Điểm lại 10 bộ phim thời trang kinh điển

Ngày đăng: 11/05/21

Có những bộ phim để lại ấn tượng sâu đậm trong lòng khán giả, không chỉ bởi nội dung trau chuốt, đa nghĩa mà còn về phần trang phục nổi bật. Trang phục, đôi khi xây dựng bởi những nhà thiết kế tài năng hay những đội ngũ danh tiếng, đã góp phần không nhỏ trong việc thể hiện tính cách nhân vật trên màn ảnh. Thành công của một bộ phim không thể nào thiếu sự đóng góp của thời trang. 

10 bộ phim sau đây thích hợp để xem vào bất cứ thời điểm nào dành cho những ai yêu thời trang, cũng như phục trang ấn tượng của nó đã đi sâu lòng khán giả. 

In the mood for love (Tâm trạng khi yêu)

In the Mood for Love (2000) | The Criterion Collection

Đã 20 năm trôi qua nhưng bộ phim “Tâm trạng khi yêu” (In the mood for love) của đạo diễn Vương Gia Vệ vẫn để lại dấu ấn trong lòng khán giả bởi phần phục trang đầy ấn tượng. Bộ phim xoay quanh mối quan hệ bị dồn nén giữa ông Chu (Lương Triều Vỹ) và bà Trương (Trương Mạn Ngọc), khi cả hai đều mắc kẹt trong hai cuộc hôn nhân không hạnh phúc vì những người bạn đời không chung thuỷ. Do bộ phim có rất ít lời loại, phần phục trang góp phần quan trọng trong việc thể hiện cảm xúc của hai nhân vật chính.

Qua 20 năm, “Tâm trạng khi yêu” của đạo diễn Vương Gia Vệ vẫn truyền cảm hứng bất tận cho những ai yêu thời trang; Nguồn ảnh: Vogue

Vào những năm 60 ở Hong Kong, việc phụ nữ thể hiện cảm xúc vẫn được coi là một điều cấm kỵ. Chính vì thế, 23 bộ xường xám xuyên suốt bộ phim không chỉ chiều lòng thị giác của khán giả, nó còn thể hiện cảm xúc âm ỉ trong lòng bà Trương. Đạo diễn Vương Gia Vệ đã từng phát biểu rằng: “Chiếc xường xám đó không chỉ đơn thuần là một chiếc xường xám. Nó thể hiện tâm trạng của nhân vật chính. Như thể cô ấy đang khoác lên mình tâm trạng đó trong suốt cả ngày dài”.

Maggie Cheung as Mrs. Chan in “In the mood for love”, directed by Wong Kar Wai in 2000. Costume designer: William… | Maggie cheung, Favorite movies, Social platform

Vào những thập niên 60, chiếc xường xám đã có nét phá cách hơn trước với phần thân ngắn, bó sát hơn, phần tay áo cũng được cách điệu ngắn hơn trước đây, thậm chí còn có phần xẻ tà. Và bộ phim như một sàn diễn thời trang thể hiện phong cách đặc trưng của thời kỳ này với 20-25 bộ xường xám được chuẩn bị riêng cho nữ nhân vật chính. Qua 20 năm, “Tâm trạng khi yêu” của đạo diễn Vương Gia Vệ vẫn truyền cảm hứng bất tận cho những ai yêu thời trang.

The Great Gatsby (Gatsby vĩ đại)

Costume design vs. fashion and the Great Gatsby mania |

Bộ phim “The Great Gatsby” (Gatsby vĩ đại) làm sống lại thời kỳ huy hoàng của thời trang – những năm 20. Bộ phim kể về cuộc đời của Jay Gatsby (Leonardo Dicaprio) và tình cảm ám ảnh của anh với Daisy Buchanan (Carey Mulligan). Vợ của đạo diễn Baz Luhrmann, Catherine Martin, người đảm nhận phần thiết kế phục trang kiêm thiết kế sản xuất, đã không làm phụ lòng khán giả khi giới thiệu những bộ trang phục đặc trưng của thời kỳ bấy giờ nhưng cũng không kém phần hiện đại.

