Trò chuyện cùng chị Ly Đỗ – CEO của BichThuy Saigon – Anam QT Spa Company/ Nguyên quản lý Marketing của M.A.C

Ngày đăng: 18/08/20

Không chỉ dừng lại ở makeup và skincare, ngành làm đẹp đã mở rộng ra rất nhiều và trở thành một thị trường vô cùng tiềm năng với khả năng mang lại doanh thu rất lớn cho các thương hiệu. Với xu hướng người tiêu dùng ngày càng chú trọng đến sức khỏe và lựa chọn các sản phẩm nguồn gốc từ thiên nhiên, nhiều thương hiệu hiệu mỹ phẩm “Made in Vietnam” được ra đời một cách bài bản với các sản phẩm được nghiên cứu kỹ lưỡng cả về khâu sản xuất lẫn quảng bá.

Chị Ly Đỗ với nhiều năm làm việc trong ngành làm đẹp với vị trí quản lý marketing của M.A.C thuộc tập đoàn Estee Lauder (sở hữu Clinique, M.A.C, Jo Malone, Tom Ford Beauty,…) đã chia sẻ góc nhìn của chị về xu hướng tiêu dùng làm đẹp hiện nay.

Ly Đỗ
Chị Ly Đỗ với nhiều năm làm việc trong ngành làm đẹp với vị trí quản lý marketing của tập đoàn Estee Lauder

Là một người đã có rất nhiều năm trong ngành công nghiệp mỹ phẩm và làm đẹp, chị đánh giá như thế nào về thị trường Việt Nam năm vừa qua?

Thị trường làm đẹp tại Việt Nam năm vừa qua khá thành công khi có nhiều nhãn hàng Quốc tế thay phiên nhau bước vào Việt Nam. Điều này thể hiện sức hấp dẫn của thị trường, đồng thời tạo cơ hội để người tiêu dùng nội địa trải nghiệm sản phẩm từ các thương hiệu thế giới.

Tuy nhiên, đứng trên góc độ của nhãn hàng thì đây là một năm đầy thử thách bởi tính cạnh tranh đã được nâng lên rất nhiều, không chỉ đối với nhãn hàng nội địa mà cả các thương hiệu quốc thế cũng có sự cạnh tranh lẫn nhau.

Thị trường Việt Nam đang được chia nhau bởi nhiều ông lớn như M.A.C, Bobbi Brown, Estee Lauder,… và ngày càng nhiều sự xuất hiện của các thương hiệu mỹ phẩm Hàn Quốc, Thái Lan,… vậy có cơ hội nào dành cho các thương hiệu mỹ phẩm Việt Nam?

Như vừa chia sẻ thì năm vừa qua là năm bùng nổ của tất cả các hãng mỹ phẩm. Sự thể hiện của các thương hiệu nội địa khiến cho các ông lớn quốc tế phải dè chừng . Ví dụ như thương hiệu nội địa tiên phong như OFÉLIA sở hữu những sản phẩm cực kỳ thu hút người tiêu dùng, Lemonade với các chiến dịch quảng bá đầy ấn tượng. Các thương hiệu Việt Nam hoàn toàn có cơ hội khi người tiêu dùng đã được trải nghiệm tốt với nhãn hàng nội địa. Khách hàng đã dùng thử và lựa chọn nhãn hàng chứ không chỉ đứng và nhìn.

Các thương hiệu Việt Nam hoàn toàn có cơ hội khi người tiêu dùng đã được trải nghiệm tốt với nhãn hàng nội địa. Khách hàng đã dùng thử và lựa chọn nhãn hàng chứ không chỉ đứng và nhìn.

Kết hợp cùng KOLs có phải là bước đi thích hợp trong việc quảng bá sản phẩm của các thương hiệu Việt hay không?

Đối với các thương hiệu quốc tế, họ đã bắt đầu sử dụng những chiến dịch “nội địa hóa”. Trước đây, họ thường làm những chiến dịch rất hoành tráng, mời những ngôi sao rất đẹp và nổi tiếng, nhưng giờ thì người tiêu dùng đã thông minh hơn rất là nhiều. Khách hàng sẽ tự tìm hiểu và lựa chọn sản phẩm cho mình, thay vì dựa vào sự tư vấn của nhân viên bán hàng.

Chính vì thế mà các KOL và influencer, với đời sống và tư duy thẩm mỹ gần gũi với khách hàng hơn sẽ dễ dàng tác động đến người tiêu dùng hơn. Ví dụ như bạn Changmakeup, vô cùng nổi tiếng trong giới makeup với các màn swatch son rất được hâm mộ hay Quách Ánh khi bạn ấy luôn thử nghiệm các kiểu make up mới và rất theo xu hướng. Còn về skincare có thể nhắc đến Emmi Hoàng, Chloe Nguyễn hay An Phương (Letplaymakeup),… Các bạn luôn là những cái tên nổi bật trong lĩnh vực này.

