Vì sao Phoebe Philo quay trở lại mà không cần tổ chức fashion show?

Ngày đăng: 15/05/24

“Trong thế giới ngày nay, hằng ngày đều có rất nhiều thương hiệu lớn nhỏ ra đời, nhưng tôi vẫn nhớ rằng hầu hết các thương hiệu lớn đều bắt đầu từ một người biết rằng họ muốn làm gì” – Phoebe Philo.

Trong thời kỳ giãn cách xã hội buộc ngành thời trang phải tổ chức những show diễn kỹ thuật số để các thương hiệu thời trang giới thiệu các bộ sưu tập của mình. Nhưng điều ấy lại khiến khán giả nhận xét, có nhiều điều mà show diễn kỹ thuật số không thể sánh một buổi trình diễn thời trang trực tiếp.

Năm 2024, các nhà mốt vẫn thích đi ngược với số đông: các bộ trang phục không được đầu tư và các show thời trang ngày nay đang xa rời thực tế và được thêm thắt những chi tiết không cần thiết. Nhưng vẫn có một số ít trường hợp tách biệt với quan điểm trên, đó là những nhà thiết kế có phong cách nổi tiếng đến mức họ có thể đại diện cho toàn bộ nền thẩm mỹ chỉ bằng tên của mình. 

ARE FASHION SHOWS STILL RELEVANT? - University of Fashion Blog

Trong một buổi phỏng vấn với New York Times, Phoebe Philo đã trả lời rằng: “Trong thế giới ngày nay, hằng ngày đều có rất nhiều thương hiệu lớn nhỏ ra đời, nhưng tôi vẫn nhớ rằng hầu hết các thương hiệu lớn đều bắt đầu từ một con người biết được họ muốn làm gì”. Câu từ ngắn gọn nhưng súc tích ấy đã đánh dấu màn trở lại của nữ nhà thiết kế người Anh với một doanh nghiệp riêng, với sản phẩm online trên website mà không tổ chức bất kỳ show diễn nào. 

Một nhà sáng tạo trang phục khác đã từ bỏ sàn catwalk trong một khoảng thời gian là Hedi Slimane, người từng là giám đốc sáng tạo cho Celine. Lúc còn ‘tại vị’, mặc dù không được quảng bá rầm rộ nhưng các BST mới được ra mắt dưới dạng những thước video đều rất nổi trên toàn thế giới. 

BST mới giữa Jean Paul Gaultie và Y/Project

Hai trường hợp đặc biệt khác là Y/Project, họ đã từ bỏ sàn runway và lựa chọn lookbook làm ‘điểm dừng chân’ thú vị và cặp song sinh Olsen đã thực hiện một show diễn cấm sử dụng các thiết bị quay chụp nhằm hạn chế việc chia sẻ trên các trang mạng truyền thông xã hội. Có thể thấy, tất cả những khoảnh khắc này đều báo hiệu một cuộc cách mạng mới trên sàn diễn, nhưng tại sao điều như vậy lại xảy ra?

The Row Fall 2024 Menswear Collection | Vogue
Hình ảnh từ BST Thu/Đông 2024 của The Row được công khai bởi Vogue

Ban đầu, buổi trình diễn thời trang được tổ chức nhằm mục đích giới thiệu quần áo theo mùa chỉ dành cho các nhà báo và người mua, sau đó mới được giới thiệu tới công chúng và bày bán tại các cửa hàng. Vào những năm 1960, Balenciaga đã từ chối giới thiệu các bộ sưu tập với báo chí vì sợ ‘vấn nạn đạo nhái’ và điều đó đã làm toàn bộ tạp chí thời trang nổi dậy. Nhưng ngày nay mọi thứ đã không còn giống trước: mọi người đều có thể xem show diễn ở bất kỳ kênh nào và khách VIP hay người nổi tiếng đều có cơ hội trải nghiệm trực tiếp ở hàng ghế đầu. 

Dior trong nhiều mùa đã nhận được điểm EMV và lượt tương tác trên mạng xã hội cao ngất ngưởng. Theo số lượng thống kê, họ đã đăng tổng cộng 32 bài với số lượt tương tác là 1,1 triệu và trung bình 35.000 lượt tương tác mỗi bài. Trong khi các bài đăng về những người nổi tiếng chỉ có 9 với tổng số 1,8 triệu lượt tương tác và trung bình 204.000 lượt tương tác trên mỗi bài đăng. 

Có thể thấy, người nổi tiếng nhận được mức tương tác trung bình cao hơn 5,8 lần so với bất kỳ bài đăng nào. Hơn nữa, các thương hiệu lớn và nhỏ đều sở hữu trang mạng xã hội riêng và họ dành nhiều ngân sách cho người nổi tiếng. Trên ‘mặt trận’ mua sắm trực tuyến, các thương hiệu không có nhiều sự khác biệt nhưng chính sự trải nghiệm trực tiếp tại cửa hàng đã giúp ‘phân làn ranh’ giữa các nhà mốt cao cấp và các thương hiệu khác. Đó cũng là lý do tại sao rất nhiều thương hiệu đang đầu tư vào các cửa hàng lớn và không gian thương mại ngày càng lớn. 