Điều đặc biệt hơn cả là Miucci Prada cũng chịu trách nhiệm cho phần phục trang của nữ nhân vật chính – Daisy Buchanan (Carey Mulligan). Prada đã rất khéo léo khi khoác lên mình Daisy, cô nàng *“trophy wife” điển hình những mẫu váy suông hạ eo (flapper) lộng lẫy, sang trọng và không kém phần quyến rũ. Qua những bộ trang phục tinh tế này, Daisy chính là hiện thân của sự đài các, đẳng cấp và nữ tính.

How to Throw a “Great Gatsby” Inspired Wedding! | Great gatsby outfits, Great gatsby fashion, Gatsby outfit

Martin đã nói rằng: “Bạn cần phải nhớ rằng, tính đến thập niên 20, mọi kiểu dáng váy và đường viền cổ đã được thiết kế và trưng diện – váy xuông, váy bó, váy không dây, váy lệch vai, *robe de style. Chúng ta chỉ cần tìm cảm hứng từ những cái có sẵn”.

Ấn tượng hơn cả có lẽ là bộ váy mà nữ chính Daisy mặc khi tham dự bữa tiệc của Gatsby. Chiếc váy được đính những viên pha lê lấp lánh khiến cô không chỉ trông nổi bật trong đám đông, mà còn tô lên vẻ đẹp mong manh, đài các của Daisy. Về phần phụ kiện, cô đeo một chiếc băng đô bạch kim được trang trí bởi ngọc trai và kim cương. Tiffany & Co. đã tài trợ phần lớn trang sức cho nữ chính, một số mẫu còn được đặc biệt thiết kế cho bộ phim.

In 'Great Gatsby,' polished fashion pizzazz prevails

Về phần trang phục dành cho nam, Brooks Brothers đã không ngần ngại tham khảo kho lưu trữ (archive) của họ và thiết kế lại trang phục sao cho phù hợp với thời kỳ bấy giờ. Chẳng cần thể hiện bằng lời nói, chỉ cần qua trang phục, chúng ta có thể biết được về giai cấp, địa vị xã hội của những nhân vật nam chính. Vẫn là những bộ suit 3 mảnh đặc trưng của thập niên 20, nhưng Tom Buchanan (Joel Edgerton thủ vai) lại mặc những bộ suit sẫm màu, cổ điển, thể hiện đẳng cấp quý tộc lâu đời của mình. Còn Jay Gatsby (Leonardo Dicaprio thủ vai), lại phá cách hơn khi mặc những bộ suit sáng màu, nổi bật, đúng phong cách “nhà giàu mới nổi”. Khiến Tom Buchanan phải thốt lên khinh miệt: “Gã đó chẳng bao giờ có thể bước chân vào Oxford. Gã đang mặc một bộ suit hồng”.

Clueless (Rơi vào bẫy tình)

12X8 INCHES CLUELESS MOVIE POSTER PRINT APPROX SIZE: Amazon.co.uk: Kitchen & Home

Bộ phim xoay quanh cuộc sống của cô nữ sinh thuộc tầng lớp thượng lưu Cher Horowitz (Alicia Silverstone). Cô nàng có thể được tính như là tượng đài của thời trang dành cho giới trẻ với những bộ trang phục thời thượng, phá cách.

Clueless fashion and outfits

Vào thời bấy giờ, để sở hữu một tủ đồ đủ màu sắc, kiểu dáng như Cher là một điều đáng mơ ước. Nhà thiết kế phục trang Mona May đã phải cất công bay đến những sàn diễn tại châu Âu hay tìm cảm hứng trong những tạp chí thời trang đắt đỏ. Và công sức bà bỏ ra đã được đền đáp xứng đáng, khi mà bộ trang phục nào Cher mặc cũng tạo thành cơn sốt sau khi phim được công chiếu. Đặc biệt là bộ blazer sọc màu vàng kết hợp với chân váy ngắn tiệp màu cùng tất cổ cao, lấy cảm hứng từ phong cách Grunge đang thịnh hành vào những năm 1990.

