“True price” là gì? Liệu xu hướng này có giúp thời trang trở nên bền vững hơn?

Ngày đăng: 13/04/24

Trong một thế giới mà ý thức về môi trường và xã hội không ngừng phát triển, một xu hướng mới đang nổi lên trong lĩnh vực tiêu dùng. Chúng có tên là “định giá thực” (true price) và xu hướng này được tạo ra nhằm mục đích tiết lộ các chi phí xã hội và môi trường ẩn sau những lần giao dịch mua sắm hàng ngày của chúng ta, từ đó mang đến cho người tiêu dùng một cái nhìn mới về tác động thực sự khi lựa chọn tiêu dùng. 

Ý tưởng này gợi ý chúng ta nên tích hợp chi phí xã hội và môi trường vào giá bán sản phẩm. Do đó, giá của một mặt hàng không chỉ bao gồm chi phí sản xuất và phân phối mà còn bao gồm cả tác động của nó đối với xã hội và trái đất. Do đó, khi chiến lược ‘true price’ được áp dụng, chúng có thể mang đến các lợi ích kinh tế và xã hội. 

Khi giá của một mặt hàng không chỉ bao gồm chi phí sản xuất và phân phối mà còn bao gồm cả tác động của nó đối với xã hội và trái đất, chúng có thể mang đến các lợi ích kinh tế và xã hội. 

Hiện nay, nhiều chi phí liên quan đến sản xuất và phân phối sản phẩm không được tính vào giá bán. Điều này gây ra nhiều hậu quả tai hại cho nền kinh tế. Khi xu hướng ‘true price’ trở nên phổ biến, các công ty và tổ chức đang dần ‘đua nhau’ tích hợp nó vào hoạt động kinh doanh. Các tổ chức phi chính phủ và chính phủ cũng đang tham gia vào ‘cuộc đua’ này với hy vọng có thể thúc đẩy sự minh bạch về chi phí và khuyến khích người tiêu dùng đưa ra các lựa chọn tiêu dùng bền vững hơn.

Trước tiên, chúng ta cần phải hiểu được chi phí tiềm ẩn là gì. Chi phí tiềm ẩn là những chi phí không được tính trực tiếp trong giá bán của một sản phẩm hoặc dịch vụ, nhưng lại phải chịu ảnh hưởng bởi xã hội hoặc môi trường. Ví dụ như việc sản xuất một sản phẩm có thể gây ra ô nhiễm môi trường, làm suy giảm sức khỏe của người lao động, hoặc phá hủy các tài nguyên tự nhiên nhưng lại không được tính vào giá sản phẩm. Vì thế nên việc đưa những nhận thức về chi phí tiềm ẩn sẽ giúp người tiêu dùng đánh giá đúng hơn về tác động xã hội và môi trường khi mua sắm.

Following the tracks of a Zara hoody
Cách tính giá của một chiếc áo đến từ Zara

Trong thế giới thời trang, những nhãn hiệu hào nhoáng thường che giấu những chi phí tiềm ẩn khi tiến hành sản xuất hàng may mặc. Một nghiên cứu gần đây được thực hiện bởi Impact Institute và ngân hàng ABN Amro của Hà Lan đã tiết lộ rằng giá hiển thị của một chiếc quần jean, có giá trung bình là 33 euro, đơn giản chỉ chiếm một phần nhỏ so với chi phí thực tế. Và 33 euro ấy đã bao gồm chi phí nước được sử dụng, ô nhiễm do sản xuất và tiền lương cho người lao động ở các nước đang phát triển. 

Đối mặt với thực tế này, các thương hiệu như Patagonia đã áp dụng phương pháp này bằng cách tính toán tỉ mỉ chi phí thực sự của quần áo, từ sợi, vải đến sản xuất và tích hợp mọi khía cạnh của chuỗi cung ứng vào tính toán của họ. Sự minh bạch ngày càng tăng này cho phép các thương hiệu này nâng cao nhận thức của người tiêu dùng về những thách thức và thành công trong cam kết của họ đối với sự bền vững và công bằng. 

Trong khi đó, nghiên cứu True Price đã tiết lộ rằng 95% người tiêu dùng sẽ sẵn sàng trả đúng giá thực nếu nó chúng là giá mặc định – hay còn được hiểu là giá cơ bản mà người tiêu dùng phải trả và chúng đã bao gồm cả các chi phí xã hội và môi trường. Xu hướng này nhấn mạnh sự thay đổi cơ bản trong tư duy của người tiêu dùng, vốn dường như ngày càng sẵn sàng đầu tư vào các sản phẩm có đạo đức và bền vững hơn.

AH: 15% van consumenten betaalt true price voor koffie - Food & Agribusiness
Cửa hàng đưa ra một lựa chọn bổ sung – true price

Chúng ta có thể chứng kiến sự phát triển của xu hướng này ngay tại các siêu thị ở châu Âu. Một số cửa hàng nhất định của Albert Heijn ở Hà Lan đã cho phép khách hàng đưa ra một lựa chọn theo ý họ. Họ có thể trả theo giá tiêu chuẩn hoặc chọn “giá thật” cao hơn một chút. Bên siêu thị đã dán các poster và mã QR trong cửa hàng và người tiêu dùng sẽ dùng điện thoại để quét rồi tìm hiểu thêm về ý nghĩa của những lựa chọn ấy.

Xu hướng này mang đến nhiều lợi ích cho người tiêu dùng. Họ có thể hiểu rõ hơn về giá thành thực sự của sản phẩm, có cơ hội tham gia hỗ trợ các hoạt động bền vững và cảm giác hài lòng khi đóng góp cho các hoạt động từ thiện hoặc môi trường. Theo một nghiên cứu do công ty nghiên cứu Nielsen thực hiện, 73% người tiêu dùng sẵn sàng trả nhiều tiền hơn cho các sản phẩm từ các thương hiệu cam kết thực hành bền vững. 

Theo một nghiên cứu do công ty nghiên cứu Nielsen thực hiện, 73% người tiêu dùng sẵn sàng trả nhiều tiền hơn cho các sản phẩm từ các thương hiệu cam kết thực hành bền vững. 

Tuy nhiên, đối với các nhà bán lẻ và thương hiệu, ‘true price’ lại là một thách thức đáng kể, đặc biệt là về mặt truyền thông, quản lý giá và các yêu cầu minh bạch mới trong chuỗi cung ứng. Theo Mike Barry, cựu Giám đốc Kinh doanh Bền vững tại Marks & Spencer: “Các nhà bán lẻ có thể đang lo ngại phản ứng tiêu cực của công chúng đối với việc tăng giá, đặc biệt là trong thời kỳ khủng hoảng kinh tế. Tuy nhiên, ‘định giá thực’ có thể trở thành một công cụ quản lý chiến lược, cho phép các công ty hiểu rõ hơn về chi phí thực sự của họ và thực hiện các hoạt động bền vững hơn về lâu dài”.

Nguồn: Capgemini, 2022

Rõ ràng, ta có thể thấy cách tiếp cận này có tiềm năng biến đổi hành vi và mô hình tiêu dùng cơ bản của chúng ta đồng thời góp phần mang lại một tương lai công bằng hơn cho tất cả mọi người.

Thực hiện: Mỹ Tâm