với thuật ngữ “New Look” mà biên tập viên Harper’s Bazaar – Carmel Snow đã sáng tạo nên. Corolle hoặc Corolla (có nghĩa là tràng hoa – theo tiếng Anh), ông đã kiến tạo nên hình dáng người phụ nữ với những bộ váy được làm theo hình dáng bông hoa. Trong suốt sự nghiệp của mình, Dior luôn bị ám ảnh bởi phom dáng trong tâm trí. Ông đã tạo nên những kiểu dáng mới chói lọi trong ngành công nghiệp thời trang tồn tại cho đến ngày nay.

Ông là người đã tạo nên những bộ trang phục H-line, A-line như chúng ta biết hiện giờ, sau đó đến dòng chữ Y, và cổ chữ V cho những bộ váy yếm. Dior được công nhận là nhà thiết kế đã tạo nên “chuẩn mực mới” cho những người phụ nữ hiện đại.

Yves Saint Laurent

1958 – 1960

Từ năm 17 tuổi, Saint Laurent đã được biết đến với vai trò trợ lý cho Dior. Ông cũng là người hỗ trợ làm nên váy kiểu dáng Y mà người mẫu Dovima đã mặc trong tấm ảnh chụp tại rạp xiếc Paris năm 1955. Khi Dior bất ngờ qua đời, triều đại đã thay đổi.

Buổi biểu diễn ấn tượng nhất của ông có thể kể đến bộ sưu tập Trapeze ra mắt vào tháng 01/1958. Saint Laurent tiếp nối tinh thần của Dior trong việc sáng tạo nên những phom dáng, như dòng chữ A mà Monsieur Dior từng kiến tạo.

Năm 1960, ông giới thiệu BST Beat, lấy cảm hứng từ một bộ phận tầng lớp thanh niên những năm 50-60 được gọi là “beatniks”. Mặc dù đối tượng mà ông hướng đến không phù hợp với giới truyền thông, các cộng sự cũng như đội ngũ khách hàng, tuy nhiên Saint Laurent đã có phần nào gieo hạt giống thành công vào người kế thừa ông Marc Bohan trong việc phản ánh văn hóa trẻ vào trong couture.

Marc Bohan

1960 – 1989

Marc Bohan có vẻ hơi xa lạ với những tên tuổi lớn thuộc Dior, nhưng ông lại là người phục vụ nhà mốt lâu đời nhất với vai trò giám đốc sáng tạo. Trong suốt 30 năm sự nghiệp, ông lấy cảm hứng nhiều từ thời trang Pháp 1920 và Sergei Diaghilev. Ông có những người mẫu xuất hiện dưới sàn diễn, với những chiếc khăn quấn đầu như Paul Poiret, gợi nhớ đến tên tuổi của huyền thoại trong giới thời trang một thời. Bộ sưu tập trình diễn vào mùa thu năm 1966 được xem là dấu ấn mạnh mẽ nhất của Bohan cho đến ngày nay.

Bohan đã miêu tả về chuyến đi Lodon đã đánh thức những trải nghiệm trong ông. Ông rất thích Saint Laurent, và phản ánh nhiều tinh thần của ông ấy trong bộ sưu tập của mình.

Gianfranco Ferré

1989 – 1997

vào năm 1988, khi kiến trúc sư người Ý trở thành người thiết kế nắm vai trong quan trọng nhất của ngôi nhà couture Pháp đã làm dấy lên một làn sóng dư luận, tên tuổi của ông đã bị phản đối. Giorgio Armani đã nói “người Pháp có thể tìm thấy ai đó tài năng trong số họ”. Nhưng rất nhanh sau đó, khi Gianfranco Ferré ra mắt BST đầu tiên cho Dior vào năm 1989, La Chambre Syndicale de la Couture Parisienne đã trao tặng ông danh hiệu Golden Thimble Award (Dé d’Or) như một sự chứng nhận tài năng.

Những mẫu thiết kế của Ferré được biết đến “dành cho những con người mạnh mẽ”. Ông đã bỏ đi ranh giới ngoại lai, yếu tố phương Đông để thêm vào đó dấu gạch ngang mạnh mẽ – trong BST cuối cùng dành cho Dior – Orient. Khả năng về mặt kiến trúc kết hợp với chất Ý đã giúp ông thành công trong việc tạo nên những bộ sưu tập đầy quyến rũ một cách trực quan.

John Galliano

1997 – 2011

Năm 1996, Anna Wintour đưa ra nhận định “Dior đang đi đến cái chết. Nó không còn là nhà mốt tiên phong của thời đại nữa”. Karl Lagerfeld cũng nói: “Cấu trúc vẫn được duy trì nhưng họ cần thay máu. Tôi nghĩ rằng họ cần anh ấy. Anh ta mang đến thứ gì đó mới và hoang dã”.

Những màn trình diễn của Galliano thực sự ngông cuồng, và những bộ sưu tập xoay quanh các nhân vật đến từ những chuyến du hành trong tâm trí. 02 chương trình đáng nhớ nhất có lẽ là Spring 1998 Couture và Fall 1999 Couture, hay còn gọi là Matrix. Với Spring 1998, Galliano đã trình diễn tại Opera Garnier Paris, các người mẫu sải bước xuống từng bậc thang trong những bộ trang phục lộng lẫy, lấy cảm hứng từ Ballet Russes và Marchesa Casati. Show diễn này đã trở thành dấu ấn sự nghiệp của ông.

Raf Simons

2012 – 2015

Những gì mà Raf Simons mang đến cho Dior tạo nên nhiều ý kiến trái chiều, điều quan trọng là làm sao để anh có thể làm mới “ngôn ngữ” và “mật mã” của Monsieur Dior. Trong bộ phim tài liệu ‘Dior and I’, nói về quá trình Simons ra mắt bộ sưu tập đầu tiên cho Dior Fall 2012 Couture, có thể thấy anh hoàn toàn chìm đắm trong kho lưu trữ của nhà mốt.

Những nghiên cứu của ông đã nhắc lại những sáng tạo như The Bar jacket, Corolle, kiểu dáng chữ A, viền cổ chữ Y, một chút gì đó của Marc Bohan.

Maria Grazia Chiuri

2017 – Hiện tại

Người phụ nữ đầu tiên của nhà mốt Dior,  Maria Grazia Chiuri còn đóng vai trò là một nhà phiên dịch, cô đã chuyển ngữ đoạn mã của Dior và diễn giải chúng thông qua những bộ trang phục dành cho nữ giới ngày nay. Maria Grazia Chiuri chia sẻ: “Khi bạn là phụ nữ làm trang phục cho nữ, thời trang không chỉ là việc bạn nhìn như thế nào. Nó là những gì bạn cảm nhận và suy tư”.

Bộ sưu tập của Maria Grazia Chiuri bắt đầu từ Dior Spring 2017 với những chiếc T-shirt, váy Ball-gown, và BST Spring 2017 Couture đã biến look Bar chuyển đổi thành chất liệu vải mỏng nhẹ.

Bậc thầy Dior từng tuyên bố: “Thế giới thật tuyệt vời vì đã có những người phụ nữ xinh đẹp với hình dáng và sở thích khác biệt. Những bộ sưu tập của tôi là dành cho mỗi người trong số họ”.

Thực hiện: Kiri

Theo Tsingapore