Vấn nạn rác thải nhựa trong ngành thời trang: Lỗi của bao bì?

Ngày đăng: 20/01/24

Theo Bloomberg News đưa tin vào tháng trước, Inditex SA, tập đoàn đến từ Tây Ban Nha sở hữu Zara, đang rơi vào bế tắc trong cuộc chiến này với một trong những nhà phân phối lớn nhất của họ, gã khổng lồ thời trang trực tuyến Zalando SE của Đức.

Trước khi ngành bán lẻ trực tuyến trở thành ‘cơn sốt toàn cầu’, có thể bạn đã nghĩ rằng tất cả quần áo đều được vận chuyển trong những chiếc bao tải cỡ lớn và chúng là thứ gây ra vấn đề rác thải nhựa. Và mặc dù thứ được làm bằng nhựa mà chúng ta có thể dễ dàng bắt gặp nhất trong nhiều cửa hàng thời trang là thiết bị điện tử ở quầy thanh toán.

The Fashion Industry Waste Is Drastically Contributing To Climate Change
Tại các bãi xử lí rác thải, chúng ta có thể dễ dàng bắt gặp một núi quần áo bị vứt bỏ

Nhưng sự thật lại không phải như thế, núi rác thải nhựa mà ngành công nghiệp thời trang tạo ra  lại chính là các sản phẩm dệt may nhân tạo. Sản lượng bông và len toàn cầu hầu như không tăng kể từ đầu những năm 1990 mà các loại sợi được sản xuất và tổng hợp như viscose, nylon và polyester đã tăng gần gấp ba lần.

Sự khác biệt đó nằm đằng sau cuộc chiến mùa bán hàng giữa hai trong số những gã khổng lồ lớn nhất trong ngành. Theo Bloomberg News đưa tin vào tháng trước, Inditex SA, tập đoàn đến từ Tây Ban Nha sở hữu Zara, đang rơi vào bế tắc trong cuộc chiến này với một trong những nhà phân phối lớn nhất của họ, gã khổng lồ thời trang trực tuyến Zalando SE của Đức.

Inditex đang cố gắng cắt giảm một nửa lượng khí thải vào năm 2030 và muốn loại bỏ nhựa sử dụng một lần trong năm nay – nhưng Zalando không đồng ý với điều đó. Họ vẫn thích sử dụng những bao tải tổng hợp bởi vì chúng có thể ngăn chặn những rủi ro như sản phẩm bị hư hỏng khi vận chuyển từ nhà máy đến tay người tiêu dùng. 

Mặc dù Inditex đáng được khen ngợi vì những nỗ lực cải thiện lượng khí thải carbon của mình – nhưng Zalando cũng không sai khi không tham gia vào chiến dịch ‘không biết có thực hiện được không’ này của tập đoàn Inditex. Theo báo cáo phát triển bền vững năm 2014, bao bì sản phẩm của Hennes & Mauritz AB chỉ chiếm khoảng 5% lượng khí thải carbon của đối thủ cạnh tranh –  Inditex. Ngoài ra, theo báo cáo năm 2020, hơn 70% tổng lượng khí thải carbon của H&M đến từ việc tự sản xuất quần áo mà chỉ khoảng 8% đến từ mặt hàng không phải hàng may mặc bao gồm cả bao bì.

Inside Retail's Plastic Problem — and Efforts to Fix It
Những chiếc túi shopping bag của nhiều nhà bán lẻ

Túi nhựa được dùng rất phổ biến vì chúng có thể ngăn chặn hơi ẩm hoặc bụi bẩn làm hỏng quần áo trên đường đến tay người tiêu dùng. Patagonia, một nhà bán lẻ quan tâm đến vấn đề môi trường khác, đã quyết định tiếp tục sử dụng túi poly vào năm 2014 sau khi một nghiên cứu nội bộ cho thấy 30% mặt hàng không được đóng gói đã bị hư hỏng đến mức không thể bán được. Bản thân Inditex cũng không có kế hoạch loại bỏ nhựa – thay vào đó, công ty hứa hẹn sẽ tái sử dụng và tái chế tất cả các túi của mình.

Nguyên nhân lớn nhất khiến lượng khí thải carbon ngày càng tăng trong thời trang là việc chúng ta mua nhiều quần áo thường xuyên hơn. Cho đến khi hai gã khổng lồ trực tuyến Shein và Temu ra mắt gần đây, không có công ty nào có thể thực hiện mục tiêu bảo vệ môi trường hơn chính Inditex.

GHANA: Shein pledges $15m for the development of sustainable fashion by 2025 | Afrik 21
Những sản phẩm cũ hoặc bị hư hại của nhiều thương hiệu thời trang nhanh có thể đã bị vứt hoặc bán lại cho các nước đang phát triển

Khám phá thêm: H&M từng đứng trước cáo buộc thu gom đồ cũ rồi vứt bỏ ở Nam bán cầu

Triết lý hoạt động của thời trang nhanh tập trung vào việc bắt kịp các xu hướng trên sàn catwalk trong vòng vài tuần, sử dụng mô hình thay đổi sản phẩm một cách nhanh chóng và chất liệu rẻ tiền, dễ vứt đi hơn là tái sử dụng. Zara cung cấp hàng chục bộ sưu tập mới mỗi năm, so với mức trung bình là hai bộ sưu tập một năm như của các công ty may mặc châu Âu vào năm 2000. Sản lượng sợi dệt bình quân đầu người tăng 82% từ năm 1995 đến năm 2018 khi thời trang nhanh nổi lên, khiến người tiêu dùng coi quần áo là đồ dùng một lần .

Mùa bán hàng sau Giáng sinh từ lâu đã trở thành biểu tượng cho cuộc đấu tranh của ngành thời trang bền vững. Trong khoảng thời gian cuối năm này, thời trang nhanh luôn khuyến khích người tiêu dùng lấp đầy tủ quần áo của họ với những đợt giảm giá liên tục. Các nhà bán lẻ đã lấp đầy cửa hàng của họ với lượng hàng tồn kho dư thừa cần được thanh lý từ đầu năm cho gần đợt giảm giá ấy nhất.

Trên toàn ngành, chỉ có khoảng 40% quần áo được bán lẻ với giá gốc, một nửa số còn lại được giảm giá và phần còn lại không bao giờ được bán. Nếu có thể giảm sự lãng phí đó sẽ giúp cắt giảm lượng khí thải carbon nhiều hơn là đấu tranh không sử dụng túi nhựa với các nhà phân phối. 

Fast Fashion is Absolutely Destroying the Planet
Các cửa hàng thời trang nhanh thường xuyên đồng loạt giảm giá các BST cũ sau khi xu hướng đã qua

Thực hiện: Mỹ Tâm

Theo Fashion United