“We Wear Culture”- Chúng ta đang mặc những gì?

Ngày đăng: 06/12/17

Đối với các nhà thiết kế thời trang, ‘haute couture’ là sự tồn tại mang giá trị thiêng liêng. Đối với các tín đồ thời trang, ‘haute couture’ là giấc mơ và mộng ảo giữa cuộc đời thực. Nhưng còn đối với ngoại giới, ‘haute coutute’ có ý nghĩa gì hay không? Và làm thế nào để những người bình thường có thể tiếp cận được những câu chuyện đằng sau những tác phẩm thời trang và hiểu được những giá trị văn hóa đằng sau nó? “We Wear Culture”– một dự án đã được ra đời với một tiền đề: thời trang là văn hóa, không chỉ là áo quần, nhằm giúp người truy cập internet có thể truy cập kho dữ liệu đa dạng và khổng lồ về thời trang.

Năm 2010, một kỹ sư người Mỹ tên là Amit Sood đã khởi động một dự án có tên gọi Google Art Project, một nỗ lực nhằm thực hiện công cuộc “số hóa” các viện bảo tàng trên thế giới giúp người dùng internet có thể truy cập và tiếp cận các tác phẩm văn hóa và nghệ thuật. Dự án nằm trong chính sách của công ty, vốn cho phép các kỹ sư dành 20% thời gian làm việc của mình vào các dự án cá nhân mà họ tin rằng có thể mang lại lợi ích. Trong số các dự án cá nhân đó thành công lớn nhất có kể đến hai sản phẩm Gmail và AdSense.

Và việc “số hóa” các bảo tàng của thế giới của Amit Sood đã tiếp diễn đến ngày nay, đồng thời trở thành công việc chính của Google Cultural Institute, một tổ chức phi lợi nhuận được thành lập bởi Google. Trụ sở của nó nằm tại Paris, đã hợp tác với hơn 1.300 viện bảo tàng trên thế giới, để người dùng có thể nghiên cứu, tìm hiểu về văn hóa khi truy cập vào nền tảng Google Arts & Culture. Được hỗ trợ bởi số lượng truy vấn tìm kiếm trực tuyến liên quan đến thời trang và sự phổ biến ngày càng tăng của các cuộc triển lãm thời trang, Google Cultural Institute đã hợp tác với hơn 180 tổ chức văn hoá, trong đó có The Metropolitan Museum of Art’s Costume Institute, Victoria & Albert Museum và Kyoto Costume Institute. Đây được ví như một kho lưu trữ khổng lồ mang trong mình “lịch sử 3000 năm của thời trang”.

Google Cultural Institute đã hợp tác với hơn 180 tổ chức văn hoá, trong đó có The Metropolitan Museum of Art’s Costume Institute, Victoria & Albert Museum và Kyoto Costume Institute. Đây được ví như một kho lưu trữ khổng lồ mang trong mình “lịch sử 3000 năm của thời trang”.

“We Wear Culture” được ra mắt ngày hôm nay, dựa trên tiền đề thời trang là văn hóa, không chỉ là áo quần. Đại diện của dự án cho biết: “Chúng tôi muốn thể hiện rằng thời trang có chiều sâu chứ không chỉ đơn thuần là những gì chúng ta mặc; có một câu chuyện đằng sau nó, có những con người ở phía sau đó, có sức ảnh hưởng đến từ hội họa, đến từ âm nhạc, đến từ văn hóa bên ngoài biên giới; và vì thế, những gì chúng ta mặc mang ảnh hưởng văn hóa. Chúng tôi muốn đặt thời trang ngang tầm với nghệ thuật và những người nghệ sĩ. Hãy nhìn vào sức ảnh hưởng của nó, nhìn vào nguồn cảm hứng ấy, nhìn vào quá trình, nhìn vào những chất liệu. Và chúng ta thấy nhận ra rằng nếu với nguồn tài liệu trực tuyến này sẽ khơi nguồn cho những cuộc thảo luận – những cuộc trao đổi từ những tác giả, nó rất công bằng – nó là giá trị”.