Liệu bạn có bao giờ nhận thấy rằng đôi khi cùng một kiểu dáng lại có đến 5-6 thương hiệu khác nhau cùng ra mắt không? Bởi vì các show và tuần lễ thời trang đang diễn ra liên tiếp khiến cho lịch trình của tuần lễ thời trang như ‘một cỗ máy’ lặp đi lặp lại. Các tin tức về tuần lễ dường như cũng được bàn luận suốt cả năm nhưng khi cặp sinh đôi Olsen quyết định không công khai buổi trình diễn của The Row, chiêu trò tiếp thị này đã tạo nên sự bí ẩn và mong đợi. Ý tưởng này là để làm cho những người được mời phải có mặt, họ thật sự tận hưởng buổi trình diễn chứ không xem qua màn hình điện thoại và sau đó vội vã đến sàn diễn tiếp theo.

The enduring appeal of Phoebe Philo
Phoebe Philo

Hãy cùng thử tìm hiểu mô hình tựa như một cơn gió mới mẻ của Phoebe Philo, mọi hoạt động đều được thực hiện một cách đơn giản hơn: không phô trương, không một buổi họp báo, không sàn diễn giới thiệu BST mới, và thậm chí là không một bài phỏng vấn. Họ muốn tạo nên những buổi trình diễn mang tính nghệ thuật thuần tuý. Philo nói với Vanessa Friedman: “Tôi cảm thấy không cần phải có quá nhiều cách kể chuyện. Bản thân tôi không cảm thấy mình cần bắt chước các hãng thời trang khác. Nếu sản phẩm đó có một câu chuyện đằng sau thì cũng không khiến tôi yêu thích nó hơn. Và nói thật thì tôi đánh giá cao mức độ thẳng thắn thay vì xây dựng nên một câu chuyện”. 

Trong quá khứ, fashion show luôn là một cái gì đó bí ẩn, hoành tráng và lộng lẫy và luôn mang đến yếu tố bất ngờ, đáng nhớ với số lượng được sản xuất giới hạn. 

Trong trường hợp của cặp đôi nhà thiết kế Olsens, sự thay đổi này cũng có một ý nghĩa nhất định. Có thể họ giấu đi những hình ảnh về BST này là vì hoài niệm bản chất ban đầu của sàn diễn. Trong quá khứ, chúng luôn là một cái gì đó bí ẩn, hoành tráng và lộng lẫy và luôn mang đến yếu tố bất ngờ, đáng nhớ với số lượng được sản xuất giới hạn. 

YSL Muses Throughout History – CR Fashion Book

Đúng là sàn diễn vẫn được xem như một nghi thức cơ bản của một thương hiệu. Hedi Slimane, Phoebe Philo và thậm chí Glenn Martens không thể không tổ chức các show diễn thời trang vì họ đã tạo dựng được danh tiếng trên sàn catwalk…

Đúng là sàn diễn vẫn được xem như một nghi thức cơ bản của một thương hiệu. Hedi Slimane, Phoebe Philo và thậm chí Glenn Martens không thể không tổ chức các show diễn thời trang vì họ đã tạo dựng được danh tiếng trên sàn catwalk – và do đó, một số nhà thiết kế mong muốn khẳng định vị trí của mình trong lĩnh vực thời trang xa xỉ cảm thấy cần phải tham dự tuần lễ thời trang. 

The Row quay trở lại tuần lễ thời trang ở Paris là để nâng cao nhận thức thương hiệu, họ không từ bỏ hoàn toàn mà sẽ trở lại trong tương lai. Tuy nhiên, vẫn có nhiều thương hiệu không thích không khí của các buổi trình diễn thời trang mà thay vào đó lại ra mắt BST mới ở showroom của mình. Ngoài ra, còn có những tên tuổi đình đám thành công như Heaven của Marc Jacobs, Stoffa, Howlin’, Percival, The Elder Statesman, ERL và Stussy đều không quan tâm đến các buổi biểu diễn nhưng đều được những người trong ngành biết đến và đánh giá cao. 

Cho đến thời điểm này, rõ ràng là sự thành công của một thương hiệu không nhất thiết phải tương quan với sự việc họ phải tổ chức các buổi trình diễn thời trang. Bởi vì suy cho cùng, yếu tố thực sự dẫn đến thành công vẫn cần phải xem phong cách đặc biệt của nhà mốt và nhất là sản phẩm của họ.

Thực hiện: Mỹ Tâm

Theo Nss Mag