Là một quốc gia Á Đông và chịu ảnh hưởng khá nhiều bởi xu hướng làm đẹp của Hàn Quốc, người Việt thường lựa chọn những loại sản phẩm chăm sóc da và làm đẹp như thế nào?

Nhờ vào làn sóng phim truyền hình mà ngành làm đẹp Hàn Quốc đã tiếp cận nhiều với người Việt Nam. Điều này rất hợp lý, bởi người Hàn có một vóc dáng và khuôn mặt có nhiều nét tương đồng với người Việt Nam. Cũng như tôi vừa nói, người tiêu dùng ngày càng hướng đến những gì gần gũi, phù hợp với mình. Không phải người khác bảo nó tốt nó hiệu quả mà là phải phù hợp với nhu cầu và túi tiền của mình.

Xu hướng natural skincare đã và đang rất được ưa chuộng, chị đánh giá như thế nào về xu hướng này?

Ngày xưa, khi đứng ở vị trí người tiêu dùng, tôi cũng nghe nhiều người nói đến makeup Hàn Quốc. Nhưng khi tìm hiểu về các xu hướng quốc tế, tôi nhận thấy các xu hướng makeup là của thế giới, ở mỗi nơi họ sẽ vận dụng các xu hướng phù hợp với đặc điểm và con người của đất nước đó. Hàn Quốc là một trong những nơi ứng dụng rất tốt các xu hướng và họ đã tôn vinh được làn da và vẻ đẹp của con người Hàn Quốc.

Hiện nay, khách hàng đang có xu hướng quay trở lại với thiên nhiên, natural makeup hay makeup no makeup. Thật sự, người Việt Nam từ xưa đến nay đa phần khá ngại make up. Có thể người Việt ngại vì sợ nó hư da, dày quá thì không là mình nữa. Những xu hướng tự nhiên giúp tư duy của mọi người thay đổi và họ muốn makeup nhiều hơn để trở nên đẹp hơn. Đẹp là chính mình chứ không phải “đẹp như một người khác”.

Việc mua hàng trực tuyến đang tác động như thế nào đến thói quen mua sắm của người Việt Nam?

Tác động phải nói là rất lớn. Bởi nay đã là thời đại 4.0, người tiêu dùng cũng được gọi là “smart consumer”. Khách hàng thường xuyên tự lên mạng tìm hiểu về các sản phẩm của mình, mạng xã hội và các Influencer cũng phát triển rất mạnh mẽ ở Việt Nam. Nó như một hiệu ứng dây chuyền, bởi khi người ta đã có thể xem, tìm hiểu thông tin trên mạng, nguồn sản phẩm đã sẵn sàng thì tại sao lại không mua.

Khách hàng thường xuyên tự lên mạng tìm hiểu về các sản phẩm của mình, mạng xã hội và các Influencer cũng phát triển rất mạnh mẽ ở Việt Nam. Nó như một hiệu ứng dây chuyền, bởi khi người ta đã có thể xem, tìm hiểu thông tin trên mạng, nguồn sản phẩm đã sẵn sàng thì tại sao lại không mua.

mỹ phẩm sạch

Dưới góc nhìn của một chuyên gia, chị nhận thấy các thương hiệu mỹ phẩm còn những hạn chế gì trong việc quảng bá và tiêu thụ sản phẩm tại Việt Nam?

Một trong những hạn chế chính là việc nguồn thông tin ở Việt Nam khá lộn xộn và không được kiểm chứng. Trong khi Việt Nam là một nước đang phát triển mọi mặt cả về kinh tế, dân trí, vì thế mà mặt bằng dân trí chưa hẳn đã đồng đều. Những gì mới nhất đều được cập nhật bởi mọi tầng lớp người dân. Thế nên là mỗi người ở mỗi tầng lớp sẽ tiếp nhận thông tin một cách khác nhau và khi những thông tin không được kiểm chứng sẽ tạo ra những hiểu lầm.

Vì thế mà hạn chế đối với một số nhãn hàng là họ chưa thể đưa được thông tin đúng đến end-user (khách hàng thực sự) một cách đầy đủ nhất. Vì thế, người tiêu dùng vẫn mắc phải việc mua hàng giả do thông tin không chính xác. Đây được xem là lỗi trong quảng bá sản phẩm.

Theo chị, giải pháp cho vấn đề này là gì?

