Xu hướng tiêu dùng mỹ phẩm tại Việt Nam có gì thay đổi trong nửa năm đầu 2020?
Ngày đăng: 14/08/20
Khi xã hội ngày càng phát triển, nhu cầu làm đẹp không ngừng tăng cao. Không chỉ với nữ giới mà nam giới cũng muốn có một ngoại hình hấp dẫn và thu hút để thành công hơn trong cuộc sống. Từ đó, ngành công nghiệp làm đẹp tại Việt Nam không ngừng phát triển, sự xâm nhập của những tập đoàn mỹ phẩm ngoại cùng sự ra đời của nhiều thương hiệu mỹ phẩm và làm đẹp mới, đi cùng những chiến lược quảng bá hấp dẫn người tiêu dùng.
Trước thềm sự kiện [SR Fashion Business Talk Ep.11] The Business of Beauty: Cơ hội & thách thức trong kinh doanh mỹ phẩm và làm đẹp, hãy cùng Style-Republik tìm hiểu tổng quát về thị trường kinh doanh mỹ phẩm tại Việt Nam cũng như theo dõi những thay đổi trong xu hướng tiêu dùng mỹ phẩm của người Việt trong nửa năm đầu 2020, để từ đó có thể xây dựng tầm nhìn khi kinh doanh mỹ phẩm tại Việt Nam.
Cơ hội lắng nghe những chia sẻ của Beauty Blogger Changmakeup và Emmi Hoàng cùng chị Ly Đỗ – Giám đốc Bich Thuy Saigon, Anam QT Spa chia sẻ những bí quyết kinh doanh thương hiệu mỹ phẩm, làm đẹp và spa bài bản và chuyên nghiệp.
Thời gian: 10AM Thứ Bảy, 22.08.2020
Đăng ký để được hướng dẫn đăng nhập: https://bit.ly/SRTALKEP11
Một thị trường đầy tiềm năng
Theo Mintel, công ty nghiên cứu thị trường có trụ sở tại London, thị trường mỹ phẩm Việt Nam trị giá 2.3 tỷ đô la vào cuối năm 2018. Một thị trường đầy tiềm năng, khi mà tầng lớp trung lưu Việt Nam năm 2020 dự kiến khoảng 33 triệu người. Doanh thu thị trường mỹ phẩm không ngừng tăng lên trong 2 thập niên qua, đưa Việt Nam trở thành điểm đến hấp dẫn của nhiều thương hiệu mỹ phẩm ngoại.
Hiểu rõ về độ hấp dẫn của thị trường Việt Nam. Năm 2007, Tập đoàn L’Oréal (Pháp) đã quyết định mở công ty chi nhánh tại Việt Nam, mang các thương hiệu Lancome, LOreal Paris và Maybelline New York vào một trong 15 thị trường được xác định là tiềm năng của Tập đoàn. Lãnh đạo L’Oréal cho biết, trong khi doanh thu sản phẩm L’Oreal ở một số thị trường khác phát triển chỉ 7 – 8%/năm, thì tại Việt Nam, có thời điểm doanh thu tăng đến 17%/năm. Năm 2019, nhà bán lẻ mỹ phẩm Hồng Kông đã công bố mở chuỗi bán lẻ Watsons. Việt Nam từng được Watsons đánh giá là một trong những thị trường đầy tiềm năng. Cuối năm vừa qua, thị trường mỹ phẩm Việt cũng chuẩn bị đón chào sự đổ bộ của chuỗi cửa hàng mỹ phẩm dược lớn nhất Nhật Bản Matsumoto Kiyoshi.
Theo thống kê của Hiệp hội Hóa Mỹ phẩm TP.HCM, các doanh nghiệp sản xuất mỹ phẩm của Việt Nam chỉ chiếm được gần 10% thị phần.
Xu hướng mua sắm mỹ phẩm hiện nay của người Việt
Theo khảo sát được thực hiện bởi Q&me, với 458 nữ giới từ 16 tuổi trở lên, vào tháng 1 năm 2020, mang lại một cái nhìn tổng quan về tình hình tiêu thụ mỹ phẩm của người Việt.
Khảo sát cho thấy số tiền trung bình mà phụ nữ Việt chi tiêu cho mỹ phẩm chăm sóc da là 436,000 VND. (21% chi 200,000 – 300,000 VND mỗi tháng; 8% chi 50,000VND; 7% chi hơn 1,000,000VND). Khảo sát cũng chỉ ra phụ nữ ở các thành phố lớn như Sài Gòn và Hà Nội sẵn sàng chi tiêu nhiều hơn cho mỹ phẩm chăm sóc da và sản phẩm trang điểm.