Chương trình được thực hiện dưới sự quản lý của Kate Lauterbach, cô từng làm việc tại Condé Nast và sau đó là J.Crew. Kate Lauterbach đã số hóa hàng ngàn bộ trang phục trên khắp thế giới, tạo nên một sân khấu triển lãm trực tuyến, với sự hợp tác phi lợi nhuận của các bảo tàng và trường học để tạo nội dung và chia sẻ những câu chuyện về thời trang.

Chúng tôi muốn thể hiện rằng thời trang có chiều sâu chứ không chỉ đơn thuần là những gì chúng ta mặc; có một câu chuyện đằng sau nó, có những con người ở phía sau đó, có sức ảnh hưởng đến từ hội họa, đến từ âm nhạc, đến từ văn hóa bên ngoài biên giới.

Sâu hơn thế nữa, công nghệ Google Street View cho phép gia tăng trải nghiệm ảo của người dùng như hướng dẫn “tham quan” các bảo tàng. “Chỉ có một số ít người dùng có điều kiện đặt chân đến bảo tàng Met, hay tham quan show diễn của nhà thiết kế Rei Kawakubo, nhưng giờ đây người dùng internet có thể xem trực tuyến” – Đó là một trong những ý nghĩa cũng như mục đích thành lập của “We Wear Culture” theo như tuyên bố của đại diện Google.

Mặt khác, các bảo tàng đang lưu trữ số lượng lớn các bộ sưu tập trong kho, và giờ đây thông qua internet chúng được phổ biến đến cư dân mạng theo cách dễ hiểu (đối với người dùng) và theo cách giáo dục (với các sinh viên thời trang). Người truy cập “We Wear Culture” có thể tìm hiểu về các nhà thiết kế thời trang lừng danh trên toàn cầu, các biểu tượng thời trang kinh điển như Alexander McQueen, Marilyn Monroe, Cristóbal Balenciaga, Coco Chanel, Audrey Hepburn, Christian Dior,… Song song đó là câu chuyện về các xu hướng thời trang, lịch sử cũng như quá trình làm nên một loại chất liệu, trang phục…

Người truy cập “We Wear Culture” có thể tìm hiểu về các nhà thiết kế thời trang lừng danh trên toàn cầu, các biểu tượng thời trang kinh điển như Alexander McQueen, Marilyn Monroe, Cristóbal Balenciaga, Coco Chanel, Audrey Hepburn, Christian Dior,…

“We Wear Culture” tạo ra một “kho kiến thức mở” thông qua “Google Expeditions” chia sẻ những kinh nghiệm giáo dục và sinh viên có thể học hỏi thông qua công nghệ [thực tế ảo] “Google Cardboard”. Google “bắt tay” với các đối tác của mình: các thương hiệu thời trang, các nhà sản xuất, các bảo tàng, các đơn vị trong ngành thời trang… và cho phép họ chèn liên kết dẫn người dùng về website của mình theo cách họ muốn, tạo nên sự hợp tác hỗ trợ lẫn nhau.

“We Wear Culture” cũng mang trong mình nhiều tiềm năng đồng thời đặt ra câu hỏi về sức mạnh của sự tiến bộ trong công nghệ. Tại phòng thí nghiệm thuộc Google’s Cultural Institute, một màn hình khổng lồ đã thể hiện những bộ trang phục được chụp bởi “Gigapixel images” (hình ảnh có trên một tỷ pixel) thông qua Art Camera, điều này giúp phát hiện những chi tiết mà mắt thường không thể nhìn thấy được. Tất nhiên sẽ có nhiều cách vận dụng các hình ảnh này trong tương lai.

Có thể thấy, “We Wear Culture” không chỉ mang đến một lời giải đáp sâu xa về việc ngày nay chúng ta đang mặc gì, mà còn đưa ra một câu hỏi, nay mai công nghệ sẽ còn ảnh hưởng thế nào với lĩnh vực thời trang? Liệu trong tương lai Google có thể tạo nên một cuộc cách mạng khi sử dụng các dữ liệu thu thập được để dự đoán xu hướng thời trang trong mùa kế tiếp? Không gì là không thể!

Thực hiện: Koi

Theo BOF, NYTimes