Nhiều thương hiệu nội địa đã làm khá tốt vấn đề này. Chắc hẳn ai cũng biết đến thương hiệu M.O.I của Hồ Ngọc Hà, mọi người ai cũng gọi đó là nhãn hàng quốc dân. Bởi thương hiệu đã đi đến nhiều tỉnh thành và giới thiệu sản phẩm của mình một cách trực tiếp đến người tiêu dùng. Trong khi các nhãn hàng lớn, quốc tế lại không làm được chuyện đó. Các nhãn hàng cần xem lại những chiến dịch truyền thông của mình, nội địa hóa chiến dịch để giúp nó đi vào lòng nhóm khách hàng mà mình hướng đến.

mỹ phẩm sạch

Thị trường Việt sắp tới sẽ có những chuyển biến như thế nào? Chị trông đợi gì vào thị trường sắp tới?

Các thương hiệu sinh sau, cả nội địa hay quốc tế, đều đã ra mắt rất bài bản, thực hiện các chiến dịch truyền thông và kinh doanh rất tốt. Trong tương lai, ở bất kỳ lĩnh vực, ngành công nghiệp nào đều muốn hướng đến sự phát triển, làm đẹp trên thế giới cũng vậy, chứ không riêng gì Việt Nam.

Mọi người đang cảm nhận được tác động của ô nhiễm môi trường, đời sống hiện đại, khiến môi trường không sạch sẽ, bệnh tật làm cuộc sống bị đảo lộn. Con người dần tìm kiếm những thực phẩm, sản phẩm sạch, mỹ phẩm làm đẹp xuất phát từ thiên nhiên. Đây là xu hướng phát triển vô cùng thịnh ở Việt Nam, thậm chí còn phát triển hơn các nước khác trên thế giới. Bởi Việt Nam là một nước có tiềm năng về tự nhiên, từ thời ông bà đã có những phương pháp làm đẹp và chăm sóc sức khỏe từ các nguyên liệu thiên nhiên. Vì thế mà phương pháp làm đẹp tự nhiên, tôn vinh được cái tôi cá nhân sẽ được chọn lựa trong lĩnh vực makeup, skincare rất nhiều trong thời gian tới.

Cảm ơn chị đã dành thời gian trò chuyện cùng Style-Republik!

Thực hiện: Hiếu Lê
Hình ảnh: Nhân vật cung cấp

——————–

Bạn có thể gặp gỡ và trò chuyện cùng CEO Ly Đỗ trong chuyên mục [SR Fashion Business Talk Ep.11] The Business of Beauty: Cơ hội & thách thức trong kinh doanh mỹ phẩm và làm đẹp.

Đây là cơ hội để bạn cùng Style-republik tìm hiểu tổng quát về thị trường kinh doanh mỹ phẩm tại Việt Nam cũng như theo dõi những thay đổi trong xu hướng tiêu dùng mỹ phẩm của người Việt trong nửa năm đầu 2020, để từ đó có thể xây dựng tầm nhìn khi kinh doanh mỹ phẩm tại Việt Nam.

Chương trình còn có sự tham gia của:

  • Changmakeup CEO – Founder của OFÉLIA Việt Nam / Beauty Blogger
  • Emmi Hoàng CEO – Founder của Happy Skin Medical Clinic & Spa/ Beauty Vlogger

Chương trình sẽ được dẫn dắt bởi host Trần Hà Mi, Fashion Marketing Strategist đồng thời là đồng sáng lập của Style-Republik.com và SR Fashion Business School.

Đây sẽ là talkshow đầu tiên ở Việt Nam khai thác về ngành công nghiệp làm đẹp và mỹ phẩm, phân tích xu hướng làm đẹp của thế giới và Việt Nam, bài học kinh doanh và chiến lược thương hiệu của những thương hiệu lớn và chia sẻ kinh nghiệm thực tế về câu chuyện xây dựng một thương hiệu làm đẹp – mỹ phẩm của những influencer brand đang nổi tiếng ở Việt Nam hiện nay, giúp các bạn trẻ có cái nhìn đúng đắn và thiết thực về ngành công nghiệp này trước khi bắt đầu một startup cho riêng mình.

Thời gian: 10:00AM thứ Bảy 22/08/2020. Vui lòng đăng ký tại đây: https://bit.ly/SRTALKEP11

Cảm ơn Mai House Saigon đã cùng đồng hành và hỗ trợ Style-Republik thực hiện sự kiện [SR Fashion Business Talk Ep.11] The Business of Beauty: Cơ hội & thách thức trong kinh doanh mỹ phẩm và làm đẹp.