Thói quen sử dụng mỹ phẩm khác biệt theo từng độ tuổi. Hơn một nửa số người từ 23 tuổi trở lên trang điểm thường xuyên khi đi làm/đi học, đi chơi hoặc tham dự các buổi tiệc. Theo khảo sát số tiền chi tiêu cho mỹ phẩm trung bình mỗi tháng là 432,000VND.
Theo khảo sát, nhu cầu chăm sóc da của phụ nữ tăng cao. Phụ nữ từ 23 tuổi trở lên thường xuyên chăm sóc da mỗi ngày chiếm 61% khảo sát. Sản phẩm chăm sóc da được sử dụng nhiều nhất là sữa rửa mặt (77%), kem chống nắng (45%), kem dưỡng ẩm (37%), toner (36%), serum (28%). Điều đặc biệt là những người được khảo sát đưa ra lý do không sử dụng mỹ phẩm chăm sóc da nhiều nhất là do không biết chọn lựa loại nào (32%), cao hơn cả lý do quá bận để chăm sóc da (30%).
Người tiêu dùng tìm kiếm thông tin về mỹ phẩm tại Việt Nam thông qua Facebook chiếm 69%, kế tiếp là bạn bè 48%, sau đó là trên các website như trang web của các hãng mỹ phẩm hay trên các trang tin dành cho phụ nữ.
Lý do lớn nhất mà người tiêu dùng từ chối mua sắm mỹ phẩm online là do không tin tưởng vào chất lượng (56%) và tính trung thực của thông tin mà họ nhận được.
Nhu cầu mua sắm online cũng tăng từ 57% năm 2019 lên 63% đầu năm 2020. Người mua online sẵn sàng chi tiền hơn khi có khuyến mãi trên các trang trực tuyến và khi họ nhìn thấy được nhiều đánh giá tích cực từ những người đã sử dụng. Tuy nhiên, lý do lớn nhất mà người tiêu dùng từ chối mua sắm mỹ phẩm online là do không tin tưởng vào chất lượng (56%) và tính trung thực của thông tin mà họ nhận được.
Son môi, phấn nền và mascara là những mặt hàng trang điểm được mua trực tuyến nhiều nhất.
Với những người mua sắm mỹ phẩm online, thường mua mỗi tháng hoặc 2 tháng một lần. Son môi, phấn nền và mascara là những mặt hàng trang điểm được mua trực tuyến nhiều nhất. Ngoài kênh online, phụ nữ thường mua mỹ phẩm tại các cửa hàng trong trung tâm thương mại và các cửa hàng bên ngoài của thương hiệu.
Bên cạnh đó, khảo sát cũng cho thấy có 28% phụ nữ trang điểm mỗi ngày, 60% trang điểm ít nhất một ngày trong tuần. 4 sản phẩm được ưa chuộng nhất khi trang điểm là son môi (được sử dụng thường xuyên nhất), tiếp theo là kẻ mày, kem che khuyết điểm và phấn nền. Đối tượng không dùng mỹ phẩm trang điểm thường là những người trẻ dưới 30 tuổi, do không biết cách trang điểm đúng cách hoặc không có thời gian cho trang điểm.
Thực hiện: Koi
—
BEAUTY MARKETING – Khóa học Quảng Bá Thương Hiệu Mỹ Phẩm, Dưỡng Da & Spa
SR Fashion Business School – Không gian chia sẻ và giảng dạy kiến thức kinh doanh thời trang chuyên nghiệp tại Việt Nam là đơn vị đầu tiên đưa BEAUTY MARKETING – Khóa học Quảng Bá Thương Hiệu Mỹ Phẩm, Dưỡng Da & Spa vào giáo trình giảng dạy, nhằm giúp học viên được trang bị những kiến thức nền tảng về ngành công nghiệp mỹ phẩm và làm đẹp ở Việt Nam và trên thế giới, cách xây dựng hình ảnh và chiến lược quảng bá trong việc phân phối sản phẩm của các thương hiệu lớn. Sau khóa học, học viên sẽ tự tin hơn về kỹ năng lên chiến lược kinh doanh chuyên nghiệp, hiệu quả khi làm việc cho các thương hiệu mỹ phẩm/làm đẹp/spa trong và ngoài nước, hoặc có thêm kinh nghiệm cho các kế hoạch ra mắt sản phẩm/ thương hiệu cá nhân.