Uniqlo rút hết quảng cáo sau những cáo buộc của Hàn Quốc trong thời điểm căng thẳng leo thang
Ngày đăng: 20/11/19
Gã khổng lồ làng thời trang Nhật Bản – Uniqlo vừa giới thiệu một đoạn quảng cáo đã bị xem là chế giễu phụ nữ Hàn Quốc. Đoạn video thuật lại cuộc trò chuyện giữa một fashionista 98 tuổi và một NTK thời trang 13 tuổi.
Thương hiệu một lần nữa bị lôi vào cuộc tranh cãi tại Hàn Quốc bởi một đoạn quảng cáo mà người Hàn cho rằng nó là cách nhãn hàng xứ mặt trời mọc đưa ra những tuyên bố chính trị về lao động cưỡng bức, lạm dụng tình dục vào thời Nhật Bản cai trị vùng bán đảo Triều Tiên.
Uniqlo đã trở thành nạn nhân trong chiến dịch tẩy chay hàng hóa Nhật Bản, giờ đây một lần nữa bị ảnh hưởng bởi chính đoạn phim dùng để quảng bá cho mẫu áo khoác lông cừu 25 năm của thương hiệu.
Trong đoạn quảng cáo, Iris Apfel, fashionista 98 tuổi và NTK 13 tuổi đang trò chuyện với nhau, cô gái đã khen ngợi trang phục mà Apfel mặc: “Wow bộ đồ mà bà đang diện rất ấn tượng. Bà đã mặc gì khi bằng tuổi con?”
Apfel đã trả lời rằng: “Ồ, bà cũng không nhớ nữa, đó là khoảng thời gian rất lâu rồi.” Thế nhưng đoạn dịch sang tiếng Hàn là “Làm sao bà có thể nhớ được chuyện của 80 năm về trước?”.
Nhiều người Hàn Quốc nghi ngờ rằng bản dịch này là lời ám chỉ việc từ chối nỗ lực yêu cầu phía Nhật Bản phải xin lỗi Hàn Quốc vì những việc như lạm dụng tình dục và cưỡng bức lao động mà Nhật Bản đã thực hiện 80 năm trước. Khoảng 250 000 người Hàn được ước tính đã bị cưỡng bức lao động, xâm phạm tình dục trong thời Nhật cai trị tàn bạo bán đảo Triều Tiên.
Yuji Hosaka, chuyên gia về quan hệ Seoul-Tokyo và cũng là giáo sự tại Đại học Sejong tin rằng đoạn quảng cáo này nhắm đến mục đích chính trị. “Công ty nói rằng họ không có ý định đụng chạm đến vấn đề ấy, nhưng đoạn phim thể hiện rất rõ hàm ý như vậy.”
“Cụm từ “80 năm trước” không được xuất hiện trong dòng hội thoại tiếng Anh, nhưng lại xuất hiện ở đoạn phiên dịch tiếng Hàn. Đó là năm 1939, khi mà việc cưỡng bức lao động và lạm dụng tình dục hoạt động rất mạnh mẽ.”
Ông cũng nhấn mạnh rằng đoạn quảng cáo đang chế giễu các nạn nhân, cho rằng họ không thể nhớ nổi những gì đã xảy ra cách đây 80 năm. “Uniqlo bắt buộc phải dừng đoạn quảng cáo này, hoặc chí ít là xóa phụ đề “80 năm” trong bản dịch tiếng Hàn.” Giữa những tranh cãi đang nổ ra, đại diện của Uniqlo tại Hàn Quốc đổ lỗi cho việc hiểu nhầm ý nghĩa của người dân Hàn về đoạn quảng cáo.
“Chúng tôi có thể hiểu được lý do nó gây tranh cãi, nhưng có thể đây chỉ là sự hiểu nhầm.” Đại diện Uniqlo Hàn Quốc giải thích. “Chúng tôi cho rằng người dân Hàn đã suy nghĩ quá nhiều theo hướng tiêu cực.”
Sự phản hồi này của Uniqlo Hàn Quốc như thêm dầu vào lửa, khiến phong trào tẩy chay hàng Nhật càng dữ dội thêm, vốn đã bị châm ngòi sau khi chính phủ Nhật Bản quyết định cắt giảm xuất khẩu nguyên liệu linh kiện bán dẫn sang Hàn Quốc vào Tháng 7 vừa qua. Uniqlo đã giảm 70,1% doanh thu của Tháng 7 so với Tháng 6 vừa qua tại Hàn Quốc.
Công ty đã tung các đoạn thông cáo khác dành cho đoạn quảng cáo đã được chia sẻ ở 24 quốc gia khác để giữ chân khách hàng ở những nơi đang tiêu thụ sản phẩm của Uniqlo.
“Đoạn quảng cáo không phải được dành riêng cho một quốc gia nào. Đó là một chiến dịch toàn cầu.” Đại diện Uniqlo Hàn Quốc khẳng định. “Người mẫu tham gia chiến dịch là những NTK thật sự, Iris Apfel 98 tuổi và Kheris Rogers 13 tuổi. Đoạn phụ đề chỉ dùng để làm nổi bật khoảng cách tuổi tác mà thôi. Nó không nhắm đến bất kỳ mục đích quốc gia hay chính trị nào.”
Với sự phẫn nộ từ dư luận, phía Uniqlo buộc lòng phải gỡ bỏ tất cả các quảng cáo này tại Hàn Quốc.
Biên dịch: Hiếu Lê
Theo South China Morning Post