Từ H&M đến Dolce & Gabbana: Những scandal phân biệt chủng tộc đình đám của năm 2018
Ngày đăng: 26/12/18
Bên cạnh những xu hướng thời trang nổi bật của năm 2018, tiêu biểu như sự trở lại của những thiết kế hở vai những năm 1980, âm hưởng grunge những năm 1990 và ảnh hưởng của công nương Meghan Markle, phải nhắc đến những scandal về văn hóa bùng nổ. Mặc dù những chỉ trích phân biệt chủng tộc, phản đối về tôn giáo vẫn diễn ra vào mỗi mùa thời trang, từ năm này qua năm khác, thì trong năm 2018 mọi việc có vẻ phức tạp và nhạy cảm hơn nhiều với ngành công nghiệp thời trang.
Đầu năm 2018, H&M vướng phải rắc rối với hình ảnh quảng cáo một chú bé da đen trong chiếc áo có mũ trùm với dòng chữ “Coolest Monkey in the Jungle” (Tạm dịch: Chú khỉ ngầu nhất trong khu rừng). Ca sĩ The Weeknd đã phản đối thương hiệu và công bố cạch mặt trên Twitter. Nhiều cuộc biểu tình đã diễn ra ở Nam Phi, khiến cho vài cửa hàng H&M phải đóng cửa. H&M đã phải dẹp bỏ quảng cáo và công khai xin lỗi.
Kế tiếp, Prada đã quyết định đưa vào bộ sưu tập Pradamalia những nhân vật hoạt hình có hình dạng tương đối kì lạ, trong đó có một nhân vật cũng không giống gì mấy với Little Black Sambo (nhân vật trong bộ truyện tranh nổi tiếng dành cho thiếu nhi), nhưng tạo hình ở đây là nước da ngăm đen và đôi môi đỏ tươi. Nhân vật này xuất hiện trên các cửa sổ ở Soho.
Luật sư Chinyere Ezie, người làm việc tại Cơ sở về Quyền lập hiến đã chú ý khi đi ngang qua cửa hàng. Bà đã chụp lại bức ảnh và đưa ra phản đối thương hiệu trên Twitter và Facebook. Bài viết của bà nhanh chóng được lan truyền. Trong một ngày cửa hàng tạm thời đóng cửa, sản phẩm nhanh chóng bị chuyển đi và Prada công khai xin lỗi. Mặc dù sau đó thương hiệu đưa ra lời hứa sẽ quyên góp cho một tổ chức đấu tranh chống phân biệt chủng tộc tại New York, tuy nhiên lẽ ra Prada không nên phạm phải sai lầm này.
Với sự giao thoa văn hóa ngày càng mạnh mẽ thì thời trang lại vấp phải nhiều lời chỉ trích hơn về phân biệt chủng tộc, và đôi khi những lời chỉ trích cũng có phần nào mơ hồ. Như năm 2015, Valentino bị chỉ trích khi để những người mẫu da trắng trình diễn với kiểu tóc tết đặc trưng của người Châu Phi (?). Năm 2016, đến Marc Jacobs và kiểu tóc tết thô trên sàn diễn. Hay Chanel với cái boomerang năm 2017. Lời xin lỗi được đưa ra phổ biến đến mức sánh ngang với chất liệu cashmere và denim được sử dụng trong ngành dệt may ngày nay.
Nhưng năm 2018, các scandal trở nên nghiêm trọng hơn, nhất là về văn hóa. Về vụ việc của H&M và Prada, là ví dụ điển hình cho ẩn ý đằng sau những lựa chọn về mặt thiết kế của thương hiệu. Scandal cuối năm nghiêm trọng hơn, như chiếc váy caro của Zara, với thiết kế trông giống như “lungi”, một loại sarong, đã khiến cho người ta lên tiếng phản đối việc hô biến một di sản thành một “sản phẩm mới” mù quáng.
Cũng như những chiếc khăn turbans xuất hiện trên sàn diễn Thu 2018 của Gucci, rất giống những chiếc khăn trùm đầu của người Sikh. Theo cái nhìn của nhiều người, chiếc khăn đại diện cho tín ngưỡng của một dân tộc đã bị bêu rếu khi xuất hiện trên sàn diễn.
Như trong chiến dịch quảng bá BST Cruise của Dior, đại diện của thương hiệu Jennifer Lawrence diện các thiết kế trong BST lấy cảm hứng từ bộ váy truyền thống của những nàng cao bồi người Mexico. Dior đã bị phê phán khi không sử dụng người mẫu hoặc diễn viên người Mexico, mà lại dùng một người California đại diện cho Mexico.
