Xu hướng “De-influencing”: Khi người tiêu dùng không còn tin vào quảng cáo, nhất là Gen Z

Ngày đăng: 24/08/24

Xu hướng ‘de-influencing’ đang lên ngôi khi người tiêu dùng ngày càng mệt mỏi với các chiêu trò quảng cáo quá mức. Người tiêu dùng ngày nay không còn mấy tin vào quảng cáo…

Trong thời đại mà mạng xã hội thống trị, các nền tảng như TikTok và Instagram đã thay đổi thói quen mua sắm của nhiều người, khiến họ bị cuốn vào thói quen tiêu tiền không kiểm soát do các quảng cáo xuất hiện liên tục, cùng với sự tác động từ các “influencer” (người có sức ảnh hưởng).

Tuy nhiên, việc marketing quá lố đang khiến người dùng cảm thấy quá tải và mệt mỏi. Mọi thông tin trên mạng xã hội đều bị lấp đầy bởi quảng cáo và những câu chuyện, thủ thuật lôi kéo bán hàng. Content creators cũng dần “thương mại hóa”, với tần suất hợp tác với các thương hiệu dày đặc hơn và đôi khi xuất hiện một cách vô lý, làm cho các thông điệp quảng cáo trở nên phiền phức. Điều này dẫn đến sự trỗi dậy của “De-influencing” – một xu hướng mới đề cao tính chân thực và sự cẩn trọng trong tiêu dùng.

BEST VIRAL TIKTOK MAKEUP PRODUCTS | tiktok compilations 2021

“De-influencing” là gì?

Đúng như tên gọi, “De-influencing” khuyến khích người tiêu dùng tránh xa những sản phẩm được quảng bá quá mức và tập trung vào việc mua sắm có ý thức hơn. Thay vì chạy theo những xu hướng hoặc sản phẩm được giới thiệu bởi các “influencer,” người tiêu dùng giờ đây bắt đầu cân nhắc kỹ lưỡng hơn, chỉ mua những gì thực sự cần thiết và có giá trị. Xu hướng này phản ánh một sự thay đổi trong nhận thức, nơi mà sự trung thực, minh bạch và giá trị thực sự của sản phẩm được đặt lên hàng đầu.

@elysiaberman

I say this as a recovering shopping addict so believe me, I know how much we DON’T need this stuff #nobuy #nobuyyear #nospendchallenge #deinfluencing #overconsumption #shoppingaddict #shoppingaddiction #recovery

♬ original sound – elysiaberman

Theo một nghiên cứu gần đây của The Harris Poll, số đông người tiêu dùng Mỹ đang nói không với việc mua các sản phẩm được quảng cáo trên mạng xã hội, bởi 23% trong số họ đã chi hơn 1.000 USD qua thẻ tín dụng hoặc các hình thức trả góp cho những quyết định mua sắm bốc đồng này. Sức ảnh hưởng quá đà của cơn nghiện mua sắm qua mạng xã hội đang tạo ra phản ứng tiêu cực: người ta quyết định không mua gì nữa.

De-influencing phản ánh xu hướng tiêu dùng có trách nhiệm

Nguyên nhân chính của xu hướng de-enfluencing là sự thiếu tin tưởng vào các influencer quảng bá sản phẩm. Ngoài ra, động lực “de-influencing” của các thế hệ cũng khác nhau.

Cụ thể, Gen Z là thế hệ chịu tác động lớn nhất từ xu hướng “de-influencing”, với 88% cho biết họ đã thay đổi thói quen mua sắm do nhận ra tác hại của việc mua sắm vô độ từ các quảng cáo trên mạng xã hội. Đa số (90%) Gen Z cho biết họ đã chuyển sang mua hàng secondhand, với mục tiêu giảm thiểu thời trang nhanh và thúc đẩy ý thức bảo vệ môi trường.

Giải mã Trend-Z: De-influencing là gì mà nổi bần bật trên TikTok | TECHIE.VN

Sự trỗi dậy của “de-influencing” cho thấy sự nhận thức và hoài nghi ngày càng tăng của người tiêu dùng đối với marketing trên mạng xã hội. Mặc dù mạng xã hội vẫn là một công cụ không thể thiếu trong việc thúc đẩy doanh số, xu hướng “de-influencing” đang chỉ ra một sự chuyển đổi hướng tới thói quen tiêu dùng có ý thức và thận trọng hơn, đặc biệt là đối với thế hệ trẻ.

De-influencing không đủ sức “xoay chuyển” Influencer Marketing

Khi người tiêu dùng ngày càng trở nên cảnh giác với các nội dung quảng cáo do influencer dẫn dắt, xu hướng “de-influencing” được dự đoán sẽ tiếp tục phát triển. Tuy nhiên, sẽ khó để de-influencing làm sụp đổ hoàn toàn hệ sinh thái kinh tế xoay quanh influencer. Bởi influencer marketing đã ăn sâu vào thói quen tiêu dùng và trở thành một phần quan trọng trong nhu cầu giải trí của nhiều người.

Sự ảnh hưởng của influencer vẫn còn mạnh mẽ, và dù xu hướng “de-influencing” có gia tăng thì khả năng thay thế hoàn toàn vai trò của họ là điều khó có thể xảy ra trong thời gian ngắn. Thay vào đó, các influencer sẽ phải thay đổi cách tiếp cận để mang tới những nội dung chân thực hơn nhằm duy trì lòng tin của người tiêu dùng.

Chuyển ngữ: Thanh Mai

Theo Nss Magazine