Creating the Iconic Wardrobe of 'Clueless' | Vogue

Kể từ khi bộ phim được ra mắt, Cher đã trở thành tượng đài phong cách trong lòng các cô gái trẻ. Các nhà thiết kế vẫn đã và đang tìm kiếm nguồn cảm hứng bất tận từ Clueless cho những bộ sưu tập thời trang của mình.

Phantom Thread (Bóng ma sợi chỉ)

Bộ phim của đạo diễn Paul Thomas Anderson nói về cuộc đời của Reynolds Woodcock (Daniel Day Lewis), một nhà tạo mẫu nổi tiếng chuyên thiết kế phục trang cho tầng lớp quý tộc và hoàng gia. Bộ phim lấy bối cảnh ở London vào thập niên 1950 sau Thế Chiến thứ II.

What do fashion insiders think of Phantom Thread? | Fashion | The Guardian

Mark Bridges, nhà thiết kế phục trang cho bộ phim, nhận định rằng phần thời trang của phim có thể là một thử thách, bởi Woodcock được mô tả như một nhà thiết kế đại tài với gu thời trang hoàn hảo. Ông đã phải chuyên tâm, đào sâu nghiên cứu về phần phục trang ở giai đoạn này. Ông không chỉ tham khảo những bộ sưu tập từ những tạp chí thời trang như Vogue hay Harper’s Bazaar, mà ông còn cất công đến nhiều bảo tàng để tham khảo về cách ăn vận của những thập niên 1950.

Resultado de imagen de phantom thread poster | Pink gowns, Costume design, Fashion

Nếu quan sát kỹ, có thể thấy được nhân vật Reynolds Woodcock được lấy cảm hứng từ rất nhiều nhà thiết kế nổi tiếng như Balenciaga hay Dior. Trong một phân cảnh, cách mà Woodcock dựng rập những mẫu thiết kế của mình giống hệt phong cách độc đáo của Balenciaga, nó cũng được phản ánh qua cách mà ông cắt từng thớ vải hoặc qua những đường khâu chỉnh chu, tạo nên những bộ váy lộng lẫy nhưng không kém phần tinh tế.

The Dresses in “Phantom Thread” Aren't as Jaw-Dropping as They Should Be - GARAGE

Những trang phục trong phim cũng mang đậm tinh thần quý tộc Anh, lịch lãm, sang trọng khi nhìn thoáng qua, nhưng ẩn sâu trong đó là sự mãnh liệt, đam mê được chôn giấu thật kỹ.

Breakfast at Tiffany’s (Bữa sáng ở Tiffany)

Breakfast at Tiffanys Movie Poster | Breakfast at tiffany's movie, Audrey hepburn breakfast at tiffanys, Breakfast at tiffany's poster

Audrey Hepburn và nhà thiết kế đại tài Hubert de Givenchy đã cùng hợp tác với nhau trong bộ phim của đạo diễn Blake Edward. Bộ phim Breakfast at Tiffany’s xoay quanh cuộc đời của cô gái gọi Holly Golightly (Audrey Hepburn). Tủ quần áo của cô là sự hòa quyện nhịp nhàng giữa vẻ nữ tính, thời trang và sự thanh lịch mang tính biểu tượng.

Audrey Hepburn's little black dress - CNN Style

Vào năm 1961, khi những chiếc váy đen bó sát cơ thể lên ngôi, Givenchy cũng đã thiết kế hai bộ váy đen cho bộ phim. Một trong số đó là chiếc váy đen satin xếp ly có dáng thẳng với phần lưng khoét sâu, kết hợp với đôi găng tay dài cũng bằng satin đen và chiếc kính đồi mồi hiệu Oliver Smith. Nữ chính, Holly Golightly cũng nhấn nhá thêm cho bộ trang phục bằng chuỗi vòng cổ ngọc trai Tiffany và phụ kiện tóc kim cương.