Tháng 11, Dolce & Gabbana với chiến dịch quảng cáo bị tẩy chay dữ dội dẫn đến cả show diễn phải hủy bỏ tại Trung Quốc. Sự việc leo thang khi một trong hai nhà sáng lập của thương hiệu Stefano Gabbana, đã có những lời phân biệt chủng tộc trên Instagram (sau đó anh giải thích là do tài khoản bị hack). Nhiều người Trung Quốc đã tẩy chay Dolce & Gabbana bằng cách đốt sản phẩm thương hiệu.
Những sai lầm của thương hiệu, được cho rằng là hệ quả của việc: thương hiệu có trụ sở ở quốc gia này, được điều hành bởi một người thấu hiểu lịch sử của một quốc gia khác và nhìn khách hàng ở một thị trường khác nữa qua lăn kính của chính họ, mà họ cũng là người ngoại quốc. Một số khác lại cho rằng do quyền lực của internet ngày càng tăng, điều này cho phép tiếng nói của một cá nhân được nghe thấy nhiều hơn trước đây (và đôi lúc, trở nên quá xa). Cả hai ý kiến có thể đều đúng, có một sự thật đang được khẳng định, nó đang ảnh hưởng đến tính độc nhất của thời trang.
Và một sự thật rằng các thiết kế luôn vay mượn các biểu tượng của các nền văn hóa, đưa chúng ra khỏi bối cảnh, nhận định chúng phần lớn như một biểu tượng trang trí hoặc đưa chúng vào những câu chuyện kể mà thương hiệu tạo dựng, có khi tương phản với bản gốc.
Ví dụ, vòng xoáy thời trang ngày càng quay nhanh, điều này khiến cho khâu kiểm tra an toàn ngày càng rút ngắn, và càng ít thời gian để phân tích những rắc rối có thể xảy đến của các sản phẩm phân bố trên toàn cầu. Và một sự thật rằng các thiết kế luôn vay mượn các biểu tượng của các nền văn hóa, đưa chúng ra khỏi bối cảnh, nhận định chúng phần lớn như một biểu tượng trang trí hoặc đưa chúng vào những câu chuyện kể mà thương hiệu tạo dựng, có khi tương phản với bản gốc.
Giảng viên thời trang Serge Carreira, làm việc tại Viện Sciences Po ở Paris cho biết: “Trong khi mà các nhà thiết kế thích chơi đùa với những lời sáo rỗng trong quá khứ, coi định kiến văn hóa là những bức biếm họa. Điều này cần được xem xét, thời nay, đấy là dấu hiệu của việc khinh thường. Nhiều thế kỉ qua, thông điệp của các thương hiệu và các nhà thiết kế đã luôn đơn độc và không hề bị thách thức”.
Khi càng nhiều các công ty cho phép lợi nhuận dẫn dắt hướng kinh doanh, họ càng không nhìn sâu vào sự hiểu biết nền tảng lịch sử và văn hóa của những thiết kế của họ, và chọn hình thức quảng bá có chọn lọc: xem xét những gì có thể gây phản cảm, không thích hợp hay đơn giản là không được phép – Burak Cakmak
Tuy nhiên, việc vay mượn thường diễn ra một cách thiếu suy nghĩ, như một quyền được sáng tạo. Nếu nó nuôi dưỡng trí tưởng tượng, thì đó chỉ là cách mà các nhà thiết kế đang biện minh! Kiểu như: điều này không hề có gì xấu. Tuy nhiên, đây không giúp giải quyết hậu quả đã xảy ra.
Trưởng khoa thời trang của trường Parsons School of Design, Burak Cakmak cho biết: “Khi càng nhiều các công ty cho phép lợi nhuận dẫn dắt hướng kinh doanh, họ càng không nhìn sâu vào sự hiểu biết nền tảng lịch sử và văn hóa của những thiết kế của họ, và chọn hình thức quảng bá có chọn lọc: xem xét những gì có thể gây phản cảm, không thích hợp hay đơn giản là không được phép”.
Khi mà các thương hiệu thời trang thường có xu hướng đưa ra những thông điệp từ những tòa văn phòng khép kín, thì giờ đây mọi thứ cần thay đổi. Có lẽ sự thay đổi nên bắt đầu từ cơ cấu kinh doanh của các công ty, các tiếng nói từ những người thuộc các sắc tộc và nền văn hóa khác nhau cần được lắng nghe, để tránh những đụng chạm dữ dội về mặt văn hóa như đã diễn ra.
Lược dịch: Koi
Theo NYTimes