Audrey Hepburn's little black dress - CNN Style

Riccardo Tisci, giám đốc sáng tạo của Givenchy, nói về bộ váy: “Thời điểm đó là năm 1961 và bộ váy này nói lên tinh thần của thời kỳ đó. Phần trước dữ dội nhưng không kém phần thanh lịch; phần sau có đường viền cổ rất thú vị, một sự kết hợp nhịp nhàng giữa bản địa và dân Paris, một sự mượt mà hiếm có nhà thiết kế nào thời đó có được”.

Crazy Rich Asians (Giới siêu giàu châu Á)

Movies, Representation and Cultural Globalization – an auto-ethnography based on Crazy Rich Asians movie | Diem-Trang Vo

Crazy Rich Asians là bộ phim kể về tầng lớp thượng lưu châu Á cũng như lối sống xa xỉ đến mức khó tin của họ. Nhà thiết kế phục trang Mary Vogt đã rất khéo léo khi thiết kế một tủ đồ thời thượng phản ánh lối sống xa hoa của họ. Đạo diễn John M. Chu đã từng nói rằng: “Với tôi, trang phục thể hiện nhiều thứ mà chẳng cần dùng ngôn từ. Điều này rất quan trọng bởi nếu bạn không để ý, bạn sẽ bỏ lỡ rất nhiều chi tiết trong bộ phim này”.

The Fabulous Costumes of 'Crazy Rich Asians' Are Stacked With Dolce & Gabbana, Valentino and Lots of Asian Designers - Fashionista

Và lời nói của ông được khẳng định thông qua trang phục của những nhân vật chính. Từ bộ suit hai hàng khuy màu trắng của Nicholas Young (Henry Golding thủ vai) cho đến những bộ quần áo lấp lánh với hoạ tiết động vật của cô nàng Goh Pek Lin (Awkwafina thủ vai).

Crazy Rich Asians - Awkwafina, I love her! | Crazy rich asians, Crazy rich, Asian film

Trong phim, ấn tượng hơn cả có lẽ là khi nữ chính (Rachel Chu) xuất hiện với bộ váy đến từ thương hiệu Marchesa màu xanh nước biển nhạt. Bộ váy bồng bềnh, thanh nhã đính kèm hoa hồng cùng màu ở phần cổ và eo khiến nữ chính toát lên vẻ mong manh, mềm mại.

Crazy Rich Asians illustrates the rise and fall of Marchesa - Vox

Đặc biệt, ngoài việc sử dụng một số thương hiệu cao cấp từ nước ngoài như Valentino, Alexander McQueen hay Missoni, mục đích của bộ phim vẫn là để tôn vinh và quảng bá cho những nhà thiết kế địa phương. Chính vì vậy, phần lớn trang phục trong phim vẫn được thiết kế bởi những nhà mốt đến từ châu Á.

The Devil Wears Prada (Yêu nữ thích hàng hiệu)

the devil wears prada - The Devil Wears Prada bức ảnh (200553) - fanpop

Bộ phim xoay quanh cuộc sống của Andrea Sachs (Anne Hathaway), cô là trợ lý cho Miranda Priestly (Meryl Streep), bà hoàng quyền lực, tổng biên tập tạp chí Runway nức tiếng trong giới thời trang. Bộ phim cũng phác hoạ hành trình của Andrea, từ một cô gái không mấy để tâm đến cách ăn mặc thành một cô nàng sành điệu nhằm đứng vững trong thế giới thời trang khắc nghiệt. 

love love love | Наряды, Модные стили, Смешная мода

“Yêu nữ hàng hiệu” cũng là một bữa tiệc cho thị giác khi cho chúng ta tiếp cận toàn cảnh thế giới thời trang cùng những bộ sưu tập hàng hiệu lộng lẫy. Nhà tạo mẫu Patricia Field, đảm nhận phần phục trang cho phim, nói rằng cô đã phải nghiên cứu rất kỹ kịch bản cũng như vai diễn của nhân vật để chọn được những bộ quần áo phù hợp nhất với từng người.

utjecaj nametnuti čujan miranda devil wears prada costume - thehoneyscript.com

Đâu là bộ trang phục ấn tượng nhất? Andy mặc Chanel từ đầu đến chân khi cô quyết định nghiêm túc hơn với thời trang? Bà hoàng Miranda trong những mẫu áo khoác lông thể hiện quyền lực và địa vị của mình? Thật khó để quyết định. Chúng ta chỉ có thể biết rằng, sau 15 năm, bộ phim vẫn là kim chỉ nam cho những tín đồ thời trang bởi vô số bài học về phong cách mà nó mang lại.

Atonement (Chuộc lỗi)

Atonement (2007) - IMDb

Bộ phim xoay quanh câu chuyện tình yêu ngọt ngào nhưng không kém phần bi thương của cô tiểu thư Cecilia Tallis (Keira Knightley) và con trai của người phụ việc Robbie Turner (James McAvoy). Có một cảnh phim khi hai nhân vật chính gặp nhau trong thư viện và cảm xúc của họ bùng nổ sau một thời gian kìm nén. Về phần trang phục cho nữ chính Cecilia Tallis ở  phân cảnh này, đạo diễn Joe Wright có đúng ba yêu cầu cho nhà thiết kế phục trang Jacqueline Durran: cần phải nhẹ, có độ dài hợp lý và có tông màu xanh lá cây. Đó là ngày nóng nhất mùa hè, bộ váy cần phải được làm với chất liệu nhẹ, thoáng mát, hở vừa phải. Quan trọng hơn cả, nó phải có tông màu xanh lá cây, thể hiện cảm xúc ghen tị của Briony Tallis (Saoirse Ronan) khi thấy chị gái ruột ở bên người mà mình vẫn thầm thương trộm nhớ.

Atonement' 10th anniversary: The inside story on that iconic green dress | EW.com

Và chiếc váy xanh mang tính biểu tượng đó đã ra đời. Thời điểm sau khi bộ phim được công chiếu, chiếc váy đã được săn đón đến mức có những bản đúp được bán với giá 30000$.

Atonement' 10th anniversary: The inside story on that iconic green dress | EW.com

Jacqueline Durran đã nói rằng: Tôi không ảo tưởng rằng chiếc váy mà tôi thiết kế ra không phải một chiếc váy năm 1934 thực thụ. Đó là sự kết hợp của các yếu tố dưới một góc nhìn hiện đại. Bất cứ lúc nào bạn không lấy các yếu tố, sáng tạo và kết hợp chúng, bạn sẽ bị chệch ra khỏi khoảng thời gian chính xác. Nhưng mọi chi tiết bên trong chiếc váy đều có từ thời kỳ đó; nó chỉ được kết hợp lại theo một cách hiện đại. Tất nhiên là phần dây vai hẹp chạy từ đằng trước ra sau nhấn mạnh vào phần lưng trần hơn hầu hết các mẫu váy ở thập niên 30, mặc dù vào thời điểm đó, để hở vai và lưng đang là mốt”.

Pretty Woman (Người đàn bà đẹp)

Pretty Woman - Richard Gere Julia Roberts - Hollywood English Musical Movie Poster - Life Size Posters by Tim | Buy Posters, Frames, Canvas & Digital Art Prints | Small, Compact, Medium and Large Variants

Bộ phim của đạo diễn Gary Marshall là câu chuyện tình yêu giữa doanh nhân thành đạt Edward Lewis (Richard Gere) và cô gái gọi Vivian Ward (Julia Roberts) xinh đẹp. Marilyn Vance, nhà thiết kế phục trang cho bộ phim, đã khéo léo sử dụng tủ quần áo của cô này Vivan Ward như là một cách để miêu tả quá trình trưởng thành của nhân vật này.

Why Did We All Suddenly Start Dressing Like Julia Roberts In Pretty Woman? | Grazia

Vivan xuất hiện lần đầu tiên với vẻ ngoài phóng khoáng với bộ trang phục bó sát với lát cắt táo bạo ở phần eo. Cô kết hợp với đôi bốt cao cổ đen tô điểm cho vẻ ngoài cá tính của nhân vật này. Càng về sau, khi tiếp xúc và nảy sinh tình cảm với Lewis, trang phục của cô thanh lịch, sang trọng và tối giản hơn nhiều so với trước đây. Khi đồng hành cùng Lewis đến buổi hát Opera, Vivian đã mặc một bộ váy đỏ hở vai với phần cổ được khoét hình chữ V tô điểm phần eo của cô. Cô kết hợp với một đôi găng tay trắng dài trang nhã, kèm theo vòng cổ lấp lánh. Có thể nói rằng, khi nhìn vào hình ảnh Vivian lúc này, người ta chỉ có thể liên tưởng đến hình ảnh một cô nàng thuộc giới thượng lưu, chứ không thể liên hệ đến hình ảnh cô gái gọi trước đây.

THE STORY OF PRETTY WOMAN 'S RED, ACTUALLY BLACK DRESS • MVC Magazine

Kingsman: The secret service (Mật vụ Kingsman)

KINGSMAN THE SECRET SERVICE MOVIE POSTER PRINT APPROX SIZE 11X8 INCHES: Amazon.co.uk: Kitchen & Home

Kingsman: The Secret Service là một bộ phim hành động của đạo diễn Matthew Vaughn, bộ phim kể về một tổ chức điệp viên có “trụ sở” nằm tại một cửa hàng may suit dành cho giới quý tộc Anh. Nhà thiết kế phục trang Ariane Phillips đã hợp tác với những hãng thời trang cổ điển của Anh như Turnbull & Asser và Cutler & Gross để cho ra đời những bộ suit hợp thời và đúng chất quý ông bảnh bao, lịch lãm.

Colin Firth wearing Black Vertical Striped Suit, White Dress Shirt, Black Leather Oxford Shoes, Navy and White Vertical Striped Tie | Kingsman suits, Mens fashion, Kingsman

Điểm nổi bật về trang phục trong bộ phim là những bộ suit hai hàng khuy với phần ve áo xếch, hơi bó ở phần eo với hai đường xẻ tà khiến cho chuyển động của nhân vật được dễ dàng hơn. Ngoài ra, các bộ suit thường có gam màu tối với những họa tiết sọc chìm, thể hiện tính chất nghiêm túc của công việc cũng như quyền lực của những điệp viên Kingsman. Trong phim, nhân vật Harry Hard (Colin Firth) có nói một câu khẳng định tầm quan trọng của thời trang trong phim: “Bộ suit là chiếc áo giáp của những quý ông hiện đại, và những đặc vụ Kingsman chính là những chiến binh thế hệ mới“.

Secret Agent Style: The Clothes That Make the Spies in Kingsman: The Golden Circle | Vanity Fair

 

Thực hiện: Nhi Nguyễn

Chú thích:

  1. Trophy wife: Những cô vợ trẻ, đẹp của những quý ông giàu có, họ thường chỉ có một mục đích duy nhất là đi theo chồng để “trưng bày” và làm nổi bật chồng.
  2. Robe de style: Những bộ váy phổ biến của thập niên 20, thay thế cho những bộ váy chemise cắt thẳng, hạ eo (drop waist) và phần thân dưới rộng